nguồn : http://vi.wikipedia.org
Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằng Việt, (sinh 22 tháng 2 năm 1922, tại xã Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang – mất 6 tháng 5 năm 2010 tại Hà Nội), là một nhà thơ Việt Nam.
Quê gốc của Hoàng Cầm ở xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ông xuất thân trong gia đình nhà nho lâu đời. Thân sinh ông thi không đỗ, về dạy chữ Hán và làm thuốc bắc ở Bắc Giang. Tên ông được đặt ghép từ địa danh quê hương: Phúc Tằng và Việt Yên. Thuở nhỏ, ông học tiểu học, trung học đều ở Bắc Giang và Bắc Ninh; đến năm 1938, ra Hà Nội học trường Thăng Long. Năm 1940, ông đỗ tú tài toàn phần và bước vào nghề văn, dịch sách cho Tân dân xã của Vũ Đình Long. Từ đó, ông lấy bút danh là tên một vị thuốc đắng trong thuốc bắc: Hoàng Cầm.
Năm 1944, do Thế chiến thứ hai xảy ra quyết liệt, ông đưa gia đình về lại quê gốc ở Thuận Thành. Cũng tại nơi này, ông bắt đầu tham gia hoạt động Thanh niên Cứu quốc của Việt Minh. Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông về Hà Nội, thành lập đoàn kịch Đông Phương. Khi Chiến tranh Đông Dương bùng nổ, ông theo đoàn kịch rút ra khỏi Hà Nội, biểu diễn lưu động ở vùng Bắc Ninh, Bắc Giang, Sơn Tây, Thái Bình một thời gian rồi giải thể.
Tháng 8 năm 1947, ông tham gia Vệ quốc quân ở chiến khu 12. Cuối năm đó, ông thành lập đội Tuyên truyền văn nghệ, đội văn công quân đội đầu tiên. Năm 1952, ông được cử làm Trưởng đoàn văn công Tổng cục Chính trị, hoạt động biểu diễn cho quân dân vùng tự do và phục vụ các chiến dịch.
Tháng 10 năm 1954, đoàn văn công về Hà Nội. Đầu năm 1955, do đoàn văn công mở rộng thêm nhiều bộ môn, Hoàng Cầm được giao nhiệm vụ trưởng đoàn kịch nói. Cuối năm 1955, ông về công tác ở Hội Văn nghệ Việt Nam, làm công tác xuất bản. Tháng 4 năm 1957, ông tham gia thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, và được bầu vào Ban chấp hành. Tuy nhiên, không lâu sau, do vụ án "Nhân Văn Giai Phẩm", ông phải rút khỏi Hội nhà văn vào năm 1958 và về hưu non năm 1970 lúc 48 tuổi.
Ông nổi tiếng với vở kịch thơ Hận Nam Quan, Kiều Loan và các bài thơ Lá diêu bông, Bên kia sông Đuống. Bài thơ Bên kia sông Đuống được chọn vào giảng dạy trong giáo trình trung học phổ thông.
Ngoài bút danh Hoàng Cầm ông còn có các bút danh: Bằng Việt, Lê Thái, Lê Kỳ Anh, Bằng Phi.[1]
Đầu năm 2007, ông được nhà nước Việt Nam tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật do Chủ tịch nước ký quyết định tặng riêng.[2]
Thời gian cuối đời ông sống tại Hà Nội và ông đã mất vào ngày 6 tháng 5 năm 2010 vì bệnh nặng.
Rằm tháng giêng
Lượt xem: 15343
18/08/2013 20:27
Ngày xưa còn nhỏ, ngày xưa
Tôi đeo khánh bạc ,lên chùa dâng nhang.
Lòng vui quần áo xênh xang,
Tay cầm hương, nến, đinh vàng mới mua.
Muôn trùng
Lượt xem: 15170
18/08/2013 20:26
Tình vạn dặm, tên người yêu chắc đẹp,
Người và tôi xa quá đỗi -- muôn trùng;
Tôi với người chưa một giấc mơ chung,
Đời viễn xứ nên tình không thấu hết.
Giữ gìn
Lượt xem: 24888
18/08/2013 20:25
Một câu ấy nói lên là lá rụng,
Là mây chìm, là gió sẽ thay xanh,
Là cây tươi sẽ mở nụ trên cành
Và chim chóc sẽ bồi hồi nghe ngóng.
Mưa
Lượt xem: 14438
18/08/2013 20:24
Tôi nhớ ngày năm xưa
Mái nhà vang tiếng mưa,
Đang ngày mà hóa tối,
Nước chảy át lời thưa.
Mầu cây trong khói
Lượt xem: 16732
18/08/2013 20:23
Trên đường về nhớ đầy...
Chiều chậm đưa chân ngày,
Tiếng buồn vang trong mây...
Chim rừng quên cất cánh,
Ngập ngừng
Lượt xem: 17485
18/08/2013 20:22
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé,
Để lòng buồn tôi dạo khắp trong sân.
Ngó trên tay, thuốc lá cháy lụi dần...
Tôi nói khẽ: gớm, làm sao nhớ thế !
Giản dị
Lượt xem: 18543
18/08/2013 20:21
Em ăn, em nói, em cười,
Kiếp này không có hai người như em.
Kinh thành: quần nhiễu, hàng len,
Em tôi: aó trắng, quần đen sơ sài.
Đời thơ
Lượt xem: 17524
18/08/2013 20:20
phút linh cầu mãi không về
phân vân giấy trắng chưa nề mực đen
khói trầm bén giấc mơ tiên
bâng khuâng trăng giãi qua miền quạnh hiu
Cơn giận
Lượt xem: 38980
18/08/2013 20:19
Có những cơn điên xé được đời,
Những cơn quằn quại máu tanh hôi,
Mà hồn rít lại rồi căng thẳng,
Chờ nuốt không gian xuống khắp người.
Cảm đề
Lượt xem: 24218
18/08/2013 20:18
Mẹ nhỏ của con ơi!
Máu chảy, xuân thơm, mắt lệ ngời,
Vú mẹ đã khô nguồn sữa cũ,
Tình con còn lại bấy nhiêu thôi!...
Hiển thị 1951 - 1960 tin trong 2208 kết quả