Thơ

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Giang Nam (sinh 2 tháng 2 năm 1929) là một nhà thơ Việt Nam, được biết nhiều là tác giả bài thơ Quê hương.

Tiểu sử

Giang Nam tên thật là Nguyễn Sung, quê quán xã Ninh Bình, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Ông sinh trong một gia đình nho học Tham gia Việt Minh từ tháng 8 năm 1945, làm công tác thông tin tuyên truyền ở xã rồi lên tỉnh rồi Phó trưởng ty Thông tin Khánh Hòa. Sau 1954 ông hoạt động ở miền Nam, làm Phó ban Tuyên huấn Khánh Hòa, Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ Giải phóng miền Nam, ủy viên tiểu ban văn nghệ Trung ương cục, trưởng ngành văn. Có thời gian làm Trưởng tiểu ban văn nghệ, ủy viên Ban Tuyên huấn khu Sài Gòn - Gia Định. Từ 1975, từng làm đại biểu Quốc hội khóa VI, ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa II, III. Tổng biên tập báo Văn nghệ, Chủ tịch Hội Văn nghệ Phú khánh, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa. Hiện ông nghỉ hưu và sống ở Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Ngoài thơ Giang Nam còn sáng tác văn xuôi chủ yếu là truyện, truyện ngắn.

Các bút danh: Giang Nam, Châu Giang, Hà Trung, Lê Minh (sử dụng trên báo chí công khai xuất bản ở miền Nam từ 1955 đến 1960)

Tác phẩm

  • Thơ
Tháng Tám ngày mai (1962)
Quê hương (1962)
Người anh hùng Đồng Tháp (1969)
Vầng sáng phía chân trời (1978)
Hạnh phúc từ nay (1978)
Thành phố chưa dừng chân (1985)
Ánh chớp đêm giao thừa (trường ca-1998)
Lá thư thành phố
  • Truyện
Vở kịch cô giáo (1962)
Người giồng tre (1969)
Trên tuyến lửa (1984)
Rút từ sổ tay chiến tranh (truyện ngắn và ký-1987)

Các giải thưởng

  • Giải nhì về thơ tạp chí Văn nghệ năm 1961; bài Quê hương.
  • Giải thưởng văn học nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu (1960-1965) của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam về thơ: tập thơ Quê hương.
  • Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật (2001)

Xem thêm về bài thơ Quê hương

Bài thơ Quê hương đã được đưa vào sách giáo khoa phổ thông để giảng dạy. Năm 1961, khi xét giải thưởng thơ báo Văn nghệ, có ý kiến đề nghị trao giải nhất cho bài thơ Quê hương nhưng cũng có ý kiến cho rằng trong bối cảnh lúc đó bài thơ có thể ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu nên đề nghị chỉ trao giải ba, cuối cùng giải pháp dung hoà được nhất trí: bài thơ được tặng giải nhì.[1]

chú thích

Các tác phẩm khác

Lại một đêm không ngủ Lượt xem: 23933
19/12/2014 19:18
Bóng trăng vừa lấp ló
Trông ra đã lặn rồi
Còn bóng mây thiên cổ
Ngập ngừng chẳng muốn trôi

Ly rượu cuối năm Lượt xem: 22573
19/12/2014 19:17
(Uống rượu với bạn tại chợ Đủi-Q3-SG71)

Chiều cuối năm buồn ra Chợ Đủi
Ta mời ta những ly rượu đầy
Quên quên hết trò đời dâu bể
Với nỗi sầu vạn kiếp khôn khuây

Mới biết Lượt xem: 23085
19/12/2014 19:16
Anh mới biết bây giờ anh mới biết
Chuyện tình yêu vẫn là chuyện muôn đời
Tìm đến nhau bằng khoảng cách mù khơi
Trong cay đắng mặt trời buồn rét lạnh

Ngày qua tiễn bạn Lượt xem: 20346
19/12/2014 19:15
Ngày qua tiễn bạn hành phương ấy
Giữa chợ đời hề! Rượu chẳng ấm môi
Bằng hữu xa chừ! Như mây chia trôi
Nói dăm câu chừ vô nghĩa mà thôi

Ngày vắng Lượt xem: 14278
19/12/2014 19:13
Ngày vắng Bé đột nhiên buồn ủ rũ
Con đường về đầy những lá me xanh
Chiều Chúa nhật ngôi trường sương khói phủ
Anh một mình ngồi nói chuyện với hư không

Nhớ Kinh Kha Lượt xem: 27279
19/12/2014 19:12
Bạo chúa đắp Trường Thành chôn kẻ sĩ
Để ngai vàng muôn thuở sánh trăng sao
Nhưng ô hô ! Nhà Tần rồi cũng mất
Chỉ còn đây niềm oán hận thiên thu.

Nhớ quê Lượt xem: 18241
19/12/2014 19:11
Đã lâu lắm rồi Quãng Ngãi ơi
Lòng ta ray rức nhớ khôn nguôi
Mười một năm trời xa quê mẹ
Cũng bởi áo cơm cái nợ đời.

Nhớ Sài Gòn Lượt xem: 35022
19/12/2014 19:09
Nhớ Sài Gòn những cơn mưa vội vã
Nắng chói chang thành phố ngập ánh đèn
Bác phu xe đầu trần còng lưng đạp
Nhưng đói nghèo vẫn dính cứng vòng xe

Rừng khuya Lượt xem: 20303
19/12/2014 19:07
Đêm nghe tiếng sóng vổ về
Rừng khuya lữ thứ buồn tê tái lòng
Mê đường mộng cũ thong dong
Thuyền ai trôi dạt giữa giòng triều lên

Ta đi đây Lượt xem: 18286
19/12/2014 19:05
Hôm qua tiễn bạn nay tiễn vợ
Buổi đời khốn khó phải ra đi
Phương Nam dắt díu vào trong đó
Kiếm cơm kiếm áo sống qua thì

Hiển thị 651 - 660 tin trong 2174 kết quả