nguồn : http://vi.wikipedia.org
xem thêm : tác phẩm - nhị độ mai
Hoàng Ngọc Phách, tên huý là Tước, ông còn có bút hiệu Song An, sinh năm 1896, quê ở làng Đông Thái, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Xuất thân trong một gia đình có truyền thống hiếu học, yêu nước, cha ông từng tham gia phong trào Cần Vương. Thuở nhỏ, ông theo học chữ Hán rồi học trường Pháp Việt. Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Tiểu học ở Vinh, ông ra học Trường Bưởi, Hà Nội.
Khiếu văn chương của ông cũng được bộc lộ từ sớm. Năm 1916 khi mới học xong năm thứ hai trường Bưởi, Hoàng Ngọc Phách đã trúng giải 8 trong 20 giải của cuộc thi thơ do Ban Quản trị rạp Sán Nhiên Đài tổ chức. Cũng trong thời gian học ở trường Bưởi, ông tham gia và chỉ đạo các phong trào bãi khóa, thành lập Hội Học sinh tương tế chống bọn giám thị khinh rẻ, bạc đãi học sinh nghèo.
Năm 1919, Hoàng Ngọc Phách đỗ cả hai bằng Cao đẳng tiểu học Pháp và bằng Thành Chung. Cùng năm đó, ông trúng tuyển luôn kỳ thi tuyển vào trường Cao đẳng sư phạm, Ban văn chương. Năm cuối khóa học ở đây, Hoàng Ngọc Phách hoàn thành tiểu thuyết Tố Tâm. Với tác phẩm này, ông là người mở đầu cho nền tiểu thuyết hiện đại Việt Nam. Nhiều ý kiến còn cho rằng Tố Tâm là cuốn tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của Việt Nam.
Năm 1922 tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm, Hoàng Ngọc Phách được bổ làm giáo sư trường Thành Chung, Nam Định. Ba năm sau ông chuyển về Hà Nội làm Tổng Thư ký trường Cao đẳng sư phạm. Thời gian đó, phong trào để tang Phan Chu Trinh, đòi thả Phan Bội Châu diễn ra sôi nổi, nhất là trong học sinh, sinh viên. Do có liên can tới các hoạt động chính trị này, Hoàng Ngọc Phách bị đổi xuống Kiến An rồi xin chuyển sang dạy ở trường Cao đẳng tiểu học Bonnal Hải Phòng.
Trong thời gian dạy học ở Hải Phòng, Hoàng Ngọc Phách còn làm Hội trưởng hội Trí Tri Hải Phòng. Ông thường tổ chức những buổi diễn thuyết, tổ chức đội kịch mà đạo diễn, diễn viên là thầy trò trường Bonnal. Số tiền thu được dùng vào việc từ thiện. Những vở Lọ vàng, Bạn và vợ, ông Tây An Nam... có tiếng vang thu hút được nhiều khán giả. Dưới sự dìu dắt của Hoàng Ngọc Phách, Thế Lữ và một số nghệ sĩ khác đã trưởng thành và gặt hái được nhiều thành công trong ngành nghệ thuật sân khấu.
Năm 1931 Hoàng Ngọc Phách lên dạy học ở trường Cao đẳng tiểu học Lạng Sơn. Năm 1935 ông về dạy học ở Bắc Ninh cho đến ngày Tổng khởi nghĩa. Ở đây, ông cũng tham gia tổ chức Hội Khuyến học, Hội Truyền bá quốc ngữ tỉnh và giữ chức Hội trưởng hai tổ chức xã hội này.
Sau cách mạng tháng Tám đến năm 1959, Hoàng Ngọc Phách giữ nhiều chức vụ trong ngành giáo dục: Giám đốc học khu Bắc Ninh kiêm Hiệu trưởng trường trung học Hàn Thuyên, Giám đốc giáo dục chiến khu 12, Liên khu 1, Giám đốc Cao đẳng sư phạm Trung ương, Thanh tra học vụ toàn quốc, Hiệu trưởng trường phổ thông Phan Đình Phùng, rồi về ban tu thư Bộ Giáo dục, tham gia nhóm nghiên cứu Lê Quý Đôn. Năm 1959 ông chuyển sang Viện văn học làm công tác nghiên cứu cho đến năm 1963 thì nghỉ hưu.
Ông mất năm 1973.
Tên của ông được đặt cho một con đường tại phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.
Ngọt ngào hư không
Lượt xem: 22364
17/12/2014 17:09
Trăm năm bóng khói áo mây
Còn không dáng ngủ hao gầy tương tư
Bụi hồng theo gió viễn du
Rong rêu mòn mỏi ao tù ngóng trông
100. Lạnh
Lượt xem: 17514
17/12/2014 17:09
Còn biết về đâu? Đã hết hơi?
Sương tàn đêm lạnh hết sao rơi
Em đi anh cũng thành nhang khói
Không thể nhờ trăng nhắn một lời...
98. Duyên quê
Lượt xem: 31754
17/12/2014 17:03
Chim xanh tha cọng lúa vàng
Bay về tổ ấm bay ngang vườn cà
Khói cơm gửi chút tình ca
Thơm cành hoa trắng la đà bóng mây
97. Em
Lượt xem: 26156
17/12/2014 17:03
Nuôi bướm trồng hoa giữ hương lành
Ngày đêm thơ thẩn mộng trời xanh
Áo em còn nhuộm vàng hương lúa
Còn nụ hôn ngoan nhớ để dành…
92. Thương từng hạt cát
Lượt xem: 29844
17/12/2014 17:02
~ Nhớ Long Ân
Hoa buồn rơi lạnh suối trong
Nai già đau xót hỏi lòng tại sao?
Gió qua đồi thấp cỏ cao
Bước chân mòn đã chiêm bao đá mòn!
91. Nắng phai
Lượt xem: 30648
17/12/2014 17:00
Biết có còn chăng chút nắng phai
Gió mưa xóa hết nợ lưu đày
Ngày đêm mong ngủ ôm gối mẹ
Chẳng nợ ai cũng chẳng phiền ai!
90. Đường tình
Lượt xem: 26181
17/12/2014 17:00
Điệu buồn anh giữ riêng anh
Điệu vui anh vẫn để dành cho em
Cho dù chưa được làm quen
Đêm đêm thức trắng chong đèn tương tư!
89. Tủi thân
Lượt xem: 26009
17/12/2014 16:59
Thân tặng Lê Văn Bỉnh & Trương Đình Thăng
Ta tủi thân ta khổ suốt đời
Nhà nghèo không có chút sân chơi
Tuổi thơ không có đường mơ mộng
Ngơ ngác nhìn mây bốn phương trời!
88. Xanh môi
Lượt xem: 26323
17/12/2014 16:57
Thân gửi Dương Quân
Bàng hoàng áo mới hồn xưa
Chuyện thần tiên đã nắng mưa hết chồng
Nước trôi tăm cá đau rong
Quê người lận đận biển sông chập chờn
85. Phù sinh
Lượt xem: 19052
17/12/2014 16:56
Cạn sông mây chở bóng cầu
Biển khô tăm cá thuyền sầu chở kinh
Chiều đeo đỉnh núi phù sinh
Thương ta dứt sữa đau mình sẩy thai!
Hiển thị 1251 - 1260 tin trong 2155 kết quả