Thơ

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Hoài Thanh (1909 - 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế, đã đóng góp công lớn về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20. Tác phẩm bất hủ Thi nhân Việt Nam do ông và em trai (Nguyễn Đức Phiên - bút danh Hoài Chân) viết đã đưa tác giả lên vị trí cao, xứng tầm một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Sinh ngày 15 tháng 7 năm 1909 [1] trong một gia đình nhà nho nghèo có tham gia phong trào Đông Du chống Pháp của Phan Bội Châu. Quê ông ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Bắt đầu học chữ Hán, chữ Quốc ngữ, hồi nhỏ ông là học sinh của trường Quốc học Vinh; rồi theo học trường Pháp Việt đến bậc trung học; tham gia phong trào yêu nước của học sinh của Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu. Trước 1945, ông tham gia viết văn, làm báo, dạy học và được coi là người đứng đầu trường phái phê bình văn học Nghệ thuật vị nghệ thuật. Năm 1927, Ông gia nhập Tân Việt Cách mạng Đảng. Năm 1930 đang học ở trường Bưởi (Hà Nội) thì bị bắt, bị kết án treo, bị trục xuất khỏi Bắc Kỳ và giải về quê. Năm 1931 vào Huế, làm công cho một nhà in, đi dạy học, đồng thời viết văn, viết báo.

Tham gia Tổng khởi nghĩa của Việt Minh cướp chính quyền ở Huế tháng 8 năm 1945. Sau 1945 ông lần lượt giữ những chức vụ: Chủ tịch Hội văn hóa cứu quốc, Huế (tháng 9 năm 1945); cán bộ giảng dạy tại Đại học Hà Nội (từ 1945 đến 1946); công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam (từ 1947 đến 1948); ủy viên Ban thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam(1950); Trưởng tiểu ban Văn nghệ Ban Tuyên huấn Trung ương (1950-1956); Vụ trưởng Vụ nghệ thuật và giảng dạy tại Khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội (1958). Trong khoảng 10 năm 1958-1968 ông trở thành đại biểu Quốc hội khóa 2, làm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; tham gia Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa 1 và 2. Từ 1959-1969 ông giữ chức Phó viện trưởng Viện Văn học Việt Nam kiêm Thư ký tòa soạn Tạp chí Nghiên cứu văn học của Viện [2]. Từ 1969 đến 1975 ông giữ chức Chủ nhiệm tuần báo Văn nghệ. Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hoài Thanh mất ngày 14 tháng 3 năm 1982 tại Hà Nội.

Hoài Thanh (1909 - 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế, đã đóng góp công lớn về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20. Tác phẩm bất hủ Thi nhân Việt Nam do ông và em trai (Nguyễn Đức Phiên - bút danh Hoài Chân) viết đã đưa tác giả lên vị trí cao, xứng tầm một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Đánh giá về tác giả

  • Một nửa đời vị nghệ thuật:

Vị nghệ thuật một nửa đời
Nửa đời còn lại vị người cấp trên
"Thi nhân" còn một chút duyên
Chẳng cầm cho vững lại lèn cho đau...X.S - Thơ chân dung[1][3]

  • Phản ứng của tác giả :

Tay này nó biết mình mê Kiều nên nó dùng lối lẩy Kiều để vẽ chân dung thì khéo thật. Tuy vậy câu thứ hai nói oan và nói ác quá. Có không ít người nghĩ như thế về tôi.

Đánh giá của tác giả

" Một đời làm văn tôi chỉ tìm cái hay cái đẹp để bình. Đó là điều ham muốn của tôi. Vậy mà tôi đã vấp phải khối chuyện phiền: kẻ yêu, người ghét. Thậm chí tôi còn bị vu cáo, bị nói oan. Tôi biết vậy nhưng không thể sống khác, viết khác cái tạng của mình. Điều mà tôi có thể hoàn toàn yên tâm và tự hào trước lúc đi xa là tôi đã sống và viết hoàn toàn trung thực.

chú thích

Các tác phẩm khác

Vợ thợ nhuộm khóc chồng Lượt xem: 12369
18/12/2014 21:24
Thiếp kể từ lá thắm xe duyên,
khi vận tía lúc cơn đen,
điều dại điều khôn nhờ bố đỏ.
Chàng ở dưới suối vàng nghĩ lại,

Khóc vợ Lượt xem: 30403
18/12/2014 21:23
Nhà chỉn rất nghèo thay, nhờ được bà hay lam hay làm,
thắt lưng bó que, sắn váy quai cồng,
tất tưởi chân nam chân xiêu,
vì tớ đỡ đần trong mọi việc.

Cáo quan Lượt xem: 23944
18/12/2014 21:22
Quan chẳng quan thì dân, chiếu trung đình ngất ngưởng ngồi trên,
nào lềnh, nào cả, nào bàn ba,
tiền làm sao, gạo làm sao, đóng góp làm sao,
một năm mười hai tháng thảnh thơi,

Tặng học trò đi làm quan cho tây Lượt xem: 19939
18/12/2014 21:22
Hay thật là hay đáo để !
Bảo một đàng quàng một nẻo;
Thôi thế thời thôi cũng được !
Phi đằng nọ tắc đằng kia.

Thủy tiên Lượt xem: 17518
18/12/2014 21:21
Biết rằng gốc tích tự đâu ra?
Cốt cách thiên nhiên vẻ ngọc ngà
Trước án đặt vào trong bể đá
Sáng mai bỗng nở mấy chồi hoa.

Hoa cúc Lượt xem: 22963
18/12/2014 21:20
Trăm hoa đua nở, vắng ngươi hoài !
Trăm hoa tàn rồi mới thấy ngươi
Tháng rét một mình, thưa bóng bạn
Nhị thơm chẳng rữa, chạnh lòng ai

Chốn quê Lượt xem: 12338
18/12/2014 21:20
Năm nay cày cấy vẫn chân thua
Chiêm mất đằng chiêm mùa mất mùa
Phần thuế quan Tây, phần trả nợ
Nửa công đứa ở nửa thuê bò.

Thu vịnh Lượt xem: 20733
18/12/2014 21:19
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ
Song thưa để mặc ánh trăng vào.

Sơn trà (tạ lại người cho trà) Lượt xem: 19721
18/12/2014 21:18
Xuân lai khách tặng ngã sơn trà,
Túy lý mông lung bất biện hoa
Bạch phát thương nhan ngô lão hỉ,
Hồng bào kim đái tử chân da ?

Câu đối tết Lượt xem: 23901
18/12/2014 21:16
Có là bao, ba vạn sáu ngàn ngày, được trăm cái Tết Uớc gì nhỉ, một năm mười hai tháng, cả bốn mùa Xuân

Chiều ba mươi, nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng Bần ra cửa Sáng mồng một, rượu say tuý luý, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà

Hiển thị 831 - 840 tin trong 2151 kết quả