nguồn : http://vi.wikipedia.org
Hoàng Phủ Ngọc Tường (sinh năm 1937) là một nhà văn của Việt Nam.
Ông sinh ngày 9 tháng 9 năm 1937, tại thành phố Huế, nhưng quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
Sau khi học hết bậc trung học ở Huế, ông lần lượt trải qua:
-Năm 1960: tốt nghiệp khóa I ban Việt Hán, Đại học Sư phạm Sài Gòn.
-Năm 1964, nhận bằng Cử nhân triết Đại học Văn khoa Huế.
-Năm 1960-1966: dạy tại trường Quốc Học Huế.
-Năm 1966-1975: thoát ly lên chiến khu, tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ bằng hoạt động văn nghệ.
-Năm 1978: được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam.
Ông từng là Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên-Huế, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt.
Năm 2007, ông được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, cùng đợt với vợ là nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.[1]
Hiện nay (2012), nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và vợ đang cư ngụ tại Thành phố Hồ Chí Minh[2].
- Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, 1980.
- Tặng thưởng Văn học Ủy ban toàn quốc LH các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, 1999, 2008.
- Giải A giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô (1998-2003).
- Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, 2007.[3].
Thể loại bút ký:
Thể loại thơ:
Thể loại nhàn đàm:
Tuyển tập:
Đánh giá chung về sự nghiệp văn chương của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sách Ngữ văn 12 có đoạn viết:
Trích thêm ý kiến của người trong giới:
|
|
Và một đoạn bút ký:
Nhiều người cho rằng Hoàng Phủ Ngọc Tường, cùng em trai là Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Đắc Xuân tham gia vào vụ tàn sát chôn sống nhiều người dân Huế dịp Tết Mậu Thân năm 1968. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân khẳng định là trong suốt thời gian chiến dịch, Hoàng Phủ Ngọc Tường ở chiến khu tại địa đạo Khe Trái trong vùng núi phía tây huyện Hương Trà để làm công việc của Mặt trận Giải phóng, cho nên chuyện Hoàng Phủ Ngọc Tường tham gia tàn sát là điều bịa đặt. Theo Nguyễn Đắc Xuân, nguyên nhân của những thông tin này là do nhóm Tường - Phan - Xuân xuất thân là những sinh viên theo đạo Phật tham gia chống chính quyền Ngô Đình Diệm và các chính quyền thân Mỹ của Việt Nam Cộng hòa, sau đó thoát ly tham gia cuộc chiến chống Mỹ trong Mặt trận Giải phóng, chính điều này đã khiến các nhóm tôn giáo thân Diệm, các nhóm chính trị chống Cộng cực đoan và những người có quyền lợi bị ảnh hưởng thù ghét họ và dựng nên những thông tin nhằm bôi xấu bộ ba Tường - Phan - Xuân. Còn Hoàng Phủ Ngọc Tường kể rằng vào ngày diễn ra chiến dịch Mậu Thân, ông đã có mặt ở sở chỉ huy tiền phương để chờ nhiệm vụ nhưng sau đó cấp trên yêu cầu trì hoãn việc vào Huế vì tình hình phức tạp và cuối cùng ông Tường cũng không thể có mặt ở thành phố Huế.[13].
Tuy nhiên trong 1 video nói về thảm sát Mậu Thân Huế, Hoàng Phủ Ngọc Tường lại xác nhận với báo chí nước ngoài là có ở Huế. Các bạn có thể xem link.
https://www.youtube.com/watch?v=MaNr16RDrzQ
Không hiểu sao đến giờ vẫn có những kẻ xấu miệng cứ tìm cách buộc chặt tôi vào "vụ" Mậu Thân Huế. Đúng Mậu Thân đã trở thành một bi kịch đời tôi! Tôi đành xem họ như những kẻ vu khống bẩn thỉu, thế thôi ! — Hoàng Phủ Ngọc Tường, [13]
Lời thơ - lời sấm
Lượt xem: 22933
20/12/2014 16:38
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585)
Biển xanh thành nương dâu
thơ báo trước việc đời năm thế kỷ
thiên chức nhà thơ với cõi trần đến thế
hành tinh này còn có ở nơi đâu?
Đá vọng phu
Lượt xem: 32079
20/12/2014 16:37
Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748)
Mỗi chinh phụ, một câu thơ hóa đá
hồn vọng phu còn tỏa khói sương
trăm năm hào kiệt phi xương
lệ rơi thấm giấy dễ thường chưa khô!
Mảnh tình riêng ấy
Lượt xem: 26367
20/12/2014 16:37
Bà Huyện Thanh Quan (1755-...)
Đi giữa nước nhà còn nhớ nước
phải đâu khắc khoải cuốc kêu trăng!
Thì ra chả cứ là xa khuất
khi mình lại nhớ chính mình chăng?
Mượn sóng Tiền Đường
Lượt xem: 24043
20/12/2014 16:36
Nguyễn Du (1765 - 1810)
Quê nhà nào thiếu gì sông nước
chẳng thiếu dòng sâu máu cuộn ngầu
sao không là sông Lam, sông Hương
sông nước mắt
phải mượn Tiền Đường gửi nỗi đau!
Tuần rằm
Lượt xem: 20439
20/12/2014 16:35
xin nhớ kiêng thơ chị...
Hồ Xuân Hương (1768- ...?)
Thiếu nữ ngủ ngày quên chốt cửa
bao nhiêu quân tử bước dùng dằng
hữu hình ba góc, vô hình gió
mát mặt anh hùng đến thế chăng ?
Công chúa Ai Tư
Lượt xem: 27820
20/12/2014 16:33
Lê Ngọc Hân (1770-1799)
Tài hoa cung cấm gập ghềnh
long đong gấm lụa, lênh đênh kiệu vàng
trông vời một chiếc thuyền nan
cảm thương quê mẹ chưa lần về thăm.
Chín tầng mây còn thấp
Lượt xem: 25380
20/12/2014 16:26
Cao Bá Quát (1809 - 1855)
Chấm muội đèn chữa câu phạm húy
Cái roi song xóa mộng công danh
văn chưng một thuở "vô Tiền Hán"
cùm khóa chân, nghiên bút tan tành.
Dù đui mà giữ đạo nhà
Lượt xem: 17270
20/12/2014 16:26
Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888)
Ngả đường nào cũng mịt mù đen đặc
ông đi
tìm nghĩa sĩ tế linh nơi Cần Giuộc
kiếm ngư tiều trị bịnh xứ Ba Tri
Thu thanh đạm
Lượt xem: 28203
20/12/2014 16:24
Nguyễn Khuyến (1835 - 1909)
Ngõ trúc xanh hơn từ độ ấy
ao làng thẳm lặng một tờ thư
thuyền câu muốn gửi câu thơ cổ
chẳng biết bao giờ mới tới thu?
Chúc người chúc tết
Lượt xem: 17329
20/12/2014 16:23
Tú Xương (1870 - 1907)
Lẳng lặng mà nghe tôi chúc ông
từ ngày ông chán cảnh người đông
ung dung thượng giới trời mây dạo
lều chõng long đong hết bận lòng.
Hiển thị 381 - 390 tin trong 2209 kết quả