nguồn : http://vi.wikipedia.org
Đặng Thai Mai (1902-1984), còn được biết đến dưới tên gọi Đặng Thái Mai và những bút danh Thanh Tuyền, Thanh Bình. Ông là giáo sư, nhà giáo, nhà văn, nhà phê bình văn học Việt Nam; và nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam.
Đặng Thai Mai sinh ngày 25 tháng 12 năm 1902 tại làng Lương Điền (nay là Thanh Xuân), huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nho học. Thân phụ ông là Đặng Nguyên Cẩn, đỗ phó bảng, tham gia phong trào Duy Tân cùng với Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, bị thực dân Pháp bắt, đày đi Côn Đảo. Ông là hậu duệ của Tể tướng Đặng Dung, thuộc chi Tiến sĩ Đặng công Thiếp. [1]
Sau khi thân phụ bị bắt, ông về sống tại quê nội từ năm 6 tuổi, và được bà nội nuôi dưỡng, giáo dục lòng yêu nước, học chữ Hán và chữ Quốc ngữ theo chương trình Đông Kinh nghĩa thục.
Năm 1925, khi đang theo học tại Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương - Hà Nội, ông tham gia phong trào đòi "ân xá" Phan Bội Châu, truy điệu Phan Chu Trinh, đồng thời gia nhập đảng Tân Việt.
Năm 1928, ông trở thành giáo sư Trường Quốc học Huế. Năm 1929, khi đảng Tân Việt tan vỡ, ông bị xử một năm tù treo, sau đó lại trở về dạy học ở Huế. Ông lại bị bắt năm 1930 và bị xử 3 năm vì tham gia phong trào Cứu tế đỏ. Sau khi ra tù, Đặng Thai Mai ra Hà Nội sống và dạy học tại trường tư Gia Long (1932).
Đến năm 1935, Đặng Thai Mai cùng với các bạn là Phan Thanh, Hoàng Minh Giám, Võ Nguyên Giáp... lập ra Trường tư thục Thăng Long. Năm 1936, ông cùng Nguyễn Văn Tố, Vương Kiêm Toàn, Phan Thanh, Võ Nguyên Giáp... thành lập ra Hội truyền bá chữ Quốc ngữ.
Ông bắt đầu hoạt động văn hóa thời kì Mặt trận Dân chủ (1936-1939), viết báo và sáng tác một số truyện ngắn bằng tiếng Pháp nêu gương các chiến sĩ cách mạng buổi đầu (Cô câm đã lên tiếng,Chú bé...).
Năm 1939, ông ứng cử Viện dân biểu Trung Kỳ. Năm 1944, ông cho ra đời tác phẩm Văn học khái luận - cuốn sách đầu tiên trình bày có hệ thống nhiều vấn đề lí luận văn học theo quan điểm tiến bộ, như điển hình và cá tính, nội dung và hình thức, truyền thống và hiện đại. Đặng Thai Mai cũng là người có công giới thiệu văn học hiện đại Trung Quốc qua các công trình Lỗ Tấn (1944), Tạp văn Trung Quốc (1944), các bản dịch kịch Lôi Vũ, Nhật xuất của Tào Ngu, Lịch sử văn học Trung Quốc hiện đại, tập 1 (viết năm 1958).
Sau Cách mạng tháng Tám, ông giảng dạy ở bậc đại học và nghiên cứu phê bình văn học. Năm 1946, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội khoá I, Ủy viên Ban dự thảo Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đồng thời là Bộ trưởng Bộ giáo dục trong Chính phủ liên hiệp kháng chiến thành lập ngày 2 tháng 3 năm 1946 [1]. Cũng trong năm này, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.
Trong các giai đoạn về sau, ông lần lượt giữ các chức vụ về văn hoá và giáo dục như Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Thanh Hóa, Hội trưởng Hội văn hóa Việt Nam, Giám đốc Trường dự bị đại học và Sư phạm cao cấp Liên khu IV, Giám đốc trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Viện trưởng Viện Văn học, Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam. Ông cũng cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị như Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ 20 (1960), Trên đường học tập và nghiên cứu (tập 1, 1959, tập 2, 1965 và tập 3, 1973).
Đặng Thai Mai có vốn nho học uyên thâm và am hiểu văn học cổ điển Pháp, văn học hiện đại Trung Quốc, văn học cận đại Việt Nam. Đặng Thai Mai là nhà lí luận phê bình sắc sảo. Năm 1982, ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh. Năm 1996, ông lại được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt I) về các công trình nghiên cứu văn học Việt Nam và văn học thế giới.[2]
Đặng Thai Mai mất ngày 25 tháng 9 năm 1984. Nơi an nghỉ cuối cùng tại nghĩa trang Mai Dịch
Đặng Thai Mai lập gia đình với bà Hồ Thị Toan. Hai ông bà có 5 con gái và 1 con trai, trong đó 3 con rể là tướng lĩnh Quân đội Nhân dân Việt Nam
Bồ tiên thi ()
Lượt xem: 29253
18/12/2014 21:08
Chú huyện Thanh Liêm khéo giở trò
“Bồ tiên thi” lại lấy vần bồ
Nghênh ngang võng lọng nhờ ông sứ
Ngọng ngẹo văn chương giở giọng ngô
Chợ đồng
Lượt xem: 29133
18/12/2014 21:07
Tháng chạp hai mươi bốn chợ Đồng
Năm nay chợ họp có đông không ?
Dở trời, mưa bụi còn hơi rét,
Nếm rượu, tường đền được mấy ông ?
Chơi chợ trời Hương Tích
Lượt xem: 27792
18/12/2014 21:06
Ai đi Hương Tích chợ trời đi !
Chợ họp quanh năm cả bốn thì
Đổi chát người tiên cùng khách bụt
Bán buôn gió chị lại trăng dì
Chơi núi non nước
Lượt xem: 24608
18/12/2014 21:05
Chom chỏm trên sông đá một hòn
Nước trôi sóng vỗ biết bao mòn ?
Phơ đầu đã tự đời Bàn Cổ
Bia miệng còn đeo tiếng trẻ con
Than mùa hè
Lượt xem: 26450
18/12/2014 21:05
Tháng tư đầu mùa hạ
Tiết trời thực oi ả
Tiếng dế kêu thiết tha,
Đàn muỗi bay tơi tả
Vịnh mùa hè
Lượt xem: 31622
18/12/2014 21:04
Biếng trông trời hạ nước non xa,
Ý khí ngày thường nghĩ đã trơ
Cá vượt khóm rau lên mặt nước
Bướm len lá trúc lượn rèm thưa
Thu ẩm
Lượt xem: 29646
18/12/2014 21:03
Năm gian nhà cỏ thấp le te
Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe
Nhớ cảnh chùa Đọi
Lượt xem: 16930
18/12/2014 21:03
Già yếu xa xôi bấy đến nay
Làng chơi loáng thoáng lại buồn thay !
Chùa xưa ở lẫn cùng cây đá
Sư cụ nằm chung với khói mây
Mừng ông nghè mới đỗ
Lượt xem: 25326
18/12/2014 21:02
Anh mừng cho chú đỗ ông nghè
Chẳng đỗ thì trời cũng chẳng nghe
Ân tứ dám đâu coi rẻ rúng
Vinh quy ắt hẳn rước tùng xòe
Thầy đồ ve gái góa
Lượt xem: 21946
18/12/2014 21:01
Người bảo rằng thầy yêu cháu đây,
Thầy yêu mẹ cháu có ai hay !
Bắc cầu, câu cũ không hờ hững,
Cầm kính, tình xưa vẫn đắng cay
Hiển thị 851 - 860 tin trong 2154 kết quả