Thơ

nguồn : http://vi.wikipedia.org

xem thêm : tác phẩm - nhị độ mai

Tiểu sử

Hoàng Ngọc Phách, tên huý là Tước, ông còn có bút hiệu Song An, sinh năm 1896, quê ở làng Đông Thái, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Xuất thân trong một gia đình có truyền thống hiếu học, yêu nước, cha ông từng tham gia phong trào Cần Vương. Thuở nhỏ, ông theo học chữ Hán rồi học trường Pháp Việt. Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Tiểu học ở Vinh, ông ra học Trường Bưởi, Hà Nội.

Khiếu văn chương của ông cũng được bộc lộ từ sớm. Năm 1916 khi mới học xong năm thứ hai trường Bưởi, Hoàng Ngọc Phách đã trúng giải 8 trong 20 giải của cuộc thi thơ do Ban Quản trị rạp Sán Nhiên Đài tổ chức. Cũng trong thời gian học ở trường Bưởi, ông tham gia và chỉ đạo các phong trào bãi khóa, thành lập Hội Học sinh tương tế chống bọn giám thị khinh rẻ, bạc đãi học sinh nghèo.

Năm 1919, Hoàng Ngọc Phách đỗ cả hai bằng Cao đẳng tiểu học Pháp và bằng Thành Chung. Cùng năm đó, ông trúng tuyển luôn kỳ thi tuyển vào trường Cao đẳng sư phạm, Ban văn chương. Năm cuối khóa học ở đây, Hoàng Ngọc Phách hoàn thành tiểu thuyết Tố Tâm. Với tác phẩm này, ông là người mở đầu cho nền tiểu thuyết hiện đại Việt Nam. Nhiều ý kiến còn cho rằng Tố Tâm là cuốn tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của Việt Nam.

Năm 1922 tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm, Hoàng Ngọc Phách được bổ làm giáo sư trường Thành Chung, Nam Định. Ba năm sau ông chuyển về Hà Nội làm Tổng Thư ký trường Cao đẳng sư phạm. Thời gian đó, phong trào để tang Phan Chu Trinh, đòi thả Phan Bội Châu diễn ra sôi nổi, nhất là trong học sinh, sinh viên. Do có liên can tới các hoạt động chính trị này, Hoàng Ngọc Phách bị đổi xuống Kiến An rồi xin chuyển sang dạy ở trường Cao đẳng tiểu học Bonnal Hải Phòng.

Trong thời gian dạy học ở Hải Phòng, Hoàng Ngọc Phách còn làm Hội trưởng hội Trí Tri Hải Phòng. Ông thường tổ chức những buổi diễn thuyết, tổ chức đội kịch mà đạo diễn, diễn viên là thầy trò trường Bonnal. Số tiền thu được dùng vào việc từ thiện. Những vở Lọ vàng, Bạn và vợ, ông Tây An Nam... có tiếng vang thu hút được nhiều khán giả. Dưới sự dìu dắt của Hoàng Ngọc Phách, Thế Lữ và một số nghệ sĩ khác đã trưởng thành và gặt hái được nhiều thành công trong ngành nghệ thuật sân khấu.

Năm 1931 Hoàng Ngọc Phách lên dạy học ở trường Cao đẳng tiểu học Lạng Sơn. Năm 1935 ông về dạy học ở Bắc Ninh cho đến ngày Tổng khởi nghĩa. Ở đây, ông cũng tham gia tổ chức Hội Khuyến học, Hội Truyền bá quốc ngữ tỉnh và giữ chức Hội trưởng hai tổ chức xã hội này.

Sau cách mạng tháng Tám đến năm 1959, Hoàng Ngọc Phách giữ nhiều chức vụ trong ngành giáo dục: Giám đốc học khu Bắc Ninh kiêm Hiệu trưởng trường trung học Hàn Thuyên, Giám đốc giáo dục chiến khu 12, Liên khu 1, Giám đốc Cao đẳng sư phạm Trung ương, Thanh tra học vụ toàn quốc, Hiệu trưởng trường phổ thông Phan Đình Phùng, rồi về ban tu thư Bộ Giáo dục, tham gia nhóm nghiên cứu Lê Quý Đôn. Năm 1959 ông chuyển sang Viện văn học làm công tác nghiên cứu cho đến năm 1963 thì nghỉ hưu.

Ông mất năm 1973.

Tên của ông được đặt cho một con đường tại phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.

Các sáng tác tiêu biểu

In riêng

  • Tố Tâm - tiểu thuyết (1925), tính đến năm 1990 tái bản 24 lần.
  • Thời thế với văn chương - tiểu luận, phê bình văn thơ (1941).
  • Đâu là chân lý (1941)
  • Bên bờ sông Lô (1966)
  • Chuyện trường Cao đẳng sư phạm (1968)
  • Tuyển tập Hoàng Ngọc Phách (1989).

In chung

  • Cung oán ngâm khúc (bình luận, hiệu đính, 1957)
  • Thơ văn Nguyễn Khuyến - hợp soạn, nghiên cứu (1957).
  • Chèo và tuồng (1958).
  • Văn thơ Trần Tế Xương (1958).
  • Sơ tuyển thơ văn yêu nước và cách mạng (biên soạn, tập 1 năm 1958, tập 2 năm 1959, tập 3a năm 1959, tập 3b năm 1959).
  • Nhị Độ Mai (1960)
  • Giai thoại văn học Việt Nam (1965)
  • Thơ văn Phan Châu Trinh (1983)

chú thích

Các tác phẩm khác

Một chân trời quên lãng Lượt xem: 24325
20/12/2014 15:45
Hồ Zếch (1917-1991)

Viễn vọng kính không gian vừa phóng đi sao Mộc
khái niệm chân trời quên lãng phía xa xăm
đời tất bật, ai nhọc công ngồi đọc
ngoảnh lại tìm chân trời cũ đăm đăm.

Khúc độc hành Lượt xem: 23201
20/12/2014 15:44
Quang Dũng (1921-1988)

Chợt nhớ một miền chân chưa đặt
nhập vô quá khứ của bao người
mây núi như còn trong thủy mạc
quân đi như thuở "kỷ nhân hồi"

Sóng vẫn gầm trong tiếng cọp gầm Lượt xem: 22852
20/12/2014 15:42
Nguyên Hồng (1918-1982)

Những con chữ loạn đả trên trang
vì đói, vì rét
ông chỉ phong lưu nước mắt
mang ra tế bần

Thi sĩ chân quê Lượt xem: 13864
20/12/2014 15:41
Nguyễn Bính (1919-1966)

Hình như vắng thắt lưng xanh
mùa xuân dường cũng bớt thanh đôi phần
vắng yếm sồi, ngực thanh tân
hình như cũng có đôi phần lỏng lơi...

Người về viên tĩnh viên Lượt xem: 16243
20/12/2014 15:40
Chế Lan Viên (1920-1989)

Dẫu đã biết thi nhân từng trận mạc
vóc ngang tầm chiến lũy một thời trai
vẫn muốn ông thêm một lần ru hát
sau trăm dặm biển trời, cò đậu mát tao nôi.

Đúc thơ câu sắt nguội Lượt xem: 17115
20/12/2014 15:38
Hồng Nguyên (1924-1954)

Tay chặt sắt đường tàu
đúc câu thơ sắt nguội
ba lô mòn nắng mưa
thơ còn nguyên cốt lõi.

Bồng con - bồng súng Lượt xem: 20801
20/12/2014 15:38
Nguyễn Thi (1928-1968)

Người mẹ nào cũng muốn bồng con
sao có lúc phải buộc lòng cầm súng?
Anh không chín tháng ưu tư nặng
hiểu lòng người mẹ chăng?

Lặng lẽ giữa trong xanh Lượt xem: 17702
20/12/2014 15:37
Nguyễn Thành Long (1929-1991)

Từng đi qua những xô bồ thật, giả
những nổi chìm đắm đuối biển phù hoa
mới có được sáng thần tiên lặng lẽ
giữa bồng bềnh mây trắng Sa-pa.

Tàu tốc hành chợt ghé Lượt xem: 16492
20/12/2014 15:35
Nguyễn Minh Châu (1930-1989)

Thác lũ thời gian chưa xóa được
dấu chân người lính tháng năm này
tâm tư để lặn vào gan ruột
khách ở quê ra khó giãi bày.

Màu chia ly Lượt xem: 31274
20/12/2014 15:34
Nguyễn Mỹ (1935-1971)

Anh muốn cuộc chi ly
không hề có chia ly
bằng chấp nhận cái điều không tránh khỏi:
một chia ly
bao màu đỏ
không về!

Hiển thị 361 - 370 tin trong 2155 kết quả