Thơ

nguồn : http://vi.wikipedia.org

xem thêm : tác phẩm

Hồ Xuân Hương (chữ Hán: 胡春香) là nhà thơ Nôm nổi tiếng cuối thế kỷ 18, đầu thể kỷ 19 (1772-1822). Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục và được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam.

Tiểu sử

Tiểu sử của Hồ Xuân Hương đến nay vẫn còn nhiều điểm gây tranh cãi; thậm chí có một vài ý kiến còn cho rằng những bài thơ được xem là của Hồ Xuân Hương hiện nay do nhiều người sáng tác, nghĩa là không có ai thực sự là Hồ Xuân Hương. Dựa vào một số tài liệu lưu truyền, những bài thơ được khẳng định là của Hồ Xuân Hương, các nhà nghiên cứu đã tạm thừa nhận một số kết luận bước đầu về tiểu sử của nữ sĩ:

  • Hồ Xuân Hương thuộc dòng dõi họ Hồ ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Đây là một dòng họ lớn có nhiều người đỗ đạt và làm quan nhưng đến đời Hồ Phi Diễn - thân sinh của bà - thì dòng họ này đã suy tàn.'
  • Năm sinh năm mất ,thân thế cuộc đời và thơ văn của bà đến nay vẫn còn sơ khai ....... Lai lịch của bà không biết rõ
  • Theo các nhà nghiên cứu đầu tiên về Hồ Xuân Hương như Nguyễn Hữu Tiến, Dương Quảng Hàm thì bà là con ông Hồ Phi Diễn (sinh 1704) ở làng Quỳnh Ðôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An (*). Ông thi đậu tú tài năm 24 tuổi dưới triều Lê Bảo Thái. Nhà nghèo không thể tiếp tục học, ông ra dạy học ở Hải Hưng, Hà Bắc, để kiếm sống. Tại đây ông đã lấy cô gái Bắc Ninh, họ Hà, làm vợ lẽ - Hồ Xuân Hương ra đời là kết quả của mối tình duyên đó.[1]
  • Bà sống vào thời kỳ cuối nhà Lê, đầu nhà Nguyễn, tức 1772-1822. Do đó bà có điều kiện tiếp thu ảnh hưởng của phong trào đấu tranh của quần chúng và chứng kiến tận mắt sự đổ nát của nhà nước phong kiến.
  • Bà xuất thân trong một gia đình phong kiến suy tàn, song hoàn cảnh cuộc sống đã giúp nữ sĩ có điều kiện sống gần gũi với quần chúng lao động nghèo, lăn lộn và tiếp xúc nhiều với những người phụ nữ bị áp bức trong xã hội.
  • Hồ Xuân Hương ít chịu ảnh hưởng của Nho giáo, vậy tại sao lại có chuyện "cổ nguyệt đình"?. Bà không dùng chữ nho cũng đâu thể cho rằng bà ít chịu ảnh hưởng của nho giáo, mà phải xem lại xã hội thời đó, bà là một nhà thơ nên cũng là một minh chứng cho xã hội thời đó về mặt nhân sinh quan cũng như về phương diện văn chương.
  • Bà là một phụ nữ thông minh, có học nhưng học hành cũng không được nhiều lắm, bà giao du rộng rãi với bạn bè nhất là đối với những bạn bè ở làng thơ văn, các nhà nho. Nữ sĩ còn là người từng đi du lãm nhiều danh lam thắng cảnh của đất nước.
  • Là một phụ nữ tài hoa có cá tính mạnh mẽ nhưng đời tư lại có nhiều bất hạnh. Hồ Xuân Hương lấy chồng muộn mà đến hai lần đi lấy chồng, hai lần đều làm lẽ, cả hai đều ngắn ngủi và không có hạnh phúc. (Nhưng theo tài liệu của GS Hoàng Xuân Hãn và ông Lê Xuân Giáo thì nữ sĩ có tới 3 đời chồng chứ không phải hai: Tổng Cóc, quan Tri phủ Vĩnh Tường, và cuối cùng là quan Tham hiệp trấn Yên Quảng Trần Phúc Hiển).

Tác phẩm

Các tác phẩm của bà đã bị mất nhiều, đến nay còn lưu truyền chủ yếu là những bài thơ chữ Nôm truyền miệng.

Năm 1962, ông Trần Văn Giáp đã công bố 5 bài thơ chữ Hán của Hồ Xuân Hương trên báo Văn nghệ viết về vịnh Hạ Long. Đến năm 1983, giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã dịch và đặt tên cho 5 bài thơ này (bao gồm: Độ Hoa Phong, Hải ốc trù, Nhãn phóng thanh, Trạo ca thanh, Thuỷ vân hương) và công bố trong bài Hồ Xuân Hương với vịnh Hạ Long, đăng trên tập san Khoa học xã hội, tại Paris vào năm 1984. Ngoài ra, Hồ xuân Hương còn viết bài "Bánh trôi nước" rất nổi tiếng.

Năm 1964, nhà nghiên cứu Trần Thanh Mại phát hiện một tập thơ nữa tên là Lưu hương ký 琉香記, theo những nghiên cứu đến nay nhiều người tán thành rằng những bài thơ trong đó là của Hồ Xuân Hương. Lưu hương ký là tập thơ có nội dung tình yêu gia đình, đất nước, nó không thể hiện rõ cá tính mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương, cho nên, việc nghiên cứu giá trị thơ Hồ Xuân Hương chủ yếu được thực hiện trên những bài thơ Nôm truyền tụng của bà.

chú thích

Các tác phẩm khác

Ông cử Nhu Lượt xem: 23032
21/12/2014 05:33
Sơ khảo khoa này bác cử Nhu
Thực là vừa dốt lại vừa ngu
Văn chương nào phải là đơn thuốc
Chớ có khuyên xằng chết bỏ bu

Ông Hàn bị vợ dọa bỏ Lượt xem: 19221
21/12/2014 05:32
Ông đã ơn vua một chữ Hàn
Nay lành mai vỡ khéo đa đoan
Ðược thua hai ngả ba câu chuyện
Khôn dại trăm năm một tiếng đàn

Ông lão Lượt xem: 28270
21/12/2014 05:31
Ông Lão ngày xưa tính thực hiền
Bảy ba vui thú cảnh điền viên
Sách đèn học tập năm Minh Mệnh
Áo mũ ăn ngồi xã Vị Xuyên

Ông tiến sĩ mới Lượt xem: 26596
21/12/2014 05:24
Tiến sĩ khoa này đỗ mấy người?
Xem chừng hay chữ có ông thôi!
Nghe văn mà gớm cho văn nhỉ
Cờ biển vua ban cũng lạ đời!

Phòng không Lượt xem: 24379
21/12/2014 05:23
Em giận thân em mãi chửa chồng
Ngày năm bảy mối tối nằm không
Thiếu gì chốn ấy xêu trầu vỏ
Mà lại nơi kia giấm cốm hồng

Phú hỏng khoa Canh Tý Lượt xem: 19072
21/12/2014 05:22
Đau quá đòn hằn;
Rát hơn lửa bỏng.
Hổ bút hổ nghiên;
Tủi lều tủi chõng.

Phường nhơ (1) Lượt xem: 39400
21/12/2014 05:20
Bấy lâu chơi với rặt phường nhơ
Quen mắt ưa nhìn chả biết dơ.
Nào sọt nào quang nào bộ gắp,
Đứa bưng đứa hót, đứa đang chờ.

Quan tại gia Lượt xem: 28447
21/12/2014 05:19
Một ngọn đèn xanh, mấy quyển vàng
Bốn con làm lính, bố làm quan
Câu thơ, câu phú sưu cùng thuế
Nghiên mực, nghiên son tổng với làng

Sông lấp Nam Định Lượt xem: 15445
21/12/2014 05:18
Sông kia rày đã nên đồng
Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai
Đêm nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò

Sư ở tù Lượt xem: 17588
21/12/2014 05:18
Quảng đại từ bi cũng phải tù
Hay là sư cũng vụng đường tu ?
Tụng kinh cứu khổ ba trăm quyển
Ý hẳn còn quên một phép phù ?

Hiển thị 221 - 230 tin trong 2164 kết quả