Thơ

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Bùi Huy Phồn (16 tháng 12 năm 1911 - 31 tháng 10 năm 1990) là nhà thơ, nhà văn, nhà báo Việt Nam. Ông có các bút danh: Đồ Phồn, Bùi Như Lạc, Cười Suông, Việt Lệ, Ấm Hai, Lý Ba Lẽ, BHP.

Tiểu sử

Bùi Huy Phồn sinh ngày 16 tháng 12 năm 1911 tại Phố Đầm, xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Quê gốc của ông ở làng Liên Bạt, xã Mai Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Cha của Bùi Huy Phồn là một nhà nho, chi trưởng họ "Đại Bùi". Ông thi cử không đỗ, bỏ làng phiêu bạt lên Bắc Giang làm thầy giáo. Trước năm 1940, gia đình Bùi Huy Phồn thuộc vào loại giàu có. Nhưng trong giai đoạn 1940-1945, gia đình ông bị phá sản và phải bán hết ruộng đất ở Phố Đầm để trở về quê gốc Ứng Hòa. Bùi Huy Phồn học chữ Hán hết chương trình tú tài và cũng thạo tiếng Pháp.

Trước Cách mạng tháng Tám, ông dạy học, viết văn, làm thơ, cộng tác với các báo Hà Nội báo, Phong hóa, Tiểu thuyết thứ năm, Văn mới... Ông gia nhập Hội nhà văn Việt Nam năm 1957. Bùi Huy Phồn từng là ủy viên Ban vận động nghiệp đoàn những người viết báo Bắc Kỳ ở Hà Nội, ủy viên chấp hành đoàn Văn hóa kháng chiến Bắc Bộ, chủ bút tuần báo Đây Việt Bắc (khu X), biên tập viên báo Cứu quốc khu X, Giám đốc nhà xuất bản Văn học (1958-1962), ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam khóa hai (1962-1972), đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội các khóa bốn, năm và sáu, ủy viên thường trực Hội văn học nghệ thuật Hà Nội. Sau đó, ông nghỉ hưu, mất ngày 31 tháng 10 năm 1990 tại Hà Nội.

Tác phẩm đã xuất bản

  • Lá huyết thư (tiểu thuyết dã sử, 1932)
  • Một chuỗi cười (tiểu thuyết trào phúng, 1941)
  • Sự tích Trần Hưng Đạo diễn ca (truyện thơ, 1941)
  • Gan dạ đàn bà (tiểu thuyết trinh thám, 1942)
  • Mối thù truyền kiếp (tiểu thuyết trinh thám, 1942)
  • Tờ di chúc (tiểu thuyết trinh thám, 1943)
  • Thôn nữ ca (tập ca dao mới, 1944)
  • Khao (tiểu thuyết trào phúng, 1946)
  • Người chiến sĩ chồng tôi (tiểu thuyết, 1949)
  • Tình quân ngũ (truyện vừa, 1949)
  • Tay người đàn bà (kịch hai hồi, 1950)
  • Bia miệng, Mưu sâu Mỹ Diệm, Thơ ngang, Tàn xuân đế quốc (tập thơ trào phúng 1952, 1957, 1959)
  • Vô lý không có lẽ (kịch ngắn, 1960)
  • Phất (tiểu thuyết, 1961)
  • Trái cam (truyện ngắn và ký, 1972)
  • Bình minh hôm nay (tiểu thuyết, 1990)

chú thích

Các tác phẩm khác

Bắc hành tạp lục - Bài 16 Lượt xem: 23455
22/08/2013 14:01
Y thùy tuyệt cảnh cấu đình đài
Phạt tận tùng chi trụy hạc thai
Thạch huyệt hà niên sơ tạc phá
Kim thân tiền dạ khước phi lai

Bắc hành tạp lục - Bài 17 Lượt xem: 16780
22/08/2013 13:58
Tây Việt trùng sơn nhất thủy phân
Lưỡng sơn tương đối thạch lân tuân
Viên đề thụ diểu nhược vô lộ
Khuyển phệ lâm trung tri hữu nhân

Bắc hành tạp lục - Bài 18 Lượt xem: 16328
22/08/2013 13:56
Ngân hà tạc dạ tự thiên khuynh
Giang thủy mang mang giang ngạn bình
Vị tín quỉ thần năng tướng hựu
Tẫn giao long hổ thất tinh linh

Bắc hành tạp lục - Bài 19 Lượt xem: 15407
22/08/2013 13:53
Tâm hương bái đảo tướng quân tỳ (từ)
Nhất trạo trung lưu tứ sở chi
Ðáo xứ giang sơn như thức thú
Hỷ nhân xà hổ bất thi uy

Bắc hành tạp lục - Bài 20 Lượt xem: 14594
22/08/2013 13:51
Thái Bình thành ngoại tây phong khởi
Xuy trừu Ninh Minh nhất giang thủy
Giang thủy trừu hề giang nguyệt hàn
Thùy gia hoành địch bằng lan can

Bắc hành tạp lục - Bài 21 Lượt xem: 15791
22/08/2013 13:49
Thái Bình cổ sư thô bố y
Tiểu nhi khiên vãn hành giang mi
Vân thị thành ngoại lão khất tử
Mại ca khất tiền cung thần xuy

Bắc hành tạp lục - Bài 22 Lượt xem: 22809
22/08/2013 13:48
Tây Việt sơn xuyên đa hiểm hi
Hành hành tòng thử hướng thiên nhi (nhai)
Băng nhai quái thạch nộ tương hướng
Thủy điểu sa cầm hiệp bất phi

Bắc hành tạp lục - Bài 23 Lượt xem: 20804
22/08/2013 13:46
Ngọ mộng tỉnh lai vãn
Tà nhật yểm song phi
Phong kính duy thuyền tảo
Sơn cao đắc nguyệt trì

Bắc hành tạp lục - Bài 24 Lượt xem: 14855
22/08/2013 13:44
Ngu Ðế nam tuần cánh bất hoàn
Nhị phi sái lệ trúc thành ban
Du du trần tích thiên niên thượng
Lịch lịch quần thư nhất vọng gian

Đôi nét về truyện Kiều Lượt xem: 22659
22/08/2013 11:35
Truyện Kiều là tên gọi thông thường theo tên nhân vật chính trong tác phẩm của, còn lúc sáng tác, Nguyễn Du đặt tên cho tác phẩm của mình là Đoạn trường tân thanh nghĩa là "Tiếng nói mới về một nỗi đau đến đứt ruột".

Hiển thị 1591 - 1600 tin trong 2121 kết quả