Thơ

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Hoài Thanh (1909 - 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế, đã đóng góp công lớn về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20. Tác phẩm bất hủ Thi nhân Việt Nam do ông và em trai (Nguyễn Đức Phiên - bút danh Hoài Chân) viết đã đưa tác giả lên vị trí cao, xứng tầm một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Sinh ngày 15 tháng 7 năm 1909 [1] trong một gia đình nhà nho nghèo có tham gia phong trào Đông Du chống Pháp của Phan Bội Châu. Quê ông ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Bắt đầu học chữ Hán, chữ Quốc ngữ, hồi nhỏ ông là học sinh của trường Quốc học Vinh; rồi theo học trường Pháp Việt đến bậc trung học; tham gia phong trào yêu nước của học sinh của Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu. Trước 1945, ông tham gia viết văn, làm báo, dạy học và được coi là người đứng đầu trường phái phê bình văn học Nghệ thuật vị nghệ thuật. Năm 1927, Ông gia nhập Tân Việt Cách mạng Đảng. Năm 1930 đang học ở trường Bưởi (Hà Nội) thì bị bắt, bị kết án treo, bị trục xuất khỏi Bắc Kỳ và giải về quê. Năm 1931 vào Huế, làm công cho một nhà in, đi dạy học, đồng thời viết văn, viết báo.

Tham gia Tổng khởi nghĩa của Việt Minh cướp chính quyền ở Huế tháng 8 năm 1945. Sau 1945 ông lần lượt giữ những chức vụ: Chủ tịch Hội văn hóa cứu quốc, Huế (tháng 9 năm 1945); cán bộ giảng dạy tại Đại học Hà Nội (từ 1945 đến 1946); công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam (từ 1947 đến 1948); ủy viên Ban thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam(1950); Trưởng tiểu ban Văn nghệ Ban Tuyên huấn Trung ương (1950-1956); Vụ trưởng Vụ nghệ thuật và giảng dạy tại Khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội (1958). Trong khoảng 10 năm 1958-1968 ông trở thành đại biểu Quốc hội khóa 2, làm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; tham gia Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa 1 và 2. Từ 1959-1969 ông giữ chức Phó viện trưởng Viện Văn học Việt Nam kiêm Thư ký tòa soạn Tạp chí Nghiên cứu văn học của Viện [2]. Từ 1969 đến 1975 ông giữ chức Chủ nhiệm tuần báo Văn nghệ. Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hoài Thanh mất ngày 14 tháng 3 năm 1982 tại Hà Nội.

Hoài Thanh (1909 - 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế, đã đóng góp công lớn về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20. Tác phẩm bất hủ Thi nhân Việt Nam do ông và em trai (Nguyễn Đức Phiên - bút danh Hoài Chân) viết đã đưa tác giả lên vị trí cao, xứng tầm một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Đánh giá về tác giả

  • Một nửa đời vị nghệ thuật:

Vị nghệ thuật một nửa đời
Nửa đời còn lại vị người cấp trên
"Thi nhân" còn một chút duyên
Chẳng cầm cho vững lại lèn cho đau...X.S - Thơ chân dung[1][3]

  • Phản ứng của tác giả :

Tay này nó biết mình mê Kiều nên nó dùng lối lẩy Kiều để vẽ chân dung thì khéo thật. Tuy vậy câu thứ hai nói oan và nói ác quá. Có không ít người nghĩ như thế về tôi.

Đánh giá của tác giả

" Một đời làm văn tôi chỉ tìm cái hay cái đẹp để bình. Đó là điều ham muốn của tôi. Vậy mà tôi đã vấp phải khối chuyện phiền: kẻ yêu, người ghét. Thậm chí tôi còn bị vu cáo, bị nói oan. Tôi biết vậy nhưng không thể sống khác, viết khác cái tạng của mình. Điều mà tôi có thể hoàn toàn yên tâm và tự hào trước lúc đi xa là tôi đã sống và viết hoàn toàn trung thực.

chú thích

Các tác phẩm khác

Nói hay là không nói Lượt xem: 18702
21/12/2014 11:45
Có nhiều khi lời nói
Chỉ làm thêm hiểu lầm
Có nhiều khi không nói
Càng làm sâu cách ngăn

Nốt nhạc trầm Lượt xem: 36993
21/12/2014 11:45
Người nghệ sĩ mù đi dưới mưa
Như thể không biết mình đang ướt
Câu ca bay phương nào ai biết
Mưa dầm dề trút xuống vô tâm

Phan Rí Lượt xem: 34214
21/12/2014 11:44
Tôi vẫn gửi hồn tôi về Phan Rí
Nơi O tôi sống đến cuối đời
O tôi đi từ thuở thiếu thời
Và ở lại làm người Phan Rí

Qua đèo Lượt xem: 26118
21/12/2014 11:43
Chập chùng núi tiếp núi
Trời khuya xe qua đèo
Bạn ơi đừng buồn nữa
Quê nhà đang vọng theo

Rồi sẽ quên Lượt xem: 49884
21/12/2014 11:43
Rồi sẽ quên, rồi sẽ quên
Câu thơ ngày ấy thương em cháy lòng
Rồi quên ngày đợi đêm mong
Nắng vương hương nhớ, mưa hồng bâng khuâng

Rừng xưa Lượt xem: 41975
21/12/2014 11:42
Vùng rừng rậm hoang vu
Lâu rồi người vắng bóng
Một buổi trưa im lặng
Thú rừng đi lang thang

Sớm khuya Lượt xem: 36213
21/12/2014 11:42
Một búp non vừa nhú
Trong buổi sớm mai hồng
Em thức dậy
Có nhớ thương ai không?

Tâm cảnh Lượt xem: 36972
21/12/2014 11:41
Trắng đêm đốt thuốc vàng mắt nhớ
Thân gầy bóng chiếc ngọn đèn khuya
Người của ngày xaư quên lối cũ
Hiên ngoài gió lạnh một trời mưa

Thăm lăng mạc cửu Lượt xem: 20875
21/12/2014 11:40
Không còn gì hết nữa sao
Tô Châu sóng nước dạt dào nghìn năm
Mênh mông là biển mênh mông
Bâng khuâng dấu cũ âm thầm mình tôi

Tháng giêng Lượt xem: 48736
21/12/2014 11:39
Có thể bây giờ ai đã quên
Nhưng làm sao anh không nhớ tháng giêng
Em mỏng manh như là sương là mộng
Dịu dàng như một dải lụa mềm

Hiển thị 91 - 100 tin trong 2151 kết quả