nguồn : http://vi.wikipedia.org
Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằng Việt, (sinh 22 tháng 2 năm 1922, tại xã Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang – mất 6 tháng 5 năm 2010 tại Hà Nội), là một nhà thơ Việt Nam.
Quê gốc của Hoàng Cầm ở xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ông xuất thân trong gia đình nhà nho lâu đời. Thân sinh ông thi không đỗ, về dạy chữ Hán và làm thuốc bắc ở Bắc Giang. Tên ông được đặt ghép từ địa danh quê hương: Phúc Tằng và Việt Yên. Thuở nhỏ, ông học tiểu học, trung học đều ở Bắc Giang và Bắc Ninh; đến năm 1938, ra Hà Nội học trường Thăng Long. Năm 1940, ông đỗ tú tài toàn phần và bước vào nghề văn, dịch sách cho Tân dân xã của Vũ Đình Long. Từ đó, ông lấy bút danh là tên một vị thuốc đắng trong thuốc bắc: Hoàng Cầm.
Năm 1944, do Thế chiến thứ hai xảy ra quyết liệt, ông đưa gia đình về lại quê gốc ở Thuận Thành. Cũng tại nơi này, ông bắt đầu tham gia hoạt động Thanh niên Cứu quốc của Việt Minh. Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông về Hà Nội, thành lập đoàn kịch Đông Phương. Khi Chiến tranh Đông Dương bùng nổ, ông theo đoàn kịch rút ra khỏi Hà Nội, biểu diễn lưu động ở vùng Bắc Ninh, Bắc Giang, Sơn Tây, Thái Bình một thời gian rồi giải thể.
Tháng 8 năm 1947, ông tham gia Vệ quốc quân ở chiến khu 12. Cuối năm đó, ông thành lập đội Tuyên truyền văn nghệ, đội văn công quân đội đầu tiên. Năm 1952, ông được cử làm Trưởng đoàn văn công Tổng cục Chính trị, hoạt động biểu diễn cho quân dân vùng tự do và phục vụ các chiến dịch.
Tháng 10 năm 1954, đoàn văn công về Hà Nội. Đầu năm 1955, do đoàn văn công mở rộng thêm nhiều bộ môn, Hoàng Cầm được giao nhiệm vụ trưởng đoàn kịch nói. Cuối năm 1955, ông về công tác ở Hội Văn nghệ Việt Nam, làm công tác xuất bản. Tháng 4 năm 1957, ông tham gia thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, và được bầu vào Ban chấp hành. Tuy nhiên, không lâu sau, do vụ án "Nhân Văn Giai Phẩm", ông phải rút khỏi Hội nhà văn vào năm 1958 và về hưu non năm 1970 lúc 48 tuổi.
Ông nổi tiếng với vở kịch thơ Hận Nam Quan, Kiều Loan và các bài thơ Lá diêu bông, Bên kia sông Đuống. Bài thơ Bên kia sông Đuống được chọn vào giảng dạy trong giáo trình trung học phổ thông.
Ngoài bút danh Hoàng Cầm ông còn có các bút danh: Bằng Việt, Lê Thái, Lê Kỳ Anh, Bằng Phi.[1]
Đầu năm 2007, ông được nhà nước Việt Nam tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật do Chủ tịch nước ký quyết định tặng riêng.[2]
Thời gian cuối đời ông sống tại Hà Nội và ông đã mất vào ngày 6 tháng 5 năm 2010 vì bệnh nặng.
Con cua
Lượt xem: 40635
19/08/2013 08:56
Em có mai xanh, có yếm vàng,
Ba quân khiêng kiệu, kiệu nghêng ngang.
Xin theo ông Khổng về Đông Lỗ,
Học thói Bàn Canh nấu chín Thang.
Tức cảnh Tề Sở
Lượt xem: 20846
19/08/2013 08:55
Đằng quốc tôi nay vốn nhỏ nhen,
Hai bên Tề Sở giữa mà len,
Ngảnh mặt lại Tề e Sở giận,
Quay đầu về Sở sợ Tề ghen.
Thiếu nữ ngủ ngày
Lượt xem: 18236
19/08/2013 08:54
Mùa hè hây hẩy gió nồm đông,
Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng.
Lược trúc chải cài trên mái tóc,
Yếm đào trễ xuống dưới nương long.
Mắt tỏa sắc xanh
Lượt xem: 14738
19/08/2013 08:53
Bể xanh lấp loáng tận trời xa,
Đây ngỡ màu xanh mắt tỏa ra.
Nước bạc mài nên nghìn mũi kiếm,
Đầm im rơi xuống một sao sa.
Qua vũng Hoa Phong
Lượt xem: 33512
19/08/2013 08:52
Lá buồm thủng thỉnh vượt Hoa Phong.
Đá dựng bờ son mọc giữa dòng.
Dòng nước lần theo chân núi chuyển,
Mình lèn nghiêng để lối duyềnh thông.
Bài ca theo điệu Xuân Đình Lan
Lượt xem: 20487
19/08/2013 08:51
Trăng tà người lặng từa lầu không(1)
Năm lắng chuông đồng,
Dậy lắng chuông đồng,
Đêm lắng tiếng buồn vang mé sông
Lời thề từ cảm xúc
Lượt xem: 23651
19/08/2013 08:50
Mười mấy năm trời một chữ tình
Duyên tơ này đã sẵn đâu đành
Mái mây cắt nửa nguyền phu phát
Giọt máu đầy hai chén tử sinh
Tự thán
Lượt xem: 18165
19/08/2013 08:49
Con bóng đi về chốc bấy nay,
Chữ duyên nào đã chắc trong tay.
Nghĩ cùng thế sự lòng như đốt,
Trông suốt nhân tình dạ muốn say.
Kể ý mình và trình bạn Mai Sơn Phủ
Lượt xem: 20420
19/08/2013 08:48
Hoa xiêu xiêu
Cây xiêu xiêu
Giấc mộng tình quê(1) thảy tịch liêu
Đêm xuân cảm khái nhiều.
Nhớ Nguyễn Hầu
Lượt xem: 18754
19/08/2013 08:46
Dặm khách muôn nghìn nỗi nhớ nhung,
Mượn ai tới đấy gửi cho cùng.
Chữ tình chốc đã ba năm vẹn,
Giấc mộng rồi ra nửa khắc không.
Hiển thị 1881 - 1890 tin trong 2208 kết quả