Thơ

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Bùi Huy Phồn (16 tháng 12 năm 1911 - 31 tháng 10 năm 1990) là nhà thơ, nhà văn, nhà báo Việt Nam. Ông có các bút danh: Đồ Phồn, Bùi Như Lạc, Cười Suông, Việt Lệ, Ấm Hai, Lý Ba Lẽ, BHP.

Tiểu sử

Bùi Huy Phồn sinh ngày 16 tháng 12 năm 1911 tại Phố Đầm, xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Quê gốc của ông ở làng Liên Bạt, xã Mai Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Cha của Bùi Huy Phồn là một nhà nho, chi trưởng họ "Đại Bùi". Ông thi cử không đỗ, bỏ làng phiêu bạt lên Bắc Giang làm thầy giáo. Trước năm 1940, gia đình Bùi Huy Phồn thuộc vào loại giàu có. Nhưng trong giai đoạn 1940-1945, gia đình ông bị phá sản và phải bán hết ruộng đất ở Phố Đầm để trở về quê gốc Ứng Hòa. Bùi Huy Phồn học chữ Hán hết chương trình tú tài và cũng thạo tiếng Pháp.

Trước Cách mạng tháng Tám, ông dạy học, viết văn, làm thơ, cộng tác với các báo Hà Nội báo, Phong hóa, Tiểu thuyết thứ năm, Văn mới... Ông gia nhập Hội nhà văn Việt Nam năm 1957. Bùi Huy Phồn từng là ủy viên Ban vận động nghiệp đoàn những người viết báo Bắc Kỳ ở Hà Nội, ủy viên chấp hành đoàn Văn hóa kháng chiến Bắc Bộ, chủ bút tuần báo Đây Việt Bắc (khu X), biên tập viên báo Cứu quốc khu X, Giám đốc nhà xuất bản Văn học (1958-1962), ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam khóa hai (1962-1972), đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội các khóa bốn, năm và sáu, ủy viên thường trực Hội văn học nghệ thuật Hà Nội. Sau đó, ông nghỉ hưu, mất ngày 31 tháng 10 năm 1990 tại Hà Nội.

Tác phẩm đã xuất bản

  • Lá huyết thư (tiểu thuyết dã sử, 1932)
  • Một chuỗi cười (tiểu thuyết trào phúng, 1941)
  • Sự tích Trần Hưng Đạo diễn ca (truyện thơ, 1941)
  • Gan dạ đàn bà (tiểu thuyết trinh thám, 1942)
  • Mối thù truyền kiếp (tiểu thuyết trinh thám, 1942)
  • Tờ di chúc (tiểu thuyết trinh thám, 1943)
  • Thôn nữ ca (tập ca dao mới, 1944)
  • Khao (tiểu thuyết trào phúng, 1946)
  • Người chiến sĩ chồng tôi (tiểu thuyết, 1949)
  • Tình quân ngũ (truyện vừa, 1949)
  • Tay người đàn bà (kịch hai hồi, 1950)
  • Bia miệng, Mưu sâu Mỹ Diệm, Thơ ngang, Tàn xuân đế quốc (tập thơ trào phúng 1952, 1957, 1959)
  • Vô lý không có lẽ (kịch ngắn, 1960)
  • Phất (tiểu thuyết, 1961)
  • Trái cam (truyện ngắn và ký, 1972)
  • Bình minh hôm nay (tiểu thuyết, 1990)

chú thích

Các tác phẩm khác

Trăng khuya trên Hắc Hải Lượt xem: 19225
17/12/2014 13:10
Trăng trên Hắc Hải rạng ngà
Biển như hồ rộng bao la mới kỳ!
Ngút ngàn sóng gợn li ti
Sao con đôi chấm nghĩ chi trên trời

Ta trao Lượt xem: 24794
17/12/2014 13:09
Ta trao Cầu Giấy cho ai?
Ta trao Voi Phục cho người sau ta
Bóng cây đường Láng lòa xòa
Ta trao cho những đôi hòa mai sau

Chiều đầu thu Lượt xem: 23188
17/12/2014 13:08
Chiều đầu thu ôi hương hoàng lan
Ngạt ngào nhào trộn cả không gian
Mới còn nắng gắt hôm qua thế
Mà bỗng trên trời mây nhẹ tan...

Bữa tiệc đôi ta sáng nước mây Lượt xem: 22099
17/12/2014 13:08
Bữa tiệc đôi ta sáng nước mây
Ta mời trời dự, đất vui lây
Trải hàng cây cỏ xăm xăm biếc
Lượn khúc đường non thắm thắm hây

Đứng chờ em Lượt xem: 25103
17/12/2014 13:06
Trong buổi chiều hôm bóng nhá nhem
Anh ra trước cổng đứng chờ em
Nhận từng vóc dạng từ xa tới
Lọc lấy một hình anh thuộc quen

Trái tim em thức đập Lượt xem: 18673
17/12/2014 13:05
Trái tim em thức đập
Nơi gốc của thời gian
Một nhịp mạnh, nhịp khẽ
Ẩy tay anh nồng nàn

Đi núi Lượt xem: 20081
17/12/2014 13:04
Em! Anh đi núi về
Đầu còn ngân gió núi
Da còn vang nắng ngàn
Giọng còn pha tiếng suối

Đôi mắt xanh non Lượt xem: 21433
17/12/2014 13:04
Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non
Hãy để trẻ con nói cái ngon của kẹo
Hãy để cho bà nói má thơm của cháu
Hãy nghe tuổi trẻ ca ngợi tình yêu

Gió Lượt xem: 32598
17/12/2014 13:03
Gió về như mưa tới
Lá dậy như lá đi
Ào ào tiếng sóng vỗ
Không gian có việc gì?

Giọng nói Lượt xem: 28737
17/12/2014 13:02
Em ngồi ríu rít ở sau xe
Em nói, lòng anh mãi lắng nghe
Thỉnh thoảng tiếng cười em lại điểm
Đời vui khi được có em kề

Hiển thị 1371 - 1380 tin trong 2121 kết quả