nguồn : http://vi.wikipedia.org
Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằng Việt, (sinh 22 tháng 2 năm 1922, tại xã Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang – mất 6 tháng 5 năm 2010 tại Hà Nội), là một nhà thơ Việt Nam.
Quê gốc của Hoàng Cầm ở xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ông xuất thân trong gia đình nhà nho lâu đời. Thân sinh ông thi không đỗ, về dạy chữ Hán và làm thuốc bắc ở Bắc Giang. Tên ông được đặt ghép từ địa danh quê hương: Phúc Tằng và Việt Yên. Thuở nhỏ, ông học tiểu học, trung học đều ở Bắc Giang và Bắc Ninh; đến năm 1938, ra Hà Nội học trường Thăng Long. Năm 1940, ông đỗ tú tài toàn phần và bước vào nghề văn, dịch sách cho Tân dân xã của Vũ Đình Long. Từ đó, ông lấy bút danh là tên một vị thuốc đắng trong thuốc bắc: Hoàng Cầm.
Năm 1944, do Thế chiến thứ hai xảy ra quyết liệt, ông đưa gia đình về lại quê gốc ở Thuận Thành. Cũng tại nơi này, ông bắt đầu tham gia hoạt động Thanh niên Cứu quốc của Việt Minh. Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông về Hà Nội, thành lập đoàn kịch Đông Phương. Khi Chiến tranh Đông Dương bùng nổ, ông theo đoàn kịch rút ra khỏi Hà Nội, biểu diễn lưu động ở vùng Bắc Ninh, Bắc Giang, Sơn Tây, Thái Bình một thời gian rồi giải thể.
Tháng 8 năm 1947, ông tham gia Vệ quốc quân ở chiến khu 12. Cuối năm đó, ông thành lập đội Tuyên truyền văn nghệ, đội văn công quân đội đầu tiên. Năm 1952, ông được cử làm Trưởng đoàn văn công Tổng cục Chính trị, hoạt động biểu diễn cho quân dân vùng tự do và phục vụ các chiến dịch.
Tháng 10 năm 1954, đoàn văn công về Hà Nội. Đầu năm 1955, do đoàn văn công mở rộng thêm nhiều bộ môn, Hoàng Cầm được giao nhiệm vụ trưởng đoàn kịch nói. Cuối năm 1955, ông về công tác ở Hội Văn nghệ Việt Nam, làm công tác xuất bản. Tháng 4 năm 1957, ông tham gia thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, và được bầu vào Ban chấp hành. Tuy nhiên, không lâu sau, do vụ án "Nhân Văn Giai Phẩm", ông phải rút khỏi Hội nhà văn vào năm 1958 và về hưu non năm 1970 lúc 48 tuổi.
Ông nổi tiếng với vở kịch thơ Hận Nam Quan, Kiều Loan và các bài thơ Lá diêu bông, Bên kia sông Đuống. Bài thơ Bên kia sông Đuống được chọn vào giảng dạy trong giáo trình trung học phổ thông.
Ngoài bút danh Hoàng Cầm ông còn có các bút danh: Bằng Việt, Lê Thái, Lê Kỳ Anh, Bằng Phi.[1]
Đầu năm 2007, ông được nhà nước Việt Nam tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật do Chủ tịch nước ký quyết định tặng riêng.[2]
Thời gian cuối đời ông sống tại Hà Nội và ông đã mất vào ngày 6 tháng 5 năm 2010 vì bệnh nặng.
Không đề
Lượt xem: 25150
17/12/2014 10:04
Tôi nhận cái này đã từ lâụ
Bây giờ nó tới, dẫu hơi mau,
đã không tránh khỏi thì tôi tiếp
một cách đau thương nhưng ngẩng đầụ
Hoa nở để mà tàn
Lượt xem: 13123
17/12/2014 10:02
Hoa nở để mà tàn;
Trăng tròn để mà khuyết;
Bèo hợp để chia tan;
Người gần để ly biệt
Hôn
Lượt xem: 29673
17/12/2014 10:01
Trời ơi, ôm lấy say sưa
Mặt khao khát mặt, lòng mơ ước lòng
Hôn em nước mắt chảy ròng
Em ơi như ngọn đèn chong vẫn chờ.
Hẹn hò
Lượt xem: 25250
17/12/2014 10:00
Anh đã nói, từ khi vừa gặp gỡ:
"Anh rất ngoan, anh không dám mong nhiềụ
"Em bằng lòng cho anh được phép yêu;
"Anh sung sướng với chút tình vụn ấy"
Dối trá
Lượt xem: 17511
17/12/2014 09:59
Nói chi nữa tiếng buồn ghê gớm ấy
Để lòng tôi sung sướng muốn tiêu tan ?
Tất cả tôi rung rẩy tựa dây đàn
Nghe thỏ thẻ chính điều tôi giấu kỹ,
Ca tụng
Lượt xem: 25371
17/12/2014 09:55
Trăng, vú mộng đã muôn đời thi sĩ
Giơ hai tay mơn trớn vẻ tròn đầy;
Trăng, hoa vàng lay lắt cạnh bờ mây;
Trăng, đĩa ngọc giữa mâm trời huyền bí;
Buồn trăng
Lượt xem: 19268
17/12/2014 09:54
Gió sáng bay về, thi sĩ nhớ;
Thương ai không biết, đứng buồn trăng.
Huy hoàng trăng rộng, nguy nga gió,
Xanh biếc trời cao, bạc đất bằng.
Biệt ly êm ái
Lượt xem: 17598
17/12/2014 09:50
Tặng Nguyễn Xuân Khoát
Chúng tôi ngồi, vây phủ bởi trăng thâu,
Sương bám hồn, gió cắn mặt buồn rầụ
Giờ biệt ly cứ đến gần từng phút,
Chúng tôi thấy đã xa nhau một chút...
Anh thương em khi ngủ
Lượt xem: 16492
17/12/2014 09:48
Anh thương em khi ngủ
Phong thái rất hồn nhiên.
Em ngủ như trẻ nhỏ
Ngon say một giấc liền.
Anh là người bạc bẽo
Lượt xem: 14008
17/12/2014 09:47
Ngẫm cho kỹ anh là người bạc bẽo,
em yêu rồi, anh đã vội quên ngay.
Mới hôm kia tình tự đến mê say.
Sang bữa nay anh làm như mất hết.
Hiển thị 1551 - 1560 tin trong 2208 kết quả