Thơ

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Bùi Huy Phồn (16 tháng 12 năm 1911 - 31 tháng 10 năm 1990) là nhà thơ, nhà văn, nhà báo Việt Nam. Ông có các bút danh: Đồ Phồn, Bùi Như Lạc, Cười Suông, Việt Lệ, Ấm Hai, Lý Ba Lẽ, BHP.

Tiểu sử

Bùi Huy Phồn sinh ngày 16 tháng 12 năm 1911 tại Phố Đầm, xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Quê gốc của ông ở làng Liên Bạt, xã Mai Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Cha của Bùi Huy Phồn là một nhà nho, chi trưởng họ "Đại Bùi". Ông thi cử không đỗ, bỏ làng phiêu bạt lên Bắc Giang làm thầy giáo. Trước năm 1940, gia đình Bùi Huy Phồn thuộc vào loại giàu có. Nhưng trong giai đoạn 1940-1945, gia đình ông bị phá sản và phải bán hết ruộng đất ở Phố Đầm để trở về quê gốc Ứng Hòa. Bùi Huy Phồn học chữ Hán hết chương trình tú tài và cũng thạo tiếng Pháp.

Trước Cách mạng tháng Tám, ông dạy học, viết văn, làm thơ, cộng tác với các báo Hà Nội báo, Phong hóa, Tiểu thuyết thứ năm, Văn mới... Ông gia nhập Hội nhà văn Việt Nam năm 1957. Bùi Huy Phồn từng là ủy viên Ban vận động nghiệp đoàn những người viết báo Bắc Kỳ ở Hà Nội, ủy viên chấp hành đoàn Văn hóa kháng chiến Bắc Bộ, chủ bút tuần báo Đây Việt Bắc (khu X), biên tập viên báo Cứu quốc khu X, Giám đốc nhà xuất bản Văn học (1958-1962), ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam khóa hai (1962-1972), đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội các khóa bốn, năm và sáu, ủy viên thường trực Hội văn học nghệ thuật Hà Nội. Sau đó, ông nghỉ hưu, mất ngày 31 tháng 10 năm 1990 tại Hà Nội.

Tác phẩm đã xuất bản

  • Lá huyết thư (tiểu thuyết dã sử, 1932)
  • Một chuỗi cười (tiểu thuyết trào phúng, 1941)
  • Sự tích Trần Hưng Đạo diễn ca (truyện thơ, 1941)
  • Gan dạ đàn bà (tiểu thuyết trinh thám, 1942)
  • Mối thù truyền kiếp (tiểu thuyết trinh thám, 1942)
  • Tờ di chúc (tiểu thuyết trinh thám, 1943)
  • Thôn nữ ca (tập ca dao mới, 1944)
  • Khao (tiểu thuyết trào phúng, 1946)
  • Người chiến sĩ chồng tôi (tiểu thuyết, 1949)
  • Tình quân ngũ (truyện vừa, 1949)
  • Tay người đàn bà (kịch hai hồi, 1950)
  • Bia miệng, Mưu sâu Mỹ Diệm, Thơ ngang, Tàn xuân đế quốc (tập thơ trào phúng 1952, 1957, 1959)
  • Vô lý không có lẽ (kịch ngắn, 1960)
  • Phất (tiểu thuyết, 1961)
  • Trái cam (truyện ngắn và ký, 1972)
  • Bình minh hôm nay (tiểu thuyết, 1990)

chú thích

Các tác phẩm khác

Ông tiến sĩ mới Lượt xem: 26537
21/12/2014 05:24
Tiến sĩ khoa này đỗ mấy người?
Xem chừng hay chữ có ông thôi!
Nghe văn mà gớm cho văn nhỉ
Cờ biển vua ban cũng lạ đời!

Phòng không Lượt xem: 24291
21/12/2014 05:23
Em giận thân em mãi chửa chồng
Ngày năm bảy mối tối nằm không
Thiếu gì chốn ấy xêu trầu vỏ
Mà lại nơi kia giấm cốm hồng

Phú hỏng khoa Canh Tý Lượt xem: 19019
21/12/2014 05:22
Đau quá đòn hằn;
Rát hơn lửa bỏng.
Hổ bút hổ nghiên;
Tủi lều tủi chõng.

Phường nhơ (1) Lượt xem: 39343
21/12/2014 05:20
Bấy lâu chơi với rặt phường nhơ
Quen mắt ưa nhìn chả biết dơ.
Nào sọt nào quang nào bộ gắp,
Đứa bưng đứa hót, đứa đang chờ.

Quan tại gia Lượt xem: 28399
21/12/2014 05:19
Một ngọn đèn xanh, mấy quyển vàng
Bốn con làm lính, bố làm quan
Câu thơ, câu phú sưu cùng thuế
Nghiên mực, nghiên son tổng với làng

Sông lấp Nam Định Lượt xem: 15380
21/12/2014 05:18
Sông kia rày đã nên đồng
Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai
Đêm nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò

Sư ở tù Lượt xem: 17526
21/12/2014 05:18
Quảng đại từ bi cũng phải tù
Hay là sư cũng vụng đường tu ?
Tụng kinh cứu khổ ba trăm quyển
Ý hẳn còn quên một phép phù ?

Sư ông và mấy ả lên đồng Lượt xem: 23475
21/12/2014 05:17
Chẳng khốn gì hơn cái nợ chồng ! (1)
Thà rằng bạn quách với sư xong !
Một thằng trọc tuếch ngồi khua mõ,
Hai ả tròn xoe đứng múa bông.

Tặng người quen Lượt xem: 19526
21/12/2014 05:16
Em gửi cho anh mãnh lụa đào
Phất phơ tươi tốt, đẹp làm sao
Của này ý hẳn trong nhà có,
Hay cậy người mua ở nước nào ?

Tết dán câu đối Lượt xem: 20512
21/12/2014 05:15
“Nhập thế cục bất khả vô văn tự” (1)
Chẳng hay ho cũng nghĩ một vài bài.
Huống chi mình đã đỗ tú tài,
Ngày tết đến cũng phải một vài câu đối.

Hiển thị 181 - 190 tin trong 2121 kết quả