Thơ

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Hoàng Phủ Ngọc Tường (sinh năm 1937) là một nhà văn của Việt Nam.

Tiểu sử sơ lược

Ông sinh ngày 9 tháng 9 năm 1937, tại thành phố Huế, nhưng quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Sau khi học hết bậc trung học ở Huế, ông lần lượt trải qua:

-Năm 1960: tốt nghiệp khóa I ban Việt Hán, Đại học Sư phạm Sài Gòn.

-Năm 1964, nhận bằng Cử nhân triết Đại học Văn khoa Huế.

-Năm 1960-1966: dạy tại trường Quốc Học Huế.

-Năm 1966-1975: thoát ly lên chiến khu, tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ bằng hoạt động văn nghệ.

-Năm 1978: được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam.

Ông từng là Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên-Huế, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt.

Năm 2007, ông được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, cùng đợt với vợ là nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.[1]

Hiện nay (2012), nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và vợ đang cư ngụ tại Thành phố Hồ Chí Minh[2].

Giải thưởng

- Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, 1980.

- Tặng thưởng Văn học Ủy ban toàn quốc LH các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, 1999, 2008.

- Giải A giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô (1998-2003).

- Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, 2007.[3].

Tác phẩm

Thể loại bút ký:

  • Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1971).
  • Rất nhiều ánh lửa (1979, Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam 1980-1981)
  • Ai đã đặt tên cho dòng sông, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế (1984)
  • Bản di chúc của cỏ lau (truyện ký, 1984)
  • Hoa trái quanh tôi (1995)
  • Huế - di tích và con người (1995)
  • Ngọn núi ảo ảnh (2000)
  • Trong mắt tôi (bút ký phê bình, 2001)
  • Rượu hồng đào chưa uống đã say (truyện ký, 2001)
  • Trịnh Công Sơn và cây đàn lya của hoàng tử bé (bút ký văn hóa, 2005)
  • Miền cỏ thơm (2007)
  • Ai đã đặt tên cho dòng sông. Tinh tuyển bút ký hay nhất, Nxb Hội nhà văn, 2010

Thể loại thơ:

  • Những dấu chân qua thành phố (1976)
  • Người hái phù dung (1992)

Thể loại nhàn đàm:

  • Nhàn đàm, Nxb Trẻ, 1997
  • Người ham chơi, Nxb Thuận Hóa, 1998
  • Miền gái đẹp, Nxb Thuận Hóa, 2001 (Tặng thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam 2001)

Tuyển tập:

  • Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường, 4 tập, Nxb Trẻ, 2002

Nghiệp văn chương

Đánh giá chung về sự nghiệp văn chương của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sách Ngữ văn 12 có đoạn viết:

Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn chuyên về bút kí. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí...Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa[4].

Trích thêm ý kiến của người trong giới:

Ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường có "rất nhiều ánh lửa"[5].
Trong một cuốn sách gần đây của anh, viết và in ngay giữa những ngày anh đang vật lộn với cơn bệnh nặng-chứng tỏ ở anh một đức tính dũng cảm và một nghị lực phi thường của một người lao động nghệ thuật-anh tự coi mình là "người ham chơi". Quả thật, anh là một người ham sống đến mê mải, sống và đi, đi để được sống, với đất nước, với nhân dân, với con người, đi say mê và say mê viết về họ...[6]
Hoàng Phủ Ngọc Tường có một phong cách viết bút ký văn học của riêng mình. Thế mạnh của ông là tri thức văn học, triết học, lịch sử, địa lý sâu và rộng, gần như đụng đến vấn đề gì, ở thời điểm nào và ở đâu thì ông vẫn có thể tung hoành thoải mái ngòi bút được...[7]
  • Nhà thơ Ngô Minh:
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong số rất ít nhà văn viết bút ký nổi tiếng ở nước ta vài chục năm nay. Bút ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường hấp dẫn người đọc ở tấm lòng nhân văn sâu sắc, trí tuệ uyên bác và chất Huế thơ huyền hoặc, quyến rũ. Đó là những trang viết tài hoa, tài tử, tài tình...Thực ra, bút ký Hoàng Phủ Ngọc Tường chính là những áng thơ văn xuôi cuốn hút người đọc...thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường là vẻ đẹp của nỗi buồn hoài niệm, những day dứt triết học, từ sâu thẳm thời gian, sâu thẳm đất đai vọng lên trong tâm khảm người đọc. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cho rằng thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường thấm đẫm "triết học về cái chết...thơ anh buồn mỗi nỗi buồn đứt ruột...Đấy là thơ của cõi âm"... Đó là một nhận xét xác đáng[8].
  • Trên Website vnexpress:
Dường như trong suốt cuộc đời mình, Hoàng Phủ Ngọc Tường bị ám ảnh bởi hoa. Điều đó, dù cuộc đời lận đận những ngày tù cộng với những năm tháng bôn ba khắc nghiệt của chiến tranh vẫn không tước đoạt nổi của ông...Ông viết rất nhiều về hoa và đặc biệt, ông bị ám ảnh bởi sắc diện phù dung. [9].

Trích sáng tác

Có một buổi chiều nào như chiều xưa
Anh về trên cát nóng
Đường dài vành môi khát bỏng
Em đến dịu dàng như một cơn mưa.
...
Có buổi chiều nào người bỏ vui chơi
Cho tôi chiếc hôn nồng cháy
Nỗi đau bắt đầu từ đấy
Ngọt ngào như trái nho tươi.
Có buổi chiều nào mộng mị vây quanh
Nửa vành mi cong hờn dỗi
Em xõa muộn sầu trên gối
Rối bời như mớ tơ xanh.
Có buổi chiều nào hình như chưa nguôi
Vầng trăng sáng màu vĩnh viễn
Em có lời thề dâng hiến
Cho anh trọn một đời người.
Có buổi chiều nào như chiều nay
Căn phòng anh bóng tối dâng đầy
Anh lặng thầm như là cái bóng
Hoa tàn một mình em không hay.
(trích Dạ Khúc) [10]

Và một đoạn bút ký:

...Tôi có đi thăm mộ cụ Hoàng Diệu ở giữa cánh đồng Xuân Đài. Mộ không bề thế như tôi tưởng, còn quá nhỏ so với lăng mộ của những viên quan lớn vô tích sự trên triều đình Huế mà tôi vẫn thường thấy. Mộ là một nắm vôi khô nằm vùi giữa đồng cỏ voi, xa khu dân cư nên trong chiến tranh thoát khỏi bị xe Mỹ càn ủi.
Đúng một trăm năm sau ngày Hoàng Diệu tuẫn tiết, xã đã trùng tu lại nơi yên nghỉ của cụ, quy cách khiêm tốn như nó vốn thế. Tường lăng sơn trắng phơn phớt hồng nỗi lên màu lá xanh, bát ngát và trong sáng, đúng là giấc ngủ của người anh hùng.
Người sinh ra ở gò Nổi để chết dưới chân thành Hà Nội, xương thịt trở về với đất làng mà chính khí vang động sử sách,"trời cao bể rộng đất dày-núi Nùng sông Nhị chốn này làm ghi".
Trước mặt người ta đọc thấy cặp câu đối viếng của Tôn Thất Thuyết: "Nhất tử thành danh, tự cổ anh hùng phi sở nguyện/ Bình sinh trung nghĩa, đương niên đại cuộc khả vô tâm" (Lấy cái chết để thành tên tuổi, xưa nay người anh hùng đâu muốn thế/ Một thời trung nghĩa lòng không thể hổ thẹn khi nhìn đai cuộc ngày nay)...
Hồi nhỏ nhà nghèo, mẹ chăn tằm dệt lụa nuôi con ăn học. Hoàng Diệu lớn lên bằng tuổi trẻ gian khổ ở làng quê, buổi sáng sớm đi học chỉ súc miệng và nhịn đói, trưa về ăn một chén bắp nấu đậu, đến tối cả nhà chia mỗi người một bát cơm. Ngày nghe tin chồng tuẫn tiết, bà Hoàng Diệu đang cuốc cỏ lá de, ngất xỉu ngay trên bờ ruộng.
Làm quan Tổng đốc mà nhà còn nghèo đến thế, huống là nhà dân!...[11]

Gia đình

Tranh cãi Hoàng Phủ Ngọc Tường có nhúng tay tàn sát dân Huế

Nhiều người cho rằng Hoàng Phủ Ngọc Tường, cùng em trai là Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Đắc Xuân tham gia vào vụ tàn sát chôn sống nhiều người dân Huế dịp Tết Mậu Thân năm 1968. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân khẳng định là trong suốt thời gian chiến dịch, Hoàng Phủ Ngọc Tường ở chiến khu tại địa đạo Khe Trái trong vùng núi phía tây huyện Hương Trà để làm công việc của Mặt trận Giải phóng, cho nên chuyện Hoàng Phủ Ngọc Tường tham gia tàn sát là điều bịa đặt. Theo Nguyễn Đắc Xuân, nguyên nhân của những thông tin này là do nhóm Tường - Phan - Xuân xuất thân là những sinh viên theo đạo Phật tham gia chống chính quyền Ngô Đình Diệm và các chính quyền thân Mỹ của Việt Nam Cộng hòa, sau đó thoát ly tham gia cuộc chiến chống Mỹ trong Mặt trận Giải phóng, chính điều này đã khiến các nhóm tôn giáo thân Diệm, các nhóm chính trị chống Cộng cực đoan và những người có quyền lợi bị ảnh hưởng thù ghét họ và dựng nên những thông tin nhằm bôi xấu bộ ba Tường - Phan - Xuân. Còn Hoàng Phủ Ngọc Tường kể rằng vào ngày diễn ra chiến dịch Mậu Thân, ông đã có mặt ở sở chỉ huy tiền phương để chờ nhiệm vụ nhưng sau đó cấp trên yêu cầu trì hoãn việc vào Huế vì tình hình phức tạp và cuối cùng ông Tường cũng không thể có mặt ở thành phố Huế.[13].

Tuy nhiên trong 1 video nói về thảm sát Mậu Thân Huế, Hoàng Phủ Ngọc Tường lại xác nhận với báo chí nước ngoài là có ở Huế. Các bạn có thể xem link.

https://www.youtube.com/watch?v=MaNr16RDrzQ

Không hiểu sao đến giờ vẫn có những kẻ xấu miệng cứ tìm cách buộc chặt tôi vào "vụ" Mậu Thân Huế. Đúng Mậu Thân đã trở thành một bi kịch đời tôi! Tôi đành xem họ như những kẻ vu khống bẩn thỉu, thế thôi ! — Hoàng Phủ Ngọc Tường, [13]

chú thích

Các tác phẩm khác

Tản Đà (1889-1939) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 28250
22/12/2014 10:45
Tản Đà (chữ Hán: 傘沱, sinh ngày 19 tháng 5 năm 1889 - mất ngày 7 tháng 6 năm 1939[1]) tên thật Nguyễn Khắc Hiếu (阮克孝), là một nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Bút danh Tản Đà của ông là tên ghép giữa núi Tản Viên và sông Đà, quê hương ông.

Ngô Tất Tố (1894-1954) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 30119
22/12/2014 10:44
Ngô Tất Tố (1894 – 20 tháng 4 năm 1954) là một nhà văn, nhà báo, nhà Nho học và nhà nghiên cứu có ảnh hưởng ở Việt Nam giai đoạn trước 1954.
Ngô Tất Tố sinh năm 1893 mất năm 1954 ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội).

Khái Hưng (1896-1947) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 22769
22/12/2014 10:44
Khái Hưng (1896 - 1947) là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng. Cùng với Nhất Linh, ông là cây bút chính của Tự Lực Văn Đoàn.
Khái Hưng tên thật là Trần Khánh Giư. Bút danh Khái Hưng của ông được ghép từ các chữ cái của tên Khánh Giư.
Ông sinh năm 1896, xuất thân trong một gia đình quan lại ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Dương, nay thuộc Hải Phòng. Một số tài liệu ghi ông sinh năm 1897.[1]. Thân phụ ông giữ chức Tuần phủ. Cha vợ ông là Lê Văn Đinh cũng giữ chức Tổng đốc Bắc Ninh. Em ruột ông là nhà văn Trần Tiêu.
Khái Hưng mất năm 1947.

Hoàng Ngọc Phách (1896-1973) - Tiểu sử và sự nghiệp Lượt xem: 20676
22/12/2014 10:44
Nhà văn Hoàng Ngọc Phách, (1896 - 1973) là tác giả tiểu thuyết Tố tâm, được đánh giá là một trong những tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của Việt Nam, tác phẩm đã được giáo sư Michele Sullivan và Emmanuel Lê Ốc Mạch dịch sang tiếng Pháp.

Đặng Thai Mai (1902-1984) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 23432
22/12/2014 10:44
Đặng Thai Mai (1902-1984), còn được biết đến dưới tên gọi Đặng Thái Mai và những bút danh Thanh Tuyền, Thanh Bình. Ông là giáo sư, nhà giáo, nhà văn, nhà phê bình văn học Việt Nam; và nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam.

Nguyễn Công Hoan (1903-1977) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 22460
22/12/2014 10:43
Nguyễn Công Hoan (6 tháng 3 năm 1903 tại Hưng Yên - 6 tháng 6 năm 1977 tại Hà Nội) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam.
Nguyễn Công Hoan quê ở làng Xuân Cầu, tổng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). Ông sinh trong một gia đình quan lại xuất thân Nho học thất thế. Trong gia đình, từ nhỏ Nguyễn Công Hoan đã được nghe và thuộc rất nhiều câu thơ, câu đối và những giai thoại có tính chất trào lộng, châm biếm, đả kích tầng lớp quan lại. Điều đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách văn chương của ông sau này.

Thế Lữ (1907-1989) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 21661
22/12/2014 10:43
Thế Lữ (6 tháng 10 năm 1907 – 3 tháng 6 năm 1989) là nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam. Thế Lữ nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, với những tác phẩm Thơ mới, đặc biệt là bài Nhớ rừng, cùng những tác phẩm văn xuôi, tiêu biểu là tập truyện Vàng và máu (1934). Trở thành thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn kể từ khi mới thành lập (1934), ông hầu hết hoạt động sáng tác văn chương trong thời gian là thành viên của nhóm, đồng thời cũng đảm nhận vai trò một nhà báo, nhà phê bình, biên tập viên mẫn cán của các tờ báo Phong hóa và Ngày nay.

Hoài Thanh (1909-1982) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 18893
22/12/2014 10:43
Hoài Thanh (1909 - 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế, đã đóng góp công lớn về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20. Tác phẩm bất hủ Thi nhân Việt Nam do ông và em trai (Nguyễn Đức Phiên - bút danh Hoài Chân) viết đã đưa tác giả lên vị trí cao, xứng tầm một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Nguyễn Tuân (1910-1987) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 29565
22/12/2014 10:42
Nguyễn Tuân (10 tháng 7 năm 1910 – 28 tháng 7 năm 1987) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. Sách giáo khoa hiện hành xếp ông vào một trong 9 tác gia tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Ông viết văn với một phong cách tài hoa uyên bác và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng tiếng Việt. Hà Nội có một con đường mang tên ông.
Nguyễn Tuân sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 ở phố Hàng Bạc, Hà Nội, quê ở thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (tên nôm là làng Mọc), nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.[1][2] Ông trưởng thành trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.
Nguyễn Tuân mất tại Hà Nội vào năm 1987, để lại một sự nghiệp văn học phong phú với những trang viết độc đáo và tài hoa

Tú Mỡ (1900-1976) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 23118
22/12/2014 10:42
Tú Mỡ[1], tên thật: Hồ Trọng Hiếu (1900-1976), là một nhà thơ trào phúng Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu văn học, thì với gần nửa thế kỷ cầm bút bền bỉ, ông đã có những đóng góp đáng kể đối với sự phát triển của thơ ca[2], đặc biệt về mặt thơ trào phúng, thời nào ông cũng là bậc thầy.[3]

Hiển thị 51 - 60 tin trong 2209 kết quả