Thơ

19/12/2014 15:11
Lượt xem 13891
ĐIỆP CỐC Y TIÊN...(1)

Xưa nay đã có những người hiền,
Mạng số trời sinh được hữu duyên?
Vào động tìm hoa hương phảng phất,
Lên non hàng cọp sức dư bền.
Ngày đi hái lộc...qua năm núi,
Tối dục trường sanh...lão bách niên.
Điệp Cốc Y Tiên tìm gặp được.
Xin làm đệ tử lão ngay liền...

NOTES:
[1] Điệp Cốc Y Tiên - Hồ Thanh Ngưu - [truyện Kim Dung...]
Hồ Thanh Ngưu cư ngụ trong Hồ Điệp cốc, một thung lũng cạnh hồ Nữ Sơn thuộc tỉnh An Huy. Y thuật của Hồ Thanh Ngưu thần thông nên được xưng tụng là y tiên. Kết hợp cả ngoại hiệu và tên họ, Kim Dung gọi nhân vật của mình là Điệp cốc y tiên Hồ Thanh Ngưu.
Hồ Thanh Ngưu có cái phong cách của một đạo gia Lão Trang. Chẳng thế mà nhân vật này chọn chỗ ẩn thân trong một vùng hang động có nhiều bướm (điệp cốc). Ngoại hiệu của y khiến người đọc nhớ tới hai câu thơ danh tiếng của nhà thơ Lý Thương Ẩn trong bài Cầm sắt:
Trang Chu hiểu mộng mê hồ điệp

Thục đế xuân tâm thác đỗ quyên. (Mộng sớm, Trang Chu thành bướm lượn

Lòng xuân, Thục đế gởi hồn quyên)

Kim Dung mô tả Hồ Thanh Ngưu là một người trung niên mặt mũi thanh tú. Về trình độ y thuật, nhân vật này thông thái đến mức khi mới xem mạch cho Thường Ngộ Xuân, một đệ tử Minh giáo có thật trong lịch sử Trung Quốc, viên thầy thuốc đã biết ngay giáo hữu của mình bị Triệt tâm chưởng của Phiên tăng đánh và bị điểm huyệt theo phương pháp phái Võ Đang, trong khoảng giữa giờ Tý và giờ Sửu. Mới cầm đến mạch Trương Vô Kỵ , viên thầy thuốc này đã biết ngay bệnh nhân của mình trúng Huyền Minh thần chưởng, tràn đầy khí âm hàn trong tạng phủ, khiến nội thương sang tim! Tuy nhiên tiên sinh là một nhân vật kì quái, đã lập lời thề: Chỉ chữa thương cho người Minh giáo và từ chối chữa thương cho những người thuộc bang phái, môn phái khác. Thế nhưng Thường Ngộ Xuân mang nợ của phái Võ Đang, đặt điều kiện nhờ Hồ Thanh Ngưu cứu Vô Kỵ mà khỏi phải cứu mình. Hồ Thanh Ngưu chữa cho Trương Vô Kỵ nhưng trong thâm tâm, tiên sinh chỉ định chữa cho Vô Kỵ lành mạnh để khỏi làm mất uy tín 2 chữ “y tiên” của mình rồi sau đó, sẽ giết đi.

Hồ Thanh Ngưu là một nhà y học có hai công trình nghiên cứu có giá trị: bộ Đới mạch luận và Tý Ngọ châm cứu kinh. Trong thời gian được Hồ Thanh Ngưu chữa trị, chàng Vô Kỵ 15 tuổi cực kì thông minh đã học cách châm cứu, cách ra toa thuốc, học thuộc lòng hai bộ sách của Hồ Thanh Ngưu trước tác và khám phá ra phương pháp trị Triệt tâm chưởng... Thế là cậu bé vót tăm tre làm kim châm, kê toa hốt thuốc, sắc thuốc cho Thường Ngộ Xuân. Hồ Thanh Ngưu nhìn toa thuốc Vô Kỵ ra, cực kì kinh ngạc về sự thông minh của cậu bé nhưng cũng mỉm cười vì phân lạng của toa thuốc quá cao so với sức chịu đựng của Thường Ngộ Xuân. Đoán ra nụ cười ruồi đó, Vô Kỵ đã giảm tối đa phân lạng. Khi Vô Kỵ bưng bát thuốc đã sắc đến cho Thường Ngộ Xuân uống xong, Hồ Thang Ngưu mới cho biết rằng toa thuốc ấy đã làm giảm thọ bệnh nhân 40 năm!

Hồ Thanh Ngưu bị kẻ thù tìm đến tận nơi ẩn cư của mình. Biết mình trốn tránh không được, y tiên bèn ra cho Vô Kỵ một toa thuốc sau cùng: Đương qui, Viễn chí, Sinh địa, Đốc hoạt, Phòng phong, dùng Xuyên sơn giác để dẫn và phải uống cho đúng vào canh ba. Đọc toa thuốc, Vô Kỵ hiểu ra ngay được tấm lòng của y tiên: phải quay về (Đương qui), chạy cho xa (Viễn chí), sống một mình (Độc hoạt), phải biết đề phòng (Phòng phong) và nhớ canh ba đi xuyên qua núi để thoát hiểm (Xuyên sơn giác). ..

Vô Kỵ học được y thuật của ông rồi về sau, đắc thủ võ công trong Cửu dương kinh, y thuật càng thêm thâm hậu. Anh đã ra tay cứu nhiều người thoát qua khỏi căn bệnh hoặc vết thương hiểm nghèo, trở thành một bậc danh y giúp đời ...
Các tác phẩm khác

Trường tương tư Lượt xem: 4689
15/08/2013 20:35
Hiểu gì không, ý nghĩa của trời thơ
Của hương hoa trong trăng lờn lợt bảy
Của lời câm muôn vì sao áy náy
Hiểu gì không em hỡi! hiểu gì không?

Trường thọ Lượt xem: 5604
15/08/2013 20:34
Ta sống mãi với trăng sao gấm vóc
Trong nắng thơm, trong tiếng nhạc thần bay
Bút đề lên nền sáng báu năm mây
Thơ chen lấn vô trong nguồn cảm giác

Trồng hoa cúc Lượt xem: 8296
15/08/2013 20:33
Thích trồng hoa cúc để xem chơi
Cúc ngó đơn sơ lắm mặn mòi
Đêm vắng gần kề say chén nguyệt
Vườn thu vắng vẻ đủ mua vui.

Trăng vàng trăng ngọc Lượt xem: 5476
15/08/2013 20:32
Trăng! Trăng! Trăng! Là trăng, trăng, trăng!
Ai mua trăng tôi bán trăng cho
Không bán đoàn viên, ước hẹn hò...

Trăng tự tử Lượt xem: 4861
15/08/2013 20:31
Lòng giếng lạnh! Lòng giếng lạnh
Sao chẳng một ai hay
Nghe nói mùa thu náu ở chỗ này
Tất cả âm dương đều tụ họp

Tràn đầy Lượt xem: 5347
15/08/2013 20:30
Nói trăng rằm là nói cuộc đoàn viên,
Nói trăng khuyết là nói lời chia biệt.
Chưa thấy mộng là tình chưa thắm thiết,
Mê hương hồn e gió bớt say sưa.

Trái mùa Lượt xem: 6646
15/08/2013 20:29
Mấy độ trong vườn, cam chửa chín
Mỗi lần em nhớ người trai tơ
Trưa hè năm ấy mua cam ngọt
Nhưng thấy cam xanh lại cáo từ.

Tối tân hôn Lượt xem: 5381
15/08/2013 20:28
Là sợi đường tơ dịu quá trăng
Là bao nhiêu ngọc cũng chưa bằng
Cả và thế giới như không có
Một vẻ yêu là một vẻ tân.

Tôi không muốn gặp Lượt xem: 3471
15/08/2013 20:27
Tôi hằng muốn thấy người tôi yêu
Nhơ nhởn đồi thông lúc xế chiều
Để ngực phập phòng cho gió giỡn
Đưa tay hứng lấy tình thanh cao.

Tiếng vang Lượt xem: 5678
15/08/2013 20:26
Trên đọt tre già trăng lưỡi liềm
Hỡi trăng hãy chặt khóm thùy dương
Nghiêng mình trước gió chiều lơi lả
Và chặt luôn ta đứt nỗi niềm.

Hiển thị 1331 - 1340 tin trong 1402 kết quả