Thơ

Truyện Kiều là tên gọi thông thường theo tên nhân vật chính trong tác phẩm của , còn lúc sáng tác, Nguyễn Du đặt tên cho tác phẩm của mình là Đoạn trường tân thanh nghĩa là "Tiếng nói mới về một nỗi đau đến đứt ruột".

Đoạn trường tân thanh được sáng tác không phải do nhà thơ đơn thuần tưởng tượng, hư cấu để viết ra, mà ông viết dựa theo cốt truyện một tiểu thuyết chương hồi bằng văn xuôi của Trung Quốc, có tên là Kim Vân Kiều truyện (truyện về Kim Trọng, Thúy Vân, Thúy Kiều) của một tác giả hiệu là Thanh Tân Tài Nhân.

Trong thời đại của Nguyễn Du các nhà thơ sáng tác thường dựa theo một tác phẩm của Trung Quốc như thế. Nói chung Nguyễn Du dựa khá sát vào tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân khi viết lại Truyện Kiều: cụ thể là những nhân vật trong Truyện Kiều của ông đều là những nhân vật lấy từ Kim Vân Kiều truyện; những tình tiết, biến cố, cốt truyện trong Truyện Kiều hầu hết đều có trong KIm Vân Kiều truyện. Nhưng cái đặc sắc của Nguyễn Du là tuy dựa vào tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân nhưng lại hết sức sáng tạọ Điều đó quyết định ở chổ Nguyễn Du không phải nhằm chuyển dịch tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân sang tiếng Việt, mà ông tái tạo, bổ sung vào đó những điều mà ông từng day dứt, trăn trở, và với tài năng nghệ thuật tuyệt vời của mình, ông đã thể hiện lại bằng ngôn ngữ dân tộc và thể thơ dân tộc, cho nên tác phẩm của Nguyễn Du có sức sống mãnh liệt hơn và có chiều sâu trí tuệ mà nguyên tác của Thanh Tâm Tài Nhân không có được.

Truyện Kiều là truyện về cuộc đời của một người con gái bất hạnh có tên là Vương Thúy Kiềụ Người con gái ấy có tài, có sắc, xuất thân trong một gia đình bình thường, lớn lên nàng yêu một chàng trai là Kim Trọng, nhưng rồi tai họa đã xảy đến cho gia đình: cha và em của nàng bị bắt, bị đánh đập, nhà cửa bị cướp phá sạch sành sanh. Thúy Kiều không có cách nào để cứu nguy cho gia đình, nàng buộc lòng phải bán mình cho người khác để lấy tiền chuộc cha và em; từ đó cuộc đời nàng trải qua không biết bao nhiêu là tai họa: nàng bị lừa lọc phải hai lần làm kỹ nữ ở nhà chứa, làm lẽ, đi ở... Có thể nói một câu chuyện thê thảm về vận mệnh của một người con gái như thế, bản thân nó đã có sức xúc động lớn. Nhưng dưới ngòi bút của Nguyễn Du, câu chuyện thê thảm ấy lại không thuần túy là vận mệnh của một người con gái, hay nói cách khác là thông qua vận mệnh của một người con gái nhà thơ đã nói lên vận mệnh của con người nói chung trong một xã hội bất công tàn bạọ Nhà nghiên cứu Hoài Thanh cho rằng vấn đề đặt ra trong Truyện Kiều của Nguyễn Du là vấn đề quyền sống của con người trong xã hội phong kiến. Nhà thơ Chế Lan Viên thì viết:

Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc,
Sắc tài sao mà lại lắm truân chuyên...

Nói cho đúng, khi viết tác phẩm của mình Nguyễn Du không hoàn toàn ý thức hết những điều ông đã trình bàỵ Với một quan niệm truyền thống, ông cắt nghĩa những bất hạnh của Thúy Kiều là do mâu thuẩn giữa Tài và Mệnh: Thúy Kiều nhiều tài, nên số phận của Thúy Kiều bi thảm; và ông chủ trương để giải quyết những mâu thuẩn ấy, con người phải thực hiện chữ Tâm, phải "tu tâm". Chính quan niệm như vậy nên nhà thơ đã viết ở phần mở đầu tác phẩm:
Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ Tài, chữ Mệnh khéo là ghét nhau

và ở phần kết thúc, ông viết:

Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài

Có điều quan niệm là như thế, nhưng khi tái hiện cuộc sống vào tác phẩm, Nguyễn Du đã hết sức trung thực, nên thực tế vấn đề đặt ra trong tác phẩm của ông có ý nghĩa sâu sắc hơn rất nhiều so với những gì mà ông đã phát biểụ

Cảm hứng chủ đạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều là cảm hứng về thân phận con ngườị Con người sẽ sống như thế nào giữa một xã hội bất công, tàn bạỏ Khi xây dựng nhân vật Thúy Kiều, nhà thờ muốn thể hiện ở nhân vật này tất cả những gì là ưu tú, là tinh hoa của con ngườị Thúy Kiều không phải chỉ có tài sắc thông thường như các cô gái khác trong văn học cổ, mà Thúy Kiều là tuyệt đỉnh của tài sắc; và không phải chỉ có tài sắc, mà Thúy Kiều còn có ý thức sâu sắc về cuộc sống của mình và của xung quanh. Có thể nói Nguyễn Du muốn xây dựng nhân vật Thúy Kiều như một tượng trưng cho tất cả những gì là đẹp, là tinh hoa của con ngườị Một nhân vật như thế lẽ ra phải được sống một cuộc đời tốt đẹp, hạnh phúc, nhưng vì nàng sống trong một xã hội bất công, tàn bạo nên cuối cùng những phẩm chất cao qúy nhất của nàng lại trở thành những tai họa đối với nàng. Do có tài có sắc, Thúy Kiều đã trở thành miếng mồi ngon cho cái xã hội đó xâu xé.

Nguyễn Du là một nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa sâu sắc, ông hết lòng thương yêu và trân trọng con người mà phải thể hiện những cảnh con người bị vùi dập trong tác phẩm, nên ngòi bút của ông nhiều khi phẫn nộ và nhiều khi lại cay đắng, chua xót. Mộng Liên Đường chủ nhân nhận xét: Nguyễn Du viết Truyện Kiều như có máu rỏ lên đầu ngọn bút, nước mắt thấm qua tờ giấỵ

Cố nhiên đã yêu thương con người thì phải chống lại những lực lượng chà đạp con ngườị Về phương diện này có thể nói Truyện Kiều là một bản cáo trạng lên án đanh thép tất cả những lực lượng chà đạp con ngườị Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, chà đạp Thúy Kiều không phải một vài con người cá biệt nào mà là cả một xã hội, từ kẻ đại diện cho cái xã hội ấy như bọn quan lớn, quan bé, gia đình quan lại, đến bọn thừa hành như đám nha lại, rồi những kẻ sống bằng nghề buôn bán nhan sắc của phụ nữ... Trong cái xã hội này, sau thế lực của bọn qúy tộc là thế lực của đồng tiền. Đồng tiền thực sự đã trở thành một tai họa đối với con ngườị Đồng tiền chi phối việc xử kiện của bọn quan lại; đồng tiền đã biến những nho sĩ như Mã Giám Sinh, Sở Khanh thành những tên ma cô dắt gái; đã biết Thúc Sinh thành một kẻ ăn chơi trác táng... Đồng tiền có thể mua bán cả cái trinh tiết thiêng liêng của người phụ nữ... Sống trong một xã hội như vậy những kẻ xấu, bất lương thì tha hồ lộng hành, còn người tốt, lượng thiện thì không có chỗ để tồn tạị Thúy Kiều bị dày vò đủ đường mà chỉ có một người duy nhất dám bênh vực nàng là Từ Hải, thì cái xã hội ấy lại coi Từ Hải là giặc, và cuối cùng bằng một sự phản bội xấu xa đã giết chết Từ Hảị Trong Truyện Kiều, Từ Hải bị giết và sau đó Thúy Kiều tự tử trên sông Tiền Đường là những kết thúc bi thảm nhưng không thể khác được. Việc Thúy Kiều được cứu sống, rồi được tái ngộ Kim Trọng với biết bao chua xót, bẽ bàng ở cuối truyện không hề làm giảm ý nghĩa tố cáo của tác phẩm, mà đúng như nhà thơ Xuân Diệu nhận xét, nó là "bản cáo trạng cuối cùng" của tác phẩm nàỵ

Truyện Kiều không những có nội dung sâu sắc, mà nghệ thuật của nó cũng đạt đến một thành tựu rực rỡ. Nói đến thành công trong nghệ thuật Truyện Kiều trước hết người ta thường nói đến thành công của nhà thơ trong việc vận dụng tiếng Việt và thể thơ lục bát của dân tộc. Trong Truyện Kiều có sự kết hợp sức nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân. Truyện Kiều có không ít từ Hán Việt và điển cố lấy trong sách vở với lối diễn đạt đài các, qúy phái, nhưng tất cả đều được sử dụng có liều lượng, đúng nơi, đúng lúc, nên đều hợp lý. Mặt khác trong Truyện Kiều lại có nhiều lời ăn tiếng nói hằng ngày, ca dao tục ngữ nhưng tất cả cũng được sử dụng có chọn lọc tinh vi, khéo léo, kết hợp hài hòa với ngôn ngữ bác học. Thể thơ lục bát trong Truyện Kiều được nhà thơ khai thác triệt để khả năng biểu hiện của nó, tinh tế, giản dị mà có âm vang, có thể diễn đạt được nhiều sắc thái của cuộc sống và những nét tinh vi, tế nhị trong tình cảm của con ngườị

Một thành công nữa cũng hết sức quan trọng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du là nghệ thuật dẫn truyện và nghệ thuật miêu tả, bao gồm miêu tả con người lẫn miêu tả thiên nhiên, cảnh vật. Nhà thơ thường miêu tả rất tiết kiệm. Chỉ cần một vài câu thơ ông đã có thể khắc họa rõ nét được ngoại hình của một nhân vật hay dựng lên được một bức tranh phong cảnh. Nhưng tuyệt diệu nhất của nghệ thuật miêu tả trong Truyện Kiều là miêu tả nội tâm nhân vật. Có thể nói trong văn học cổ không có một nhà thơ thứ hai nào thành công trong việc miêu tả nội tâm của nhân vật như Nguyễn Du, nhất là nội tâm của nhân vật Thúy Kiềụ

Có thể nói chính nhờ chiều sâu nhân bản ở nội dung của tác phẩm lại được thể hiện với nghệ thuật tuyệt vời nên Truyện Kiều của Nguyễn Du sống mãi với thời gian.
Các tác phẩm khác

Tự thán Lượt xem: 8877
21/08/2013 19:41
Gần son thì đỏ, mực thì đen
Sáng biết nhờ ơn thửa bóng đèn
Ăn uống miễn theo nơi phép tắc
Tới lui cho biết lẽ kinh quyền

Thói đời Lượt xem: 80304
21/08/2013 19:39
Thế gian biến đổi vũng nên đồi
Mặn nhạt, chua cay lẫn ngọt bùi
Còn bạc, còn tiền còn đệ tử
Hết cơm, hết rượu hết ông tôi

Nhân tình thế thái Lượt xem: 14384
21/08/2013 19:38
Thấy dặm thanh vân bước ngại chen
Được nhàn ta sá dưỡng thân nhàn
Ba gian am quán lòng hằng mến
Đôi chốn sơn hà mặt đã quen

Danh sách Nhà thơ : Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 25123
20/08/2013 10:02
Bà Huyện Thanh Quan - Bằng Việt - Bích Khê - Bùi Giáng - Bùi Minh Quốc - Cao Bá Quát - Cao Thoại Châu - Chế Lan Viên - Đặng Quang Chính - Đặng Thai Mai - Đặng Trần Côn - Đỗ Phồn - Đỗ Phủ - Đỗ Trung Quân - Đồng Đức Bốn - Đông Hải - Dương Khuê - Duong Lam - Giang Nam - goldonline.vn - Hàn Mặc Tử - Hồ Dzếnh - Hồ Xuân Hương - Hoài Thanh - Hoàng Cầm - Hoàng Hà - Hoàng Phủ Ngọc Tường - Hồng Nguyên - Hữu Loan - Hữu Thỉnh - Huy Cận - Huyền Minh - Khái Hưng - Kim Giang - Lâm Thị Mỹ Dạ - Lê Anh Xuân - Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái - Lê Ngọc Hân - Luân Tâm - Lưu Quang Vũ - Lưu Trọng Lư - Lưu Vĩnh Hạ - Lý Bạch - Lý Thường Kiệt - Lý Tử Tấn (Nguyễn Gia Linh) - Mai Đình - Mộng Tuyết - Nam Cao - Nắng Xuân - Ngô Tất Tố - Nguyễn Bính - Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nguyễn Công Trứ - Nguyễn Đình Chiểu - Nguyên Đỗ - Nguyễn Du - Nguyễn Duy - Nguyên Hông - Nguyễn Huy Tưởng - Nguyễn Khoa Điềm - Nguyễn Khuyến - Nguyễn Lê Huy - Nguyễn Minh Châu - Nguyễn Mỹ - Nguyễn Nhật Ánh - Nguyễn Nhược Pháp - Nguyên Thạch - Nguyên Thanh Hòa - Nguyễn Thành Long - Nguyễn Thi - Nguyễn Trãi - Nguyễn Trung Kiên - Nguyễn Tuân - Nguyễn Vũ Tiềm - Nguyễn Vỹ - Nhóm Văn Thơ Lạc Việt - Phạm Huy Thông - Phạm Ngọc Thái - Phạm Thiên Thư - Phan Bội Châu - Phan Châu Trinh (Phan Chu Trinh)- Phan Khôi - Phùng Khắc Khoan - Phương Triều - Phuongtim - Puskin - Quách Tấn - Quang Dũng - Tạ Ty - Tản Đà - Tăng Minh Luân - Tế Hanh - Thâm Tâm - Thăng Trầm - Thanh Hòa - Thanh Tùng - Thế Lữ - Thơ vui - Thuận Hữu - Tô Đông Pha - Tố Hữu - Trầm Vân - Trần Đăng Khoa - Trần Hậu - Trần Hữu Nghiễm - Trần Huyền Trân - Trần Mạnh Hùng - Trần Tuấn Khải (Á Nam) - Trịnh Công Sơn - Tú Mỡ - Tú Xương(Trần Tế Xương - Trần Cao Xương) - Vũ Cự - Vũ Hoàng Chương - Vũ Ngọc Phan - Vũ Trọng Phụng - Vương Đức Lệ - Xuân Diệu - Xuân Quỳnh - Xương Rồng

Cây mận của em Lượt xem: 18764
19/08/2013 17:03
Cô ấy là cây mận của anh
Cắm rễ vào đất đai của anh
Tỏa bóng vào trời xanh của anh

Anh có tốt không Lượt xem: 41339
19/08/2013 17:02
Như lúa hỏi đất
Anh có tốt không?
Như cây hỏi gió
Anh có tốt không?

Biển Lượt xem: 3696
19/08/2013 17:01
Biển trời soi mắt nhau
Cho sao về với sóng
Biển có trời thêm rộng
Trời xanh cho biển xanh

Em sợ Lượt xem: 33023
19/08/2013 17:00
Những lúc anh khen
Mặt em trẻ đẹp
Là lúc em buồn
Và em thấy ghét...

Sự tích hóa đá Lượt xem: 28100
19/08/2013 16:59
Từng bông mầu xanh lá
Từng bông dáng nụ hồng
Sao gọi là hoa đá
Hoa này, hoa biết không?

Trước Nha Trang Lượt xem: 28533
19/08/2013 16:58
Ta đứng trước Nha Trang
Không có gì để nói
Biển xanh đến tận sắc trời
Ta bỗng như người có lỗi

Hiển thị 111 - 120 tin trong 521 kết quả