Thơ

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Hoài Thanh (1909 - 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế, đã đóng góp công lớn về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20. Tác phẩm bất hủ Thi nhân Việt Nam do ông và em trai (Nguyễn Đức Phiên - bút danh Hoài Chân) viết đã đưa tác giả lên vị trí cao, xứng tầm một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Sinh ngày 15 tháng 7 năm 1909 [1] trong một gia đình nhà nho nghèo có tham gia phong trào Đông Du chống Pháp của Phan Bội Châu. Quê ông ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Bắt đầu học chữ Hán, chữ Quốc ngữ, hồi nhỏ ông là học sinh của trường Quốc học Vinh; rồi theo học trường Pháp Việt đến bậc trung học; tham gia phong trào yêu nước của học sinh của Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu. Trước 1945, ông tham gia viết văn, làm báo, dạy học và được coi là người đứng đầu trường phái phê bình văn học Nghệ thuật vị nghệ thuật. Năm 1927, Ông gia nhập Tân Việt Cách mạng Đảng. Năm 1930 đang học ở trường Bưởi (Hà Nội) thì bị bắt, bị kết án treo, bị trục xuất khỏi Bắc Kỳ và giải về quê. Năm 1931 vào Huế, làm công cho một nhà in, đi dạy học, đồng thời viết văn, viết báo.

Tham gia Tổng khởi nghĩa của Việt Minh cướp chính quyền ở Huế tháng 8 năm 1945. Sau 1945 ông lần lượt giữ những chức vụ: Chủ tịch Hội văn hóa cứu quốc, Huế (tháng 9 năm 1945); cán bộ giảng dạy tại Đại học Hà Nội (từ 1945 đến 1946); công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam (từ 1947 đến 1948); ủy viên Ban thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam(1950); Trưởng tiểu ban Văn nghệ Ban Tuyên huấn Trung ương (1950-1956); Vụ trưởng Vụ nghệ thuật và giảng dạy tại Khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội (1958). Trong khoảng 10 năm 1958-1968 ông trở thành đại biểu Quốc hội khóa 2, làm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; tham gia Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa 1 và 2. Từ 1959-1969 ông giữ chức Phó viện trưởng Viện Văn học Việt Nam kiêm Thư ký tòa soạn Tạp chí Nghiên cứu văn học của Viện [2]. Từ 1969 đến 1975 ông giữ chức Chủ nhiệm tuần báo Văn nghệ. Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hoài Thanh mất ngày 14 tháng 3 năm 1982 tại Hà Nội.

Hoài Thanh (1909 - 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế, đã đóng góp công lớn về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20. Tác phẩm bất hủ Thi nhân Việt Nam do ông và em trai (Nguyễn Đức Phiên - bút danh Hoài Chân) viết đã đưa tác giả lên vị trí cao, xứng tầm một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Đánh giá về tác giả

  • Một nửa đời vị nghệ thuật:

Vị nghệ thuật một nửa đời
Nửa đời còn lại vị người cấp trên
"Thi nhân" còn một chút duyên
Chẳng cầm cho vững lại lèn cho đau...X.S - Thơ chân dung[1][3]

  • Phản ứng của tác giả :

Tay này nó biết mình mê Kiều nên nó dùng lối lẩy Kiều để vẽ chân dung thì khéo thật. Tuy vậy câu thứ hai nói oan và nói ác quá. Có không ít người nghĩ như thế về tôi.

Đánh giá của tác giả

" Một đời làm văn tôi chỉ tìm cái hay cái đẹp để bình. Đó là điều ham muốn của tôi. Vậy mà tôi đã vấp phải khối chuyện phiền: kẻ yêu, người ghét. Thậm chí tôi còn bị vu cáo, bị nói oan. Tôi biết vậy nhưng không thể sống khác, viết khác cái tạng của mình. Điều mà tôi có thể hoàn toàn yên tâm và tự hào trước lúc đi xa là tôi đã sống và viết hoàn toàn trung thực.

chú thích

Các tác phẩm khác

Trắng Lượt xem: 17994
20/12/2014 08:25
mẹ ta tro bụi trên sông
xuôi bèo hoa nẻo hư không mẹ về
hiều hoa trắng rợn bốn bề
trần gian thêm một kẻ về mổ côi

Tưởng tượng Lượt xem: 32381
20/12/2014 08:25
hãy tưởng tượng...
sớm mai thức dậy chỉ còn lại một mình
những thân quen chẳng còn ai cả
chùm hoa mua về không cho ai

Vọng âm Lượt xem: 22341
20/12/2014 08:24
Gã bạn thân đi xa
Người bạn gái ở nhà đau ốm
Lũ bạn quen ồn ào như quạ
Vắng bặt áo cơm

Vọng các Lượt xem: 20284
20/12/2014 08:23
hũ mắm theo ta xuất ngoại
vượt đường cao tốc trao đúng người
cơm chiều gạo trắng con tép đỏ
khi không mà Vọng Các mưa rơi

Tiểu sử Lượt xem: 12915
20/12/2014 08:18
Trịnh Công Sơn (28 tháng 2 năm 1939 – 1 tháng 4 năm 2001) là một trong những nhạc sĩ lớn nhất của Tân nhạc Việt Nam. Trong sự nghiệp âm nhạc, ông đã sáng tác trên 600 tác phẩm, phần lớn là tình ca. Nhiều ca khúc của ông có thông điệp phản chiến trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam và do đó đã chịu sự cấm đoán, hạn chế của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, và ngay cả của chính quyền Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sau này. Nhạc của Trịnh Công Sơn được rất nhiều ca sĩ thể hiện, nhưng thành công hơn cả là Khánh Ly. Ngoài ra, ông còn được xem là một nhà thơ, một họa sĩ dù không chuyên.

Là chút hồng phai Lượt xem: 18113
20/12/2014 08:10
Chẳng có gì đâu em ở lại
Một chút cỏ hoa giữa tâm hồn
Tâm hồn một chút hồn cỏ lá
Cỏ lá tâm hồn một chiếc hôn

Chinh phụ ngâm Lượt xem: 10777
20/12/2014 07:58
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi,
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên.
Xanh kia thăm thẳm tầng trên,
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này ?

Chinh phụ ngâm khúc Lượt xem: 17219
20/12/2014 07:57
Trích đoạn từ " Tự tự "của bác sĩ Nguyễn huy Hùng

Bản Chinh Phụ Ngâm do Đặng Trần Côn sáng tác là một tuyệt phẩm: Nó là một viên ngọc vô giá của nền văn học Hán Việt nước ta.

chương A - đoạn A1 Lượt xem: 19349
20/12/2014 07:54
1. Thiên địa phong trần
Hồng nhan đa truân
Du du bỉ thương hề thùy tạo nhân
Cổ bề thanh động Tràng An (Thành) nguyệt

chương A - đoạn A2 Lượt xem: 15698
20/12/2014 07:53
10. Sứ tinh thiên môn thôi hiểu phát
Hành nhân trọng pháp khinh ly biệt
Cung tiễn hề, tại yêu
Thê noa hề, biệt khuyết

Hiển thị 531 - 540 tin trong 2151 kết quả