Thơ

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Bùi Huy Phồn (16 tháng 12 năm 1911 - 31 tháng 10 năm 1990) là nhà thơ, nhà văn, nhà báo Việt Nam. Ông có các bút danh: Đồ Phồn, Bùi Như Lạc, Cười Suông, Việt Lệ, Ấm Hai, Lý Ba Lẽ, BHP.

Tiểu sử

Bùi Huy Phồn sinh ngày 16 tháng 12 năm 1911 tại Phố Đầm, xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Quê gốc của ông ở làng Liên Bạt, xã Mai Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Cha của Bùi Huy Phồn là một nhà nho, chi trưởng họ "Đại Bùi". Ông thi cử không đỗ, bỏ làng phiêu bạt lên Bắc Giang làm thầy giáo. Trước năm 1940, gia đình Bùi Huy Phồn thuộc vào loại giàu có. Nhưng trong giai đoạn 1940-1945, gia đình ông bị phá sản và phải bán hết ruộng đất ở Phố Đầm để trở về quê gốc Ứng Hòa. Bùi Huy Phồn học chữ Hán hết chương trình tú tài và cũng thạo tiếng Pháp.

Trước Cách mạng tháng Tám, ông dạy học, viết văn, làm thơ, cộng tác với các báo Hà Nội báo, Phong hóa, Tiểu thuyết thứ năm, Văn mới... Ông gia nhập Hội nhà văn Việt Nam năm 1957. Bùi Huy Phồn từng là ủy viên Ban vận động nghiệp đoàn những người viết báo Bắc Kỳ ở Hà Nội, ủy viên chấp hành đoàn Văn hóa kháng chiến Bắc Bộ, chủ bút tuần báo Đây Việt Bắc (khu X), biên tập viên báo Cứu quốc khu X, Giám đốc nhà xuất bản Văn học (1958-1962), ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam khóa hai (1962-1972), đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội các khóa bốn, năm và sáu, ủy viên thường trực Hội văn học nghệ thuật Hà Nội. Sau đó, ông nghỉ hưu, mất ngày 31 tháng 10 năm 1990 tại Hà Nội.

Tác phẩm đã xuất bản

  • Lá huyết thư (tiểu thuyết dã sử, 1932)
  • Một chuỗi cười (tiểu thuyết trào phúng, 1941)
  • Sự tích Trần Hưng Đạo diễn ca (truyện thơ, 1941)
  • Gan dạ đàn bà (tiểu thuyết trinh thám, 1942)
  • Mối thù truyền kiếp (tiểu thuyết trinh thám, 1942)
  • Tờ di chúc (tiểu thuyết trinh thám, 1943)
  • Thôn nữ ca (tập ca dao mới, 1944)
  • Khao (tiểu thuyết trào phúng, 1946)
  • Người chiến sĩ chồng tôi (tiểu thuyết, 1949)
  • Tình quân ngũ (truyện vừa, 1949)
  • Tay người đàn bà (kịch hai hồi, 1950)
  • Bia miệng, Mưu sâu Mỹ Diệm, Thơ ngang, Tàn xuân đế quốc (tập thơ trào phúng 1952, 1957, 1959)
  • Vô lý không có lẽ (kịch ngắn, 1960)
  • Phất (tiểu thuyết, 1961)
  • Trái cam (truyện ngắn và ký, 1972)
  • Bình minh hôm nay (tiểu thuyết, 1990)

chú thích

Các tác phẩm khác

68. Khói Lượt xem: 21225
17/12/2014 16:40
Khói thuốc mưa buồn ôm áo tơi
Chiều tàn đất khách gió tàn môi
Hai tay không đủ che chân lạnh
Mưa chẳng dỗ dành giọt mồ côi!

67. Môi khô Lượt xem: 18740
17/12/2014 16:39
Sao em nỡ vội đi xa
Không lời từ biệt quê nhà mù sương!
Lệ đâu còn nữa để buồn
Chiều mưa bọt nước còn vương gót giày

65. Tình thơ Lượt xem: 23762
17/12/2014 16:38
Em đi mang hết hồn thơ
Văn chương chữ nghĩa hững hờ trống không
Vắt tim nặn óc đau lòng
So vần ghép chữ vẫn không bóng hình!

64. Buồn quê Lượt xem: 30909
17/12/2014 16:37
Thân tặng Nguyên Trần

Bóng tối vây quanh những nỗi buồn
Ngoài hiên trăng cũng bỏ đi luôn
Xa xôi tiếng vạc sầu oan trái
Sao tỏ sao mờ nhắc lệ tuôn

63. Dã tràng Lượt xem: 21122
17/12/2014 16:25
Ngày tàn suối cạn lòng khô
Phơi đuôi tép bạc vun mồ râu tôm
Treo buồn giày cỏ mũ rơm
Đào hang tìm nước vo cơm rửa vàng

62. Hương chờ gió Lượt xem: 14817
17/12/2014 16:24
Còn chút nắng thu, chút bụi hồng
Nổi trôi vào tận cõi hư không
Vườn hoa tình ái hương chờ gió
Để gửi cho nhau chút chuyện lòng

60. Giọt buồn Lượt xem: 31559
17/12/2014 16:23
Mưa đã tan rồi gió cũng tan
Em như ngõ trúc lá dạo đàn
Ta như nắng lạnh vườn thu sớm
Lòng vẫn mây đưa bóng lỡ làng!

Con về tìm lại cây hoa sứ Lượt xem: 14227
17/12/2014 16:22
Con muốn về thăm những luống cày
Mồ hôi Ba ướt đẫm những ngày
Theo Ba lội ruộng mò cua ốc
Lúa mới vàng thơm cánh én bay !

Gió thoảng hương đưa Lượt xem: 14642
17/12/2014 16:21
Đi em hồng núi trắng sông
Xanh mây gội tóc nắng bồng gót sen
Mắt xa lạ chân thân quen
Đã bao nhiêu kiếp anh khen chân nầy?

58. Trong giọt sương Lượt xem: 15849
17/12/2014 16:20
Muốn khóc mà sao lệ cạn khô
Hàng cây xa lạ lá ngẩn ngơ
Chim không về nối mùa thương nhớ
Lủi thủi đi tìm lại tuổi thơ

Hiển thị 1241 - 1250 tin trong 2121 kết quả