Nửa đời tóc hoá thành đá cả
Rụng vãi thềm đầy phủ quanh trăng...
Nhớ một thuở cùng bao thiếu nữ
Mà nay gò mả, ma rừng.
Tai nghe tóc ve bên bà gái goá
Nhặt câu thơ rơi, lệ lã chã mùa thu…
Có của nhà vẫn còn ham tơ nhú
Ngồi chẳng yên, hồn dạ cứ vi vu.
Trên kia nguyệt không quần như đã
Đêm thơm chùa, trắng dã tấm thân nga
Trinh tiết thời nay em mở cửa
Ngai vàng còn "dưới" cái em ta!
LỜI BÌNH: Dường như ban đầu khi sáng tác bài thơ này tác giả chỉ có ý định viết chơi. Mái tóc một thời trẻ tuổi nhà thơ đã cùng dan díu với bao nàng thiếu nữ xinh đẹp, thế mà giờ đây:
Nửa đời tóc hoá thành đá cả
Rụng vãi thềm đầy phủ quanh trăng...
Chỉ còn biết ve vãn bên các bà gái goá? Ta hãy đọc đến câu thơ thứ năm:
Tai nghe tóc ve bên bà gái goá
Buồn đến chảy nước mắt mà đau xót. Nhưng câu thơ tiếp sau thì lại thật thi ca:
Nhặt câu thơ rơi, lệ lã chã mùa thu…
Lời thơ khá uyển chuyển và phong hoa. Tuy nó mô tả những dòng nước mắt lã chã rơi xuống mùa thu của đất trời, nhưng lại tạo thành tứ thơ hay:
Tai nghe tóc ve bên bà gái goá
Nhặt câu thơ rơi, lệ lã chã mùa thu…
Sự chuyển đổi giọng và nhịp của những câu thơ như thế mang nhiều tính nhạc, kết hợp với nghĩa thơ để gây một âm hưởng trong rung cảm của trái tim, đưa thi phẩm trở thành một bản thơ trữ tình thi vị. Những câu thơ rơi được tác giả nhặt lên ấy, hoà với dòng lệ đời chảy xuống mùa thu xao xiết buồn. Một mùa thu của tình yêu muốn được mơn trớn và vuốt ve:
Trên kia nguyệt không quần như đã
Đêm thơm chùa, trắng dã tấm thân nga...
Đêm Tóc Đá là một bài thơ tình khá lãng mạn, ẩn chứa một nỗi lòng hiu hắt và khát vọng của tuổi hoa niên! Nhưng ngòi bộc phá nổ của bài thơ chính nằm ở trong câu thơ kết, nó chứa chất cả nỗi nhân tình thế thái:
Ngai vàng còn "dưới" cái em ta!
Mang ngai vàng là biểu tượng cho quyền lực tối cao thời vua chúa, đặt nó "dưới" cả cái... của đàn bà? Một câu thơ rất Hồ Xuân Hương, cay độc. Văn thơ thường mượn xưa nói nay, không phải nó chỉ ám chỉ mỗi ngày xưa mà còn về cả hôm nay. Suy cho cùng chẳng cái gì bằng “cái ấy” của đàn bà. Ý trong nghĩa đen, là khởi điểm cho cả chính trị và triết học!
Nhưng về nghĩa bóng, câu thơ bộc lộ một ý nghĩa phản biện xã hội. Chính câu thơ kết như thế đã nâng tầm vóc thi phầm Đêm Tóc Đá cao lên trong hàng bậc của thi ca.
NGỌC BÍCH
Trích tập "Phê bình & tiểu luận thi ca Phạm Ngọc Thái" 2013.
Nam Cao (1915-1951) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 28696
22/12/2014 10:40
Nam Cao (1917-1951) là một nhà văn hiện thực lớn (trước Cách Mạng), một nhà báo kháng chiến (sau Cách Mạng), một trong những văn sĩ tiêu biểu nhất thế kỷ 20 của Việt Nam.
Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri (có nguồn ghi là Trần Hữu Trí[1]), sinh năm 1915, nhưng theo giấy khai sinh ghi thì là ngày 29 tháng 10 năm 1917.[cần dẫn nguồn] Quê ông tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam). Ông đã ghép hai chữ của tên tổng và huyện làm bút danh: Nam Cao.[2]
Trên đường đi công tác, ông bị quân Pháp phục kích và bắn chết vào ngày 28 tháng 11 năm 1951 (30 tháng Mười âm lịch), tại Hoàng Đan (Ninh Bình).[1] [4]
Bích Khê (1916-1946) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 23171
22/12/2014 10:40
Bích Khê (1916-1946), tên thật là Lê Quang Lương; là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam thời tiền chiến. Ngoài bút hiệu Bích Khê, ông còn ký bút hiệu Lê Mộng Thu khi sáng tác thơ Đường luật.
Bích Khê sinh ngày 24 tháng 3 năm 1916 tại xã Phước Lộc, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Ông là con thứ chín trong một gia đình nho học yêu nước.
Ngày 17 tháng 1 năm 1946, Bích Khê lìa bỏ cõi đời và cõi thơ tại Thu Xà lúc 30 tuổi.
Vũ Hoàng Chương (1916-1976) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 21891
22/12/2014 10:39
Vũ Hoàng Chương (5 tháng 5 1916 – 6 tháng 9 1976) là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Ông sinh tại Nam Định, nguyên quán tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, nay là huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên.
Ông mất ngày 6 tháng 9 năm 1976 tại Sài Gòn.
Xuân Diệu (1916-1985) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 24334
22/12/2014 10:39
Xuân Diệu (2 tháng 2 năm 1916 – 18 tháng 12 năm 1985) là một trong những nhà thơ lớn của Việt Nam. Ông nổi tiếng từ phong trào Thơ mới với tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió.
Ông tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh tại Gò Bồi, thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Cha là ông Ngô Xuân Thọ và mẹ là bà Nguyễn Thị Hiệp.
Xuân Diệu đã lập gia đình riêng một lần với Nghệ sĩ Nhân dân Bạch Diệp nhưng hai người đã ly dị và họ không có con chung[2]. Sau khi ly dị ông sống độc thân cho đến lúc mất vào năm 1985.
Phạm Huy Thông (1916-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 21403
22/12/2014 10:39
Phạm Huy Thông (1916–1988) là nhà thơ, nhà giáo, và nhà khoa học xã hội Việt Nam.
Phạm Huy Thông là hậu duệ thế hệ thứ 24 của Phạm Ngũ Lão, và là thế hệ thứ 48 của thượng thủy tổ Phạm Tu. Quê gốc của Phạm Huy Thông ở làng Đào Xá, xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
Phạm Huy Thông sinh ngày 22 tháng 11 năm 1916 tại Hà Nội trong một gia đình làm nghề kinh doanh lớn, có tinh thần dân tộc [1].
Ông mất vào ngày 21 tháng 6 năm 1988 tại Hà Nội.[2]
Thâm Tâm (1917-1950) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 19314
22/12/2014 10:39
Thâm Tâm (1917–1950) là một nhà thơ và nhà viết kịch Việt Nam. Ông nổi tiếng với bài thơ Tống biệt hành, với một phong cách thơ hòa hợp giữa cổ điển và hiện đại, thể hiện hào khí rất cao.
Ông tên thật là Nguyễn Tuấn Trình, sinh ngày 12 tháng 5 năm 1917 tại thị xã Hải Dương (nay là thành phố Hải Dương), tỉnh Hải Dương.
Ông mất sau một cơn bệnh đột ngột ngày 18 tháng 8 năm 1950 trên đường đi công tác trong chiến dịch Biên giới, được đồng đội và nhân dân địa phương mai táng tại Bản Pò Noa, Xã Phi Hải, Huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.
Hồ Dzếch (1916-1991) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 26437
22/12/2014 10:38
Hồ Dzếnh (sinh năm 1916- mất ngày 13 tháng 8 năm 1991), tên thật là Hà Triệu Anh hay Hà Anh (ghi theo giọng Quảng Đông là Hồ Dzếnh) là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam.
Ông sinh năm 1916 tại làng Đông Bích huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa. Cha ông là Hà Kiến Huân, người gốc Quảng Đông sang sinh sống ở Việt Nam từ khoảng 1890, mẹ Đặng Thị Văn là người Việt, quê ở bến Ghép, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa.
Ông mất ngày 13 tháng 8 năm 1991 tại Hà Nội do xuất huyết dạ dày và viêm thận[1].
Quang Dũng (1921-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 24118
22/12/2014 10:38
Quang Dũng (tên thật là Bùi Đình Diệm; 1921–1988 (67 tuổi)) là một nhà thơ Việt Nam.
Quang Dũng tên thật Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội).
Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1988 sau một thời gian dài đau ốm tại bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.
Nguyên Hồng (1918-1982) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 22556
22/12/2014 10:38
Nguyên Hồng (1918 – 1982) là nhà văn có nhiều đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam hiện đại.
Tên thật của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, sinh ngày 5 tháng 11 năm 1918 tại thành phố Nam Định[1].
Nguyên Hồng qua đời ngày 2 tháng 5 năm 1982 tại Tân Yên (Bắc Giang).
Nguyễn Bính (1918-1966) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 30571
22/12/2014 10:38
Nguyễn Bính (tên thật là Nguyễn Trọng Bính; 1918–1966) là một nhà thơ lãng mạn nổi tiếng của Việt Nam. Ông được coi như là nhà thơ của làng quê Việt Nam với những bài thơ mang sắc thái dân dã, mộc mạc.
Nguyễn Bính sinh ngày 13-2-1918, tức mồng ba Tết năm Mậu Ngọ với tên thật là Nguyễn Trọng Bính tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định).[1]
Hầu như ai cũng biết rằng nhà thơ Nguyễn Bính qua đời vào một ngày giáp Tết Bính Ngọ (1966), chính xác là ngày 29 Tết (tháng chạp này không có ngày 30).
Hiển thị 541 - 550 tin trong 2681 kết quả