Thơ

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Bùi Huy Phồn (16 tháng 12 năm 1911 - 31 tháng 10 năm 1990) là nhà thơ, nhà văn, nhà báo Việt Nam. Ông có các bút danh: Đồ Phồn, Bùi Như Lạc, Cười Suông, Việt Lệ, Ấm Hai, Lý Ba Lẽ, BHP.

Tiểu sử

Bùi Huy Phồn sinh ngày 16 tháng 12 năm 1911 tại Phố Đầm, xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Quê gốc của ông ở làng Liên Bạt, xã Mai Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Cha của Bùi Huy Phồn là một nhà nho, chi trưởng họ "Đại Bùi". Ông thi cử không đỗ, bỏ làng phiêu bạt lên Bắc Giang làm thầy giáo. Trước năm 1940, gia đình Bùi Huy Phồn thuộc vào loại giàu có. Nhưng trong giai đoạn 1940-1945, gia đình ông bị phá sản và phải bán hết ruộng đất ở Phố Đầm để trở về quê gốc Ứng Hòa. Bùi Huy Phồn học chữ Hán hết chương trình tú tài và cũng thạo tiếng Pháp.

Trước Cách mạng tháng Tám, ông dạy học, viết văn, làm thơ, cộng tác với các báo Hà Nội báo, Phong hóa, Tiểu thuyết thứ năm, Văn mới... Ông gia nhập Hội nhà văn Việt Nam năm 1957. Bùi Huy Phồn từng là ủy viên Ban vận động nghiệp đoàn những người viết báo Bắc Kỳ ở Hà Nội, ủy viên chấp hành đoàn Văn hóa kháng chiến Bắc Bộ, chủ bút tuần báo Đây Việt Bắc (khu X), biên tập viên báo Cứu quốc khu X, Giám đốc nhà xuất bản Văn học (1958-1962), ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam khóa hai (1962-1972), đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội các khóa bốn, năm và sáu, ủy viên thường trực Hội văn học nghệ thuật Hà Nội. Sau đó, ông nghỉ hưu, mất ngày 31 tháng 10 năm 1990 tại Hà Nội.

Tác phẩm đã xuất bản

  • Lá huyết thư (tiểu thuyết dã sử, 1932)
  • Một chuỗi cười (tiểu thuyết trào phúng, 1941)
  • Sự tích Trần Hưng Đạo diễn ca (truyện thơ, 1941)
  • Gan dạ đàn bà (tiểu thuyết trinh thám, 1942)
  • Mối thù truyền kiếp (tiểu thuyết trinh thám, 1942)
  • Tờ di chúc (tiểu thuyết trinh thám, 1943)
  • Thôn nữ ca (tập ca dao mới, 1944)
  • Khao (tiểu thuyết trào phúng, 1946)
  • Người chiến sĩ chồng tôi (tiểu thuyết, 1949)
  • Tình quân ngũ (truyện vừa, 1949)
  • Tay người đàn bà (kịch hai hồi, 1950)
  • Bia miệng, Mưu sâu Mỹ Diệm, Thơ ngang, Tàn xuân đế quốc (tập thơ trào phúng 1952, 1957, 1959)
  • Vô lý không có lẽ (kịch ngắn, 1960)
  • Phất (tiểu thuyết, 1961)
  • Trái cam (truyện ngắn và ký, 1972)
  • Bình minh hôm nay (tiểu thuyết, 1990)

chú thích

Các tác phẩm khác

Tiếng võng trưa hè Lượt xem: 15914
17/12/2014 23:53
Thuở nào nhịp võng ru đưa
Em nằm xõa tóc giữa trưa mùa hè
Ơ ầu tiếng vọng êm nghe
Gió hiu hiu thổi khóm tre sau vườn

Lý tình ghen Lượt xem: 25340
17/12/2014 23:50
Hò...ơ...ớ...ơ

Thì qua cũng một lòng mà
Cớ sao bậu lại...hò ơ..ớ..ơ..hờn xa dỗi gần

Lý ngò ôm Lượt xem: 18386
17/12/2014 23:49
Con cá rô ngược dòng sông lách nước
Qua nhớ bậu qua vòng xuống đi lên
Ra bờ ao ngồi đó có mình ên
Tay ngắt hết đám ngò vừa xanh lá

Bóng dừa Hậu Giang Lượt xem: 20282
17/12/2014 23:47
Chiếc áo dài màu trắng
Ngập ngừng nón nghiêng che
Con đường ngập hoa nắng
Đẹp bóng dừa Bến Tre

Ao xưa bóng dừa Lượt xem: 29173
17/12/2014 23:45
Ao xưa rũ mấy bóng dừa
Hiu hiu ngọn gió nhẹ lùa qua sân
Cây buồn lá cũng bâng khuâng
Chiều nghiêng nắng đổ ba gian nắng chiều

Anh - Con cuốn chiếu Lượt xem: 25490
17/12/2014 23:45
Chỉ là con cuốn chiếu thôi
Mà tương tư cũng rã rời xác thân
Cuộn mình trên đất không chăn
Đau trong cơn mộng trăm năm một ngày

Cơ đồ Việt Nam Lượt xem: 27370
17/12/2014 23:44
Cái lưỡi bò một âm mưu tham vọng
Nuốt Trường Sa và uống cả Hoàng Sa
Một cơ đồ xương máu của ông cha
Trang lịch sử bốn ngàn năm văn hiến

Áo tím sân trường Lượt xem: 23485
17/12/2014 23:43
Bướm vàng bay đậu trang thơ
Đẹp trên áo lụa giấc mơ học trò
Nào là hoàng tử tiểu thơ
Nào là bím tóc ngẩn ngơ sân trường

Nỗi cô đơn chiếc dép Lượt xem: 19447
17/12/2014 23:42
Chiều mưa đổ
Có người quăng đôi dép lăn lóc ra đường
Vì đôi dép cũ kỷ nên chẳng ai buồn ngừng
Thoáng qua xem như là chẳng thấy

Bóng đêm Lượt xem: 26789
17/12/2014 23:41
Trăng với đêm là người tình muôn thuở
Dãy ngân hà lấp lánh ánh sao treo
Sương khuya về cùng bóng ngã mang theo
Ai đem nhớ gởi vào hồn lá cỏ

Hiển thị 1021 - 1030 tin trong 2121 kết quả