Thơ

Quân tàu cướp đảo nước ta
Houston họp khẩn phô trương bất bình

Nguyễn Công Bằng vị tình dân tộc
Đảng Vì Dân đại diện công khai
Nhận lời anh Huỳnh Quốc Văn-
Diễn đàn mở hội nghiêm trang thuyết trình

Buổi bắt đầu ông dùng cổ hịch
Lý Thường Kiệt bút tích năm xưa
Nước Nam định tại thiên thư
Ngàn sau dân Việt an cư lẽ hằng

Phần thứ nhất qúa trình xâm lấn
Của tặc tàu qua nước Nam ta
Một-Ngàn-Bảy-Chín đến nay (1979)
Đất tan biển mất chết bao nhiêu người

Ngày hăm-sáu tháng hai Bảy-Chín (26-02-1979)
Tàu tấn công sáu tỉnh bắc phần
Vạn người dân Việt thương vong
Điểm cao chiến lược chúng gôm cả về

Ngày mười-ba tháng ba, Tám-Tám (13-03-1988)
Bảy tàu giặc tại đảo Gạc-Ma
Đánh hai chiến hạm nước ta
Sáu-Tư (64) người chết bắt đi chín người

Ba-mươi tháng mười-hai, chín-chín (30-12-1999)
Giặc ép ký “Hiệp Ước Về Biên-
Giới Đường Bộ” giữa Việt-Trung
Chín trăm cây số vuông xung đất tàu (900 km2)

Năm hai ngàn hăm-lăm tháng Chạp (25-12-2000)
Giặc ép đảng ký thêm “Hiệp Ước-
Phân Định Vịnh Bắc Bộ” xong
Vạn mốt cây số vuông xung biển tàu (10100 km2)

Hai-Lẻ-Năm tháng Giêng mùng tám (08-01-2005)
Hai tàu Việt đánh cá biển ta
Quân tàu bắn giết dã man
Chín người tắt thở tám đem về tàu

Hai-lẻ-bảy mùng chín tháng bảy (09-07-2007)
Ngư dân Việt thả lưới Trường Sa
Hải quân Trung Cộng bắn qua
Dân mình lớp chết lớp thương tích nhiều

Hai-lẻ-Bảy mùng mười tháng tám (10-08-2007)
Tàu mở tua du lịch Trường Sa
Công khai tiếm dụng biển ta
Một hình thức đáng kêu là… “trộm rươi”

Ngày mùng hai tháng Chạp lẻ-bảy. (02-12-2007)
Sau chuổi dài thô bạo xâm lăng
Lần này lập huyện Tam Sa
Hoàng, Trường hai đảo không tha đảo nào

Kể từ lúc Bảy-Lăm tính tới (1975)
Một-Lẻ-Hai đảo thuộc nước ta (102)
Đến hai-lẻ-bảy ối…a! (2007)
Chỉ còn hăm-mốt đảo gà cũng chê

Phần thứ hai chứng minh “Thuận Lý”
Về lịch sử chủ quyền Việt Nam
Trên Hoàng Sa và Trường Sa
Cho dân toàn thể năm châu rõ ràng

Từ một-chín-lẻ-chín về trước(1909)
Bản đồ tàu ngưng tại Hải Nam
Có đâu Tây Sa Nam Sa
Giờ đây chúng lại lấn qua chiếm càn

Năm một-tám-mười-Hai thời trước (1812)
Vua Gia Long tuyên bố chủ quyền
Hoàng Sa thiết lập quân khu
Thăm dò nguyên liệu thuế thu tháng ngày

Từ một-chín-năm-tư tính đến (1954)
Năm bảy-lăm Trung Cộng nín thinh (1975)
Bởi vì mãnh lực miền nam
Đến khi miền bắc chiếm nam tàu ùa

Phạm Văn Đồng xu thời cống nước
Chu Ân Lai xấc xược chun vào
Công ước quốc tế chiếu theo
Giặc tàu cưỡng chiếm … “nước nghèo anh em”

Trong văn khố Việt Nam, quốc tế
Nhiều chứng từ lịch sử đã nghi
Quân sự hành chánh thực thi
Hoàng, Trường sa đảo đã là Việt Nam

San-Fran-cis-cô đại hội nghị
Tất cả toàn năm-mốt quốc gia (51)
Đồng thanh chấp nhận Hoàng Sa
Thuộc vùng lãnh hải nước ta vậy mà

Phần thứ ba tính chất pháp lý-
Quốc tế về chủ quyền Việt Nam
Trên hai quần đảo Hoàng Trường
Không ai xâm phạm chủ quyền của ai

Căn cứ vào Việt, Tây, Trung sử
Căn cứ vào nghị quyết toàn cầu (26/25)
Việt Nam quyền xác định rằng
Hoàng Trường quần đảo đã thành của ta

Phần thứ bốn thuyết ta phản ứng
Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam
Hò ơ….hời hợt…..hèn ươn
Khác chi thái giám khum lưng buổi chầu

Phần thứ năm thuyết trong ngoài nước
Người Việt ta nhiệt huyết sục sôi
Hàng trăm nam nữ sinh viên
Noi gương bà Triệu bà Trưng phất cờ

Phần thứ sáu thuyết về Trung tặc
Thái độ đầy xấc xược ác tham
Tần Cương-Hán cẩu ngoại giao
Ngang tàn trơ tráo thao thao biện xằng

Phần thứ bảy dân ta cần có
Thái độ đầy đức độ khiêm cung
Dĩ hòa vi quí viên dung
Việt Trung dân tộc bác khuôn sách tàu

Phần thứ tám hành động cần có
Thành lập ra đặc trách ủy ban
Bài trừ Thế Vận phẩm hàng
Năm châu đoàn kết sẵn sàng đấu tranh

Chương kết luận chân thành kêu gọi
Sẵn sàng tuôn dòng máu ngàn xưa
Dù cho tàu tặc chẳng vừa
Con dân nước Việt không chừa một tên

Hoàng Sa là của Việt Nam
Trường Sa cũng của Việt Nam muôn đời.

San Jose Jan. 08, 2008
Tâm Thơ
Nhóm Văn Thơ Lạc Việt

Các tác phẩm khác

Bông hoa rừng Lượt xem: 50780
06/01/2015 16:03
Tặng Đoàn Phú Tứ

Trèo lên trên đỉnh non cao
Nghe lời chim gọi, gió dào dạt thưa...
Bỗng đâu gặp gỡ tình cờ,
Cô nàng cao váy ỡm-ờ đứng trông,

Nhớ rừng Lượt xem: 27748
06/01/2015 16:02
Tặng Nguyễn Tường Tam
(Lời con Hổ ở vườn Bách thú)

Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé riễu oai linh rừng thẳm

Giây phút chạnh lòng Lượt xem: 26791
06/01/2015 16:01
Tặng tác giả Đoạn tuyệt

“Anh đi đường anh, tôi đường tôi
Tình nghĩa đôi ta có thế thôi
Đã quyết không mong sum họp mãi
Bận lòng chi nữa lúc chia phôi?

Gặp cô đầu cũ Lượt xem: 40537
28/12/2014 14:30
Hồng, Hồng, Tuyết, Tuyết
Mới ngày nào còn chửa biết chi chi
Mười lăm năm thấm thoát có xa gì !
Chợt ngoảnh lại, đã đến kỳ tơ liêu

Gặp người cũ Lượt xem: 41861
28/12/2014 14:28
Hốt ức lục thất niên tiền sự(1)
Nợ phong lưu chưa trả hương nguyền
Ðến bây giờ gặp lại người quen
Nỗi lưu lạc, sự ghét ghen là thế thế

Gặp đào Hồng đào Tuyết Lượt xem: 25563
28/12/2014 14:27
Ngày xưa Tuyết muốn lấy ông
Ông chê Tuyết bé, Tuyết không biết gì
Bây giờ Tuyết đã đến thì
Ông muốn lấy Tuyết, Tuyết chê ông già

Dương Khuê (1839-1902) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 27525
28/12/2014 14:21
Dương Khuê (楊奎, 1839-1902), tự: Giới Nhu, hiệu Vân Trì; là quan nhà Nguyễn, và là nhà thơ Việt Nam ở thế kỷ 19.
Dương Khuê là người ở làng Vân Đình, huyện Sơn Minh, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông (nay thuộc thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội).
Dương Khuê mất ngày 6 tháng Ba năm Nhâm Dần (1902).

Trần Hữu Nghiễm (1953-2000) - Tiểu sử và sự nghiệp Lượt xem: 20919
27/12/2014 14:23
Trần Hữu Nghiễm, sinh năm: 1953, tại Quảng Điền - Thừa Thiên- Huế.
Vào Tây Ninh dạy học ở Hòa Thành một thời gian, sau đó về Cà Mau sinh sống và ngày 30/09/2000 mất tại đây vì bạo bệnh.

Trịnh Công Sơn (1939-2001) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 21494
27/12/2014 14:22
Trịnh Công Sơn (28 tháng 2 năm 1939 – 1 tháng 4 năm 2001), được coi như một trong những nhạc sĩ lớn nhất của Tân nhạc Việt Nam với nhiều tác phẩm rất phổ biến.
Ông quê ở làng Minh Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế
Cuối đời, ông bị bệnh gan, thận và tiểu đường. Ông mất tại Thành phố Hồ Chí Minh vì bệnh tiểu đường lúc 12giờ45 ngày 1 tháng 4 năm 2001 (tức ngày 8 tháng 3 năm Tân Tỵ)

Trần Hậu - Tiểu sử và sự nghiệp Lượt xem: 17902
27/12/2014 14:22
Nhà thơ TRẦN HẬU, quê quán: Xuân Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Leningrad- LB Nga, 1978. Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội. Công tác tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
Trần Hậu được biết tới trên báo chí nhiều năm qua như một dịch giả tiếng Nga, một người giới thiệu văn hóa Nga đầy tin cậy với bạn đọc báo chí Việt. Nhưng anh cũng còn là một người-làm-thơ. Và tập sách đầu tiên anh xuất bản, là tập thơ "Xôn xao điều giản dị", do NXB Văn học ấn hành. Trân trọng gửi tới quý vị lời giới thiệu của tiến sĩ ngữ văn Nguyễn Huy Hoàng, người Việt ở Liên bang Nga về tập thơ này.

Hiển thị 101 - 110 tin trong 2301 kết quả