Thơ

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Đặng Thai Mai (1902-1984), còn được biết đến dưới tên gọi Đặng Thái Mai và những bút danh Thanh Tuyền, Thanh Bình. Ông là giáo sư, nhà giáo, nhà văn, nhà phê bình văn học Việt Nam; và nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam.

Tiểu sử

Đặng Thai Mai sinh ngày 25 tháng 12 năm 1902 tại làng Lương Điền (nay là Thanh Xuân), huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nho học. Thân phụ ông là Đặng Nguyên Cẩn, đỗ phó bảng, tham gia phong trào Duy Tân cùng với Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, bị thực dân Pháp bắt, đày đi Côn Đảo. Ông là hậu duệ của Tể tướng Đặng Dung, thuộc chi Tiến sĩ Đặng công Thiếp. [1]

Sau khi thân phụ bị bắt, ông về sống tại quê nội từ năm 6 tuổi, và được bà nội nuôi dưỡng, giáo dục lòng yêu nước, học chữ Hán và chữ Quốc ngữ theo chương trình Đông Kinh nghĩa thục.

Năm 1925, khi đang theo học tại Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương - Hà Nội, ông tham gia phong trào đòi "ân xá" Phan Bội Châu, truy điệu Phan Chu Trinh, đồng thời gia nhập đảng Tân Việt.

Năm 1928, ông trở thành giáo sư Trường Quốc học Huế. Năm 1929, khi đảng Tân Việt tan vỡ, ông bị xử một năm tù treo, sau đó lại trở về dạy học ở Huế. Ông lại bị bắt năm 1930 và bị xử 3 năm vì tham gia phong trào Cứu tế đỏ. Sau khi ra tù, Đặng Thai Mai ra Hà Nội sống và dạy học tại trường tư Gia Long (1932).

Đến năm 1935, Đặng Thai Mai cùng với các bạn là Phan Thanh, Hoàng Minh Giám, Võ Nguyên Giáp... lập ra Trường tư thục Thăng Long. Năm 1936, ông cùng Nguyễn Văn Tố, Vương Kiêm Toàn, Phan Thanh, Võ Nguyên Giáp... thành lập ra Hội truyền bá chữ Quốc ngữ.

Ông bắt đầu hoạt động văn hóa thời kì Mặt trận Dân chủ (1936-1939), viết báo và sáng tác một số truyện ngắn bằng tiếng Pháp nêu gương các chiến sĩ cách mạng buổi đầu (Cô câm đã lên tiếng,Chú bé...).

Năm 1939, ông ứng cử Viện dân biểu Trung Kỳ. Năm 1944, ông cho ra đời tác phẩm Văn học khái luận - cuốn sách đầu tiên trình bày có hệ thống nhiều vấn đề lí luận văn học theo quan điểm tiến bộ, như điển hình và cá tính, nội dung và hình thức, truyền thống và hiện đại. Đặng Thai Mai cũng là người có công giới thiệu văn học hiện đại Trung Quốc qua các công trình Lỗ Tấn (1944), Tạp văn Trung Quốc (1944), các bản dịch kịch Lôi Vũ, Nhật xuất của Tào Ngu, Lịch sử văn học Trung Quốc hiện đại, tập 1 (viết năm 1958).

Sau Cách mạng tháng Tám, ông giảng dạy ở bậc đại học và nghiên cứu phê bình văn học. Năm 1946, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội khoá I, Ủy viên Ban dự thảo Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đồng thời là Bộ trưởng Bộ giáo dục trong Chính phủ liên hiệp kháng chiến thành lập ngày 2 tháng 3 năm 1946 [1]. Cũng trong năm này, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.

Trong các giai đoạn về sau, ông lần lượt giữ các chức vụ về văn hoá và giáo dục như Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Thanh Hóa, Hội trưởng Hội văn hóa Việt Nam, Giám đốc Trường dự bị đại học và Sư phạm cao cấp Liên khu IV, Giám đốc trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Viện trưởng Viện Văn học, Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam. Ông cũng cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị như Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ 20 (1960), Trên đường học tập và nghiên cứu (tập 1, 1959, tập 2, 1965 và tập 3, 1973).

Đặng Thai Mai có vốn nho học uyên thâm và am hiểu văn học cổ điển Pháp, văn học hiện đại Trung Quốc, văn học cận đại Việt Nam. Đặng Thai Mai là nhà lí luận phê bình sắc sảo. Năm 1982, ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh. Năm 1996, ông lại được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt I) về các công trình nghiên cứu văn học Việt Nam và văn học thế giới.[2]

Đặng Thai Mai mất ngày 25 tháng 9 năm 1984. Nơi an nghỉ cuối cùng tại nghĩa trang Mai Dịch

Tác phẩm

Gia đình

Đặng Thai Mai lập gia đình với bà Hồ Thị Toan. Hai ông bà có 5 con gái và 1 con trai, trong đó 3 con rể là tướng lĩnh Quân đội Nhân dân Việt Nam

chú thích

Các tác phẩm khác

Người xứ thơ tiên Lượt xem: 24515
20/12/2014 16:00
Nguyễn Nhược Pháp (1914-1938)

Chùa Hương không gặp gỡ
rừng mơ chắc đã mơ?
Lời còn trong hơi thở
giai nhân cùng người thơ.

Hỏi lối vào ca dao Lượt xem: 28228
20/12/2014 15:59
Vũ Ngọc Phan (1912-1987)

Gặp đây mận mới hỏi đào
đường lên cổ tích, lối vào ca dao

Rau tần ai quẩy đi đâu Lượt xem: 15880
20/12/2014 15:59
Trần Huyền Trân (1913-1989)

Ngỡ nàng công chúa họ Trần
hóa thi sĩ quẩy rau tần lãng du...

Ngơ ngác Lượt xem: 25614
20/12/2014 15:58
Lưu Trọng Lư (1912-1991)

Từ lúc nào hỡi ngọn gió heo may
mang tâm sự thi nhân chưa tiện ngỏ
vàng trút xuống và cành sương nức nở
mặt đất hồi hộp lúc xạc xào thu.

Vầng trăng sống mòn Lượt xem: 16816
20/12/2014 15:56
Nam Cao (1915-1951)

Trăng sáng tròn như vú mộng đầy
có vơi bớt cảnh sống mòn này?

Người viết thơ khỏa thân Lượt xem: 19129
20/12/2014 15:51
Bých Khuê (1916-1946)

Câu thơ nhan sắc
chữ kết nên da ngà
hương trời đất bừng hoa
thi nhân hỡi tiếc chi vài mảnh vải?

Người say chưa tỉnh Lượt xem: 17610
20/12/2014 15:50
Vũ Hoàng Chương (1916-1978)

Đâu chỉ cuộc say trong quỹ đạo
quay vòng muôn thuở các hành tinh
thi sĩ bao người say chếnh choáng
hư vô trong vũ trụ riêng mình.

Người tình khờ dại Lượt xem: 20074
20/12/2014 15:48
Xuân Diệu (1916-1985)

Người phải lòng ư? Không đếm nổi
mang hương gửi gió, dại khờ chưa
nhặt phấn thông rơi làm của nả
phú quý đong bằng đấu mộng mơ.

Khúc bi tráng Lượt xem: 19487
20/12/2014 15:47
Phạm Huy Thông (1916-1988)

Ngỡ họ gần nhau thật khó
dũng tướng và thi nhân
khát vọng nhổ núi, lay thành
khó tìm thấy trong vần thơ mỏng mảnh.

Một chân trời quên lãng Lượt xem: 24365
20/12/2014 15:45
Hồ Zếch (1917-1991)

Viễn vọng kính không gian vừa phóng đi sao Mộc
khái niệm chân trời quên lãng phía xa xăm
đời tất bật, ai nhọc công ngồi đọc
ngoảnh lại tìm chân trời cũ đăm đăm.

Hiển thị 351 - 360 tin trong 2154 kết quả