Thơ

08/01/2015 20:37
Lượt xem 41308

Anh ơi ! Đêm nay đầu người nhấp nhô như gợn sóng
Đang trào lên sức sống muôn đời
Niềm vui bát ngát trăng soi
Mảnh trăng úa máu chân trời Việt Nam
Đêm Liên Hoan ! Trời ơi, đêm Liên Hoan !
Đầu người nhấp nhô như sóng bể ngang tàng
Ta muốn thét như vỡ toang lồng ngực
Vì say sưa tình thân thiết Việt Chính Đoàn
-- Anh từ phương nào lại ?
-- Tôi từ đất dấy lên
Anh có nghe ngọn thủy triều Đông Hải
Đang hờn ghen cùng thúc máu triền miên
Thúc máu không tên dội tràn bốn nẻo
Cỏ không gầy, cây không già, hoa không héo
Ngàn năm đất nước vững bền
-- Anh từ phương nào lại ?
-- Tôi từ đất dấy lên
Chúng ta cùng một mẹ hiền
Lúa thơm bầu sữa bông mềm áo tơ
Chúng ta chung một mối thù
Gươm tung uất hận đạn vù đắng cay
-- Anh đi từ đâu đến đó ?
-- Tôi đi giết giặc đây
Đêm nay gặp bạn cùng nhau chén
Máu giặc đang nồng ta phải say
Đây ruộng đồng Trung Nam
Kia núi rừng Việt Bắc
Cỏ cây đang căm hờn như vùng lên đuổi giặc
Tôi với anh gặp nhau trong ngày hội Liên Hoan
Tay bắt tay, mừng trên giải đất Việt Nam
-- Gia đình anh ở đâu ?
-- Mẹ hiền tôi đã khuất
Nhưng trước khi nhắm mắt
Mẹ mừng cho đàn con
Máu tôi mai sẽ chảy
Trôi phăng hết kiếp ngựa trâu
Xương tôi, tôi bắt nên cầu
Cho đàn con bước lên lầu Tự Do !
-- Anh giết bao nhiêu giặc mà mắt anh long lanh ?
-- Mời anh lên rừng xanh
Hỏi những cành lá biếc
Rừng âm u đang tưng bừng mở tiệc
Bằng thịt, xương và máu của quân thù
-- Trong tiểu đội anh, những ai còn ai mất ?
-- Không, không ai còn ai mất
Ai cũng chết mà thôi !
Kẻ trước người sau lao vào giặc
Giữ vững ngàn thu một giống nòi
Dù cho thịt nát xương phơi
Cái còn vĩnh viễn là người Việt Nam !
Đêm Liên Hoan, trời ôi, đêm Liên Hoan !
Đầu người nhấp nhô như sóng vỗ ngang tàng
Ta muốn thét cho vỡ toang lồng ngực
Vì say sưa tình thắm thiết Việt Chính Đoàn
Người bạn mến thương ơi !
Nắm chặt lấy tay tôi
-- Kìa, sao anh lại khóc ?
-- Tôi quá mừng anh đó thôi !
Lần thứ nhất trên đời
Tôi quay cuồng nhảy múa
Giặc kia ơi ! Không bao giờ còn nữa
Ta đếm từng ngày
Ta trông từng phút, ta đợi từng giây
Lửa hờn nghi ngút chờ người đêm nay
Chờ người đến đây
Ta băm, ta giết !
Giặc kia phải chết
Núi đồng phơi thây
Anh đi hỏi núi
Anh về hỏi cây
Anh hỏi biển rộng
Anh hỏi sông dài
Anh hỏi ngô non
Anh hỏi lúa bé
Anh đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ
Rằng ta là Việt Chính Đoàn
Đêm nay say tiệc liên hoan
Ngày mai xé xác moi gan quân thù !
Tiệc liên hoan lại tưng bừng hiển hiện
Giữa đoàn quân bách chiến
Đổ về thủ đô như nước vỡ bờ !
Từ mũi Cà Mau cho đến biên giới Lạng
Từ nắng sớm Sơn La cho đến mưa chiều Vạn Tượng !
Muôn đội đội hùng binh phất phới cờ bay
Đoàn quân bách chiến đi suốt đêm ngày
-- Mẹ ơi ! Con đã về đây !
Chị hiền từ tốn đưa tay đón mừng...
...Anh ơi ! Anh tỉnh lại
Nước mắt tôi rưng rưng
Hình như tôi đã mơ màng
Phải rồi, anh Việt Chính Đoàn
Đêm nay say tiệc Liên Hoan
Ngày mai xé xác moi gan quân thù
Bao giờ thu lại tới thu
Liên Hoan bừng nở bốn mùa Non Sông !

Các tác phẩm khác

Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 23170
22/12/2014 10:46
Nguyễn Khuyến (chữ Hán: 阮勸), tên thật là Nguyễn Thắng (阮勝) [1], hiệu Quế Sơn, tự Miễu Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835, tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam Ninh nay là huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Quê nội của ông ở làng Vị Hạ (Và), xã Yên Đổ nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam[1].
Nguyễn Khuyến cáo quan về Yên Đổ vào mùa thu năm 1884 và qua đời tại đây. Mất ngày 5 tháng 2 năm 1909 tại Yên Đổ.

Tú Xương (1870 - 1907) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 28250
22/12/2014 10:45
Nhà thơ Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương(陳濟昌), tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Tên bố mẹ đặt cho lúc đầu là Trần Duy Uyên. Ông sinh ngày 5 tháng 9 năm 1870 (tức ngày 10 tháng 8 năm Canh Ngọ), ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định (sau đổi thành phố Hàng Nâu, hiện nay là phố Minh Khai, phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định). Ông mất ngày 29 tháng 1 năm 1907.[1]

Tản Đà (1889-1939) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 28610
22/12/2014 10:45
Tản Đà (chữ Hán: 傘沱, sinh ngày 19 tháng 5 năm 1889 - mất ngày 7 tháng 6 năm 1939[1]) tên thật Nguyễn Khắc Hiếu (阮克孝), là một nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Bút danh Tản Đà của ông là tên ghép giữa núi Tản Viên và sông Đà, quê hương ông.

Ngô Tất Tố (1894-1954) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 30461
22/12/2014 10:44
Ngô Tất Tố (1894 – 20 tháng 4 năm 1954) là một nhà văn, nhà báo, nhà Nho học và nhà nghiên cứu có ảnh hưởng ở Việt Nam giai đoạn trước 1954.
Ngô Tất Tố sinh năm 1893 mất năm 1954 ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội).

Khái Hưng (1896-1947) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 23592
22/12/2014 10:44
Khái Hưng (1896 - 1947) là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng. Cùng với Nhất Linh, ông là cây bút chính của Tự Lực Văn Đoàn.
Khái Hưng tên thật là Trần Khánh Giư. Bút danh Khái Hưng của ông được ghép từ các chữ cái của tên Khánh Giư.
Ông sinh năm 1896, xuất thân trong một gia đình quan lại ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Dương, nay thuộc Hải Phòng. Một số tài liệu ghi ông sinh năm 1897.[1]. Thân phụ ông giữ chức Tuần phủ. Cha vợ ông là Lê Văn Đinh cũng giữ chức Tổng đốc Bắc Ninh. Em ruột ông là nhà văn Trần Tiêu.
Khái Hưng mất năm 1947.

Hoàng Ngọc Phách (1896-1973) - Tiểu sử và sự nghiệp Lượt xem: 21334
22/12/2014 10:44
Nhà văn Hoàng Ngọc Phách, (1896 - 1973) là tác giả tiểu thuyết Tố tâm, được đánh giá là một trong những tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của Việt Nam, tác phẩm đã được giáo sư Michele Sullivan và Emmanuel Lê Ốc Mạch dịch sang tiếng Pháp.

Đặng Thai Mai (1902-1984) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 24113
22/12/2014 10:44
Đặng Thai Mai (1902-1984), còn được biết đến dưới tên gọi Đặng Thái Mai và những bút danh Thanh Tuyền, Thanh Bình. Ông là giáo sư, nhà giáo, nhà văn, nhà phê bình văn học Việt Nam; và nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam.

Nguyễn Công Hoan (1903-1977) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 23002
22/12/2014 10:43
Nguyễn Công Hoan (6 tháng 3 năm 1903 tại Hưng Yên - 6 tháng 6 năm 1977 tại Hà Nội) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam.
Nguyễn Công Hoan quê ở làng Xuân Cầu, tổng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). Ông sinh trong một gia đình quan lại xuất thân Nho học thất thế. Trong gia đình, từ nhỏ Nguyễn Công Hoan đã được nghe và thuộc rất nhiều câu thơ, câu đối và những giai thoại có tính chất trào lộng, châm biếm, đả kích tầng lớp quan lại. Điều đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách văn chương của ông sau này.

Thế Lữ (1907-1989) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 22279
22/12/2014 10:43
Thế Lữ (6 tháng 10 năm 1907 – 3 tháng 6 năm 1989) là nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam. Thế Lữ nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, với những tác phẩm Thơ mới, đặc biệt là bài Nhớ rừng, cùng những tác phẩm văn xuôi, tiêu biểu là tập truyện Vàng và máu (1934). Trở thành thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn kể từ khi mới thành lập (1934), ông hầu hết hoạt động sáng tác văn chương trong thời gian là thành viên của nhóm, đồng thời cũng đảm nhận vai trò một nhà báo, nhà phê bình, biên tập viên mẫn cán của các tờ báo Phong hóa và Ngày nay.

Hoài Thanh (1909-1982) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 19335
22/12/2014 10:43
Hoài Thanh (1909 - 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế, đã đóng góp công lớn về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20. Tác phẩm bất hủ Thi nhân Việt Nam do ông và em trai (Nguyễn Đức Phiên - bút danh Hoài Chân) viết đã đưa tác giả lên vị trí cao, xứng tầm một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Hiển thị 281 - 290 tin trong 2441 kết quả