Thơ

Phan Bội Châu sinh năm 1867 tại Ðông Liệt (Nghệ An). Cha cụ là ông Phan Văn Phổ. Cụ vốn thông minh từ lúc thiếu thời. Năm lên 6 tuổi, được cho đi học chỉ 3 ngày đã thuộc hết cuốn Tam Tự Kinh. Cụ không có ý hướng khoa cử sĩ hoạn nhưng để có điều kiện hoạt động cách mạng, mãi tới năm 1900 đã 33 tuổi cụ mới dự kỳ thi Hương tại trường thi Nghệ An và đỗ giải nguyên (thủ khoa). Sau đó, cụ tham gia phong trào Cần Vương và viết cuốn Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư để khích động lòng yêu nước của dân chúng.

Năm 1905, cụ trốn ra ngoại quốc, qua Tầu, Nhật, Thái Lan tìm cách kết thân với các nhà cách mạng, các chính khách để vận động giành lại độc lập cho đất nước.

Bên Nhật, cụ ấn hành bộ Việt Nam Vong Quốc Sử bằng chữ nho với sự giúp đỡ của ông Lương Khải Siêu, một nhà duy tân Trung Hoa.

Cụ đã nhiều lần đi về để cổ võ cho phong trào Ðông Du, đưa Kỳ Ngoại Hầu Cường Ðể và nhiều thanh niên xuất ngoại.

Sau nhiều lần bị bắt và được tha, ngày 1-7-1925 cụ bị Pháp bắt ở Thượng Hải đưa vào tô giới Pháp và bí mật đem về Việt Nam (Sau này, nhiều tài liệu cho thấy người bán tin cho Pháp bắt cụ là Lý Thụy và Lâm Ðức Thụ). Cụ bị Pháp kết án tử hình, song vì dân chúng khắp nơi đòi ân xá cho cụ nên cụ được đưa về an trí ở Huế. Ngoài những hoạt động cách mạng, cụ còn sáng tác rất nhiều thơ văn yêu nước, dưới bút hiệu Phan Sào Nam.

Ngày 29 tháng 10 năm 1940, cụ mất tại kinh thành Huế.

Tài liệu tham khảo:
“Thi Ca Cổ Ðiển” tác giả Bảo Vân
“Ðốt Lò Hương Cũ” tác giả Ðinh Hùng
“Những Câu Chuyện Việt Sử” tác giả Trần Gia Phụng

Các tác phẩm khác

Sóng vẫn gầm trong tiếng cọp gầm Lượt xem: 22878
20/12/2014 15:42
Nguyên Hồng (1918-1982)

Những con chữ loạn đả trên trang
vì đói, vì rét
ông chỉ phong lưu nước mắt
mang ra tế bần

Thi sĩ chân quê Lượt xem: 13870
20/12/2014 15:41
Nguyễn Bính (1919-1966)

Hình như vắng thắt lưng xanh
mùa xuân dường cũng bớt thanh đôi phần
vắng yếm sồi, ngực thanh tân
hình như cũng có đôi phần lỏng lơi...

Người về viên tĩnh viên Lượt xem: 16257
20/12/2014 15:40
Chế Lan Viên (1920-1989)

Dẫu đã biết thi nhân từng trận mạc
vóc ngang tầm chiến lũy một thời trai
vẫn muốn ông thêm một lần ru hát
sau trăm dặm biển trời, cò đậu mát tao nôi.

Đúc thơ câu sắt nguội Lượt xem: 17155
20/12/2014 15:38
Hồng Nguyên (1924-1954)

Tay chặt sắt đường tàu
đúc câu thơ sắt nguội
ba lô mòn nắng mưa
thơ còn nguyên cốt lõi.

Bồng con - bồng súng Lượt xem: 20817
20/12/2014 15:38
Nguyễn Thi (1928-1968)

Người mẹ nào cũng muốn bồng con
sao có lúc phải buộc lòng cầm súng?
Anh không chín tháng ưu tư nặng
hiểu lòng người mẹ chăng?

Lặng lẽ giữa trong xanh Lượt xem: 17722
20/12/2014 15:37
Nguyễn Thành Long (1929-1991)

Từng đi qua những xô bồ thật, giả
những nổi chìm đắm đuối biển phù hoa
mới có được sáng thần tiên lặng lẽ
giữa bồng bềnh mây trắng Sa-pa.

Tàu tốc hành chợt ghé Lượt xem: 16510
20/12/2014 15:35
Nguyễn Minh Châu (1930-1989)

Thác lũ thời gian chưa xóa được
dấu chân người lính tháng năm này
tâm tư để lặn vào gan ruột
khách ở quê ra khó giãi bày.

Màu chia ly Lượt xem: 31318
20/12/2014 15:34
Nguyễn Mỹ (1935-1971)

Anh muốn cuộc chi ly
không hề có chia ly
bằng chấp nhận cái điều không tránh khỏi:
một chia ly
bao màu đỏ
không về!

Nhớ mưa Lượt xem: 29704
20/12/2014 15:33
Lê Anh Xuân (1939-1968)

Vẳng phương xa tiếng gà gáy vọng về
đủ để anh lội qua vùng lửa
Xứ phèn mặn hoa dừa, bông lúa
có bao giờ nguôi nỗi nhớ mưa?

Hoa tự hát Lượt xem: 20659
20/12/2014 15:33
Xuân Quỳnh (1942-1988)

Tây nâng nhành hương sắc
lại gặp mặt mùa xuân
hoa có nhớ một bông hoa tự hát
giữa gió mưa vẫn riêng ngát hương quỳnh.

Hiển thị 531 - 540 tin trong 2323 kết quả