Thơ

18/12/2014 20:37
Lượt xem 24188
Kém hai tuổi xuân đầy chín chục
Số thầy sinh phải lúc dương cùng
Đức thầy đã mỏng mòng mong
Tuổi thầy lại sống hơn ông cụ thầy
Học chẳng có rằng hay chi cả
Cưỡi đầu người kể đã ba phen (1)
Tuổi là tuổi của gia tiên
Cho nên thầy được hưởng niên lâu ngày
Ấy thuở trước ông mày chẳng đỗ
Hóa bây giờ cho bố làm nên
Ơn vua chửa chút báo đền
Cúi trông hổ đất, ngửa lên thẹn trời
Sống không để tiếng đời ta thán
Chết được về quê quán hương thôn
Mới hay trăm sự vuông tròn
Sống lâu đã trải, chết chôn chờ gì ?
Đồ khâm liệm chớ nề xấu tốt
Kín chân tay đầu gói thời thôi
Cỗ đừng to lắm con ơi,
Hễ ai chạy lại con mời người ăn
Tế đừng có viết văn mà đọc
Trướng đối đừng gấm vóc mà chi
Minh tinh (2) con cũng bỏ đi
Mời quan đề chủ (3) con thì không nên
Môn sinh chớ bổ tiền đạt giấy
Bạn của thầy cũng vậy mà thôi
Khách quen chớ viết thiệp mời
Ai đưa lễ phúng con thời chớ thu
Chẳng qua nợ để cho người sống
Chết đi rồi còn ngóng vào đâu !
Lại mang cái tiếng to đầu
Khi nay bày biện, khi sau chê bàn
Cờ biển của vua ban ngaỳ trước
Khi đưa thầy con rước đầu tiên
Lại thuê một lũ phường kèn
Vừa đi vừa thổi, mỗi bên dăm thằng
Việc tống táng nhung nhăng qua quýt
Cúng cho thầy một ít rượu hoa
Đề vào mấy chữ trong bia
Rằng: “Quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu” .


(1) Câu này ý nói: nhà thơ qua ba kỳ thi đều đỗ đầu bảng (tam nguyên)
(2) Minh tinh: một mảnh lụa, mảnh vải hay mảnh giấy để tên hiệu, tên thụy, tuổi và chức tước, địa vị người chết trong khi đưa đám ma . Mảnh lụa, vải hoặc giấy này đem dán vào một cái khung bằng tre hoặc nứa rất cao rước đi trước quan tài, khi mai táng thì xong thì đốt cùng nhà táng . Có khi buộc vào cây nêu gọi là cây triệu
(3) Đề chủ: viết tên và hiệu người chết vào thần chủ ( cái thẻ bằng gỗ để thờ người chết), vật tượng trưng cho linh hồn người chết . Việc này thường được coi như tôn trọng, nên phải nhờ người có chức tước làm .
Các tác phẩm khác

Ngài và Anh, Cô và Em Lượt xem: 13578
18/08/2013 10:47
Nàng buột miệng đổi tiếng Ngài trống rỗng,
Thành tiếng Anh thân thiết đậm đà,
Và gợi lên trong lòng đang say đắm
Bao ước mơ tràn hạnh phúc reo ca.

Gửi em ... Lượt xem: 10539
18/08/2013 10:45
Anh nhớ mãi phút giây huyền diệu:
Trước mặt anh em bỗng hiện lên,
Như hư ảnh mong manh vụt biến,
Như thiên thần sắc đẹp trắng trong.

Gửi... Lượt xem: 13334
18/08/2013 10:44
Anh nhớ mãi phút giây huyền diệu:
Trước mắt anh em bỗng hiện lên,
Như hư ảnh mong manh vụt biến,
Như thiên thần sắc đẹp trắng trong.

Gửi Chaadaev Lượt xem: 8390
18/08/2013 10:43
Sự bịp bợm của tình, mơ, danh vọng
Mơn trớn ta chẳng được bao lâu
Những trò vui ngày thơ thoáng bóng,
Như mộng đêm, như sương sớm tan mau.

Tỉnh giấc Lượt xem: 5784
18/08/2013 10:42
Ước mơ, ước mơ
Ngọt ngào em đâủ
Em đâu, em đâu
Niềm vui đêm tốỉ

Biển Lượt xem: 12726
18/08/2013 10:39
Tôi chưa ra biển bao giờ
Ngỡ biển xanh, xanh màu im lặng
Tôi chưa yêu bao giờ
Ngỡ tình yêu là ảo mộng

Mẹ ơi Lượt xem: 15366
18/08/2013 10:34
Bây giờ con chẳng có gì
Cúi đầu lạy mẹ con đi về trời
Chỉ xin mẹ một tiếng cười
Và câu hát thuở mẹ ngồi ru con

Chợ buồn Lượt xem: 14147
18/08/2013 10:33
Chợ buồn đem bán những vui
Đã mua được cái ngậm ngùi chưa em.
Chợ buồn bán nhớ cho quên
Bán mưa cho nắng bán đêm cho ngày.

Sông Thương ngày không em Lượt xem: 10415
18/08/2013 10:32
Không em ra ngõ kéo diều
Nào ngờ được mảnh trăng chiều trên tay.
Luồn kim vào nhớ để may
Chỉ yêu cứ đứt trên tay mình cầm.

Đây thôn Vĩ Dạ - một giấc mơ về cuộc đời Hàn Mặc Tử Lượt xem: 11059
18/08/2013 10:15
Trong số các thi nhân thời Thơ mới (1932-1945) có lẽ không mấy người có số phận ai oán, nghiệt ngã như Hàn Mặc Tử. Vận mệnh cay đắng của thi sĩ như được tiên báo trước qua ý nghĩa từng bút danh mà người con gần cả cuộc đời gắn bó với vùng đất Quy Nhơn đầy nắng và gió đã mang trước đó: Phong Trần (gió bụi), Lệ Thanh (tiếng của nước mắt), Hàn Mặc Tử (người đi trong màn lạnh). Người thơ ấy với nỗi lòng quặn thắt “trải niềm đau trên giấy mong manh” ấy để lại cho đời nhiều thi phẩm bất hủ, trong đó có Đây thôn Vĩ Dạ.

Hiển thị 1131 - 1140 tin trong 1271 kết quả