nguồn : http://vi.wikipedia.org
Hoài Thanh (1909 - 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế, đã đóng góp công lớn về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20. Tác phẩm bất hủ Thi nhân Việt Nam do ông và em trai (Nguyễn Đức Phiên - bút danh Hoài Chân) viết đã đưa tác giả lên vị trí cao, xứng tầm một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.
Sinh ngày 15 tháng 7 năm 1909 [1] trong một gia đình nhà nho nghèo có tham gia phong trào Đông Du chống Pháp của Phan Bội Châu. Quê ông ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Bắt đầu học chữ Hán, chữ Quốc ngữ, hồi nhỏ ông là học sinh của trường Quốc học Vinh; rồi theo học trường Pháp Việt đến bậc trung học; tham gia phong trào yêu nước của học sinh của Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu. Trước 1945, ông tham gia viết văn, làm báo, dạy học và được coi là người đứng đầu trường phái phê bình văn học Nghệ thuật vị nghệ thuật. Năm 1927, Ông gia nhập Tân Việt Cách mạng Đảng. Năm 1930 đang học ở trường Bưởi (Hà Nội) thì bị bắt, bị kết án treo, bị trục xuất khỏi Bắc Kỳ và giải về quê. Năm 1931 vào Huế, làm công cho một nhà in, đi dạy học, đồng thời viết văn, viết báo.
Tham gia Tổng khởi nghĩa của Việt Minh cướp chính quyền ở Huế tháng 8 năm 1945. Sau 1945 ông lần lượt giữ những chức vụ: Chủ tịch Hội văn hóa cứu quốc, Huế (tháng 9 năm 1945); cán bộ giảng dạy tại Đại học Hà Nội (từ 1945 đến 1946); công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam (từ 1947 đến 1948); ủy viên Ban thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam(1950); Trưởng tiểu ban Văn nghệ Ban Tuyên huấn Trung ương (1950-1956); Vụ trưởng Vụ nghệ thuật và giảng dạy tại Khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội (1958). Trong khoảng 10 năm 1958-1968 ông trở thành đại biểu Quốc hội khóa 2, làm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; tham gia Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa 1 và 2. Từ 1959-1969 ông giữ chức Phó viện trưởng Viện Văn học Việt Nam kiêm Thư ký tòa soạn Tạp chí Nghiên cứu văn học của Viện [2]. Từ 1969 đến 1975 ông giữ chức Chủ nhiệm tuần báo Văn nghệ. Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hoài Thanh mất ngày 14 tháng 3 năm 1982 tại Hà Nội.
Hoài Thanh (1909 - 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế, đã đóng góp công lớn về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20. Tác phẩm bất hủ Thi nhân Việt Nam do ông và em trai (Nguyễn Đức Phiên - bút danh Hoài Chân) viết đã đưa tác giả lên vị trí cao, xứng tầm một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.
Vị nghệ thuật một nửa đời
Nửa đời còn lại vị người cấp trên
"Thi nhân" còn một chút duyên
Chẳng cầm cho vững lại lèn cho đau... —X.S - Thơ chân dung[1][3]
Tay này nó biết mình mê Kiều nên nó dùng lối lẩy Kiều để vẽ chân dung thì khéo thật. Tuy vậy câu thứ hai nói oan và nói ác quá. Có không ít người nghĩ như thế về tôi.
" Một đời làm văn tôi chỉ tìm cái hay cái đẹp để bình. Đó là điều ham muốn của tôi. Vậy mà tôi đã vấp phải khối chuyện phiền: kẻ yêu, người ghét. Thậm chí tôi còn bị vu cáo, bị nói oan. Tôi biết vậy nhưng không thể sống khác, viết khác cái tạng của mình. Điều mà tôi có thể hoàn toàn yên tâm và tự hào trước lúc đi xa là tôi đã sống và viết hoàn toàn trung thực.
Thành phố bạn bè
Lượt xem: 17890
20/12/2014 11:26
Tôi đã ở sáu năm
Trên miền đồi Gia Cẩm
Nhà tập thể nửa gian
Chưa bận con, ở tạm.
Thảo nguyên
Lượt xem: 30268
20/12/2014 11:25
Em đi chiều bỏ không
Thất tình loang bóng cỏ
Lá đem những mảnh chiều
Trút đầy lên nỗi nhớ
Thơ dưới mái hiên
Lượt xem: 23671
20/12/2014 11:21
Gà không gáy trời vẫn sáng
Cây không héo đời vẫn buồn
Thơ viết ở biển
Lượt xem: 19030
20/12/2014 11:21
Em xa anh
Trăng cũng lẻ, mặt trời cũng lẻ
Biển vẫn cậy mình dài rộng thế
Vắng cánh buồm một chút đã cô đơn
Thư mùa đông
Lượt xem: 30129
20/12/2014 11:20
Thư viết cho em nhòe nét mực
Phên thưa sương muối cứ bay vào
Núi rét đêm qua chừng mất ngủ
Sáng ra thêm bạc một nhành lau.
Tiếng hát trong rừng
Lượt xem: 16060
20/12/2014 11:20
Nhạc làm trong rừng em hát giữa Trường Sơn
Người sốt rét hát cho người sốt rét
Đường ngổn ngang đường đất còn cháy khét
Cây mát cho người người mát cho nhau
Tìm người
Lượt xem: 22000
20/12/2014 11:19
Chiều rung chuông...
Chiều rung chuông
Có con chim nhỏ bị thương cuối trời
Tôi nhớn nhác đi tìm người
Bước chân thì ngắn, đường đời thì xa.
Tôi bước vào thành phố
Lượt xem: 27006
20/12/2014 11:18
Tôi bước vào thành phố
Với nguyên mùi rơm tươi
Có đám mây vải ốc
Thường thấy lúc chuyển trời.
Tôi đi bào ngư
Lượt xem: 25512
20/12/2014 11:18
Tặng chiến sĩ đảo Bạch Long Vĩ
Tôi neo mình vào biển
biển và tôi trong tiếp xúc toàn thân
biển nhận ra tiếng gõ cửa dập dờn
Trở lại mùa xuân
Lượt xem: 18536
20/12/2014 11:17
Con chim xanh mê trái lựu trước vườn
Mùa hạ trôi qua từ ngày chim trốn tiếng
Em ở đâu? Cây thưa và bến rộng
Rượu nào cho người nhớ, áo nào cho người xa
Hiển thị 461 - 470 tin trong 2151 kết quả