Thơ

nguồn : http://vi.wikipedia.org

xem thêm : tác phẩm

Hồ Xuân Hương (chữ Hán: 胡春香) là nhà thơ Nôm nổi tiếng cuối thế kỷ 18, đầu thể kỷ 19 (1772-1822). Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục và được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam.

Tiểu sử

Tiểu sử của Hồ Xuân Hương đến nay vẫn còn nhiều điểm gây tranh cãi; thậm chí có một vài ý kiến còn cho rằng những bài thơ được xem là của Hồ Xuân Hương hiện nay do nhiều người sáng tác, nghĩa là không có ai thực sự là Hồ Xuân Hương. Dựa vào một số tài liệu lưu truyền, những bài thơ được khẳng định là của Hồ Xuân Hương, các nhà nghiên cứu đã tạm thừa nhận một số kết luận bước đầu về tiểu sử của nữ sĩ:

  • Hồ Xuân Hương thuộc dòng dõi họ Hồ ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Đây là một dòng họ lớn có nhiều người đỗ đạt và làm quan nhưng đến đời Hồ Phi Diễn - thân sinh của bà - thì dòng họ này đã suy tàn.'
  • Năm sinh năm mất ,thân thế cuộc đời và thơ văn của bà đến nay vẫn còn sơ khai ....... Lai lịch của bà không biết rõ
  • Theo các nhà nghiên cứu đầu tiên về Hồ Xuân Hương như Nguyễn Hữu Tiến, Dương Quảng Hàm thì bà là con ông Hồ Phi Diễn (sinh 1704) ở làng Quỳnh Ðôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An (*). Ông thi đậu tú tài năm 24 tuổi dưới triều Lê Bảo Thái. Nhà nghèo không thể tiếp tục học, ông ra dạy học ở Hải Hưng, Hà Bắc, để kiếm sống. Tại đây ông đã lấy cô gái Bắc Ninh, họ Hà, làm vợ lẽ - Hồ Xuân Hương ra đời là kết quả của mối tình duyên đó.[1]
  • Bà sống vào thời kỳ cuối nhà Lê, đầu nhà Nguyễn, tức 1772-1822. Do đó bà có điều kiện tiếp thu ảnh hưởng của phong trào đấu tranh của quần chúng và chứng kiến tận mắt sự đổ nát của nhà nước phong kiến.
  • Bà xuất thân trong một gia đình phong kiến suy tàn, song hoàn cảnh cuộc sống đã giúp nữ sĩ có điều kiện sống gần gũi với quần chúng lao động nghèo, lăn lộn và tiếp xúc nhiều với những người phụ nữ bị áp bức trong xã hội.
  • Hồ Xuân Hương ít chịu ảnh hưởng của Nho giáo, vậy tại sao lại có chuyện "cổ nguyệt đình"?. Bà không dùng chữ nho cũng đâu thể cho rằng bà ít chịu ảnh hưởng của nho giáo, mà phải xem lại xã hội thời đó, bà là một nhà thơ nên cũng là một minh chứng cho xã hội thời đó về mặt nhân sinh quan cũng như về phương diện văn chương.
  • Bà là một phụ nữ thông minh, có học nhưng học hành cũng không được nhiều lắm, bà giao du rộng rãi với bạn bè nhất là đối với những bạn bè ở làng thơ văn, các nhà nho. Nữ sĩ còn là người từng đi du lãm nhiều danh lam thắng cảnh của đất nước.
  • Là một phụ nữ tài hoa có cá tính mạnh mẽ nhưng đời tư lại có nhiều bất hạnh. Hồ Xuân Hương lấy chồng muộn mà đến hai lần đi lấy chồng, hai lần đều làm lẽ, cả hai đều ngắn ngủi và không có hạnh phúc. (Nhưng theo tài liệu của GS Hoàng Xuân Hãn và ông Lê Xuân Giáo thì nữ sĩ có tới 3 đời chồng chứ không phải hai: Tổng Cóc, quan Tri phủ Vĩnh Tường, và cuối cùng là quan Tham hiệp trấn Yên Quảng Trần Phúc Hiển).

Tác phẩm

Các tác phẩm của bà đã bị mất nhiều, đến nay còn lưu truyền chủ yếu là những bài thơ chữ Nôm truyền miệng.

Năm 1962, ông Trần Văn Giáp đã công bố 5 bài thơ chữ Hán của Hồ Xuân Hương trên báo Văn nghệ viết về vịnh Hạ Long. Đến năm 1983, giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã dịch và đặt tên cho 5 bài thơ này (bao gồm: Độ Hoa Phong, Hải ốc trù, Nhãn phóng thanh, Trạo ca thanh, Thuỷ vân hương) và công bố trong bài Hồ Xuân Hương với vịnh Hạ Long, đăng trên tập san Khoa học xã hội, tại Paris vào năm 1984. Ngoài ra, Hồ xuân Hương còn viết bài "Bánh trôi nước" rất nổi tiếng.

Năm 1964, nhà nghiên cứu Trần Thanh Mại phát hiện một tập thơ nữa tên là Lưu hương ký 琉香記, theo những nghiên cứu đến nay nhiều người tán thành rằng những bài thơ trong đó là của Hồ Xuân Hương. Lưu hương ký là tập thơ có nội dung tình yêu gia đình, đất nước, nó không thể hiện rõ cá tính mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương, cho nên, việc nghiên cứu giá trị thơ Hồ Xuân Hương chủ yếu được thực hiện trên những bài thơ Nôm truyền tụng của bà.

chú thích

Các tác phẩm khác

Lại một đêm không ngủ Lượt xem: 23952
19/12/2014 19:18
Bóng trăng vừa lấp ló
Trông ra đã lặn rồi
Còn bóng mây thiên cổ
Ngập ngừng chẳng muốn trôi

Ly rượu cuối năm Lượt xem: 22596
19/12/2014 19:17
(Uống rượu với bạn tại chợ Đủi-Q3-SG71)

Chiều cuối năm buồn ra Chợ Đủi
Ta mời ta những ly rượu đầy
Quên quên hết trò đời dâu bể
Với nỗi sầu vạn kiếp khôn khuây

Mới biết Lượt xem: 23115
19/12/2014 19:16
Anh mới biết bây giờ anh mới biết
Chuyện tình yêu vẫn là chuyện muôn đời
Tìm đến nhau bằng khoảng cách mù khơi
Trong cay đắng mặt trời buồn rét lạnh

Ngày qua tiễn bạn Lượt xem: 20381
19/12/2014 19:15
Ngày qua tiễn bạn hành phương ấy
Giữa chợ đời hề! Rượu chẳng ấm môi
Bằng hữu xa chừ! Như mây chia trôi
Nói dăm câu chừ vô nghĩa mà thôi

Ngày vắng Lượt xem: 14297
19/12/2014 19:13
Ngày vắng Bé đột nhiên buồn ủ rũ
Con đường về đầy những lá me xanh
Chiều Chúa nhật ngôi trường sương khói phủ
Anh một mình ngồi nói chuyện với hư không

Nhớ Kinh Kha Lượt xem: 27446
19/12/2014 19:12
Bạo chúa đắp Trường Thành chôn kẻ sĩ
Để ngai vàng muôn thuở sánh trăng sao
Nhưng ô hô ! Nhà Tần rồi cũng mất
Chỉ còn đây niềm oán hận thiên thu.

Nhớ quê Lượt xem: 18260
19/12/2014 19:11
Đã lâu lắm rồi Quãng Ngãi ơi
Lòng ta ray rức nhớ khôn nguôi
Mười một năm trời xa quê mẹ
Cũng bởi áo cơm cái nợ đời.

Nhớ Sài Gòn Lượt xem: 35050
19/12/2014 19:09
Nhớ Sài Gòn những cơn mưa vội vã
Nắng chói chang thành phố ngập ánh đèn
Bác phu xe đầu trần còng lưng đạp
Nhưng đói nghèo vẫn dính cứng vòng xe

Rừng khuya Lượt xem: 20340
19/12/2014 19:07
Đêm nghe tiếng sóng vổ về
Rừng khuya lữ thứ buồn tê tái lòng
Mê đường mộng cũ thong dong
Thuyền ai trôi dạt giữa giòng triều lên

Ta đi đây Lượt xem: 18303
19/12/2014 19:05
Hôm qua tiễn bạn nay tiễn vợ
Buổi đời khốn khó phải ra đi
Phương Nam dắt díu vào trong đó
Kiếm cơm kiếm áo sống qua thì

Hiển thị 641 - 650 tin trong 2164 kết quả