nguồn : http://vi.wikipedia.org
Đặng Thai Mai (1902-1984), còn được biết đến dưới tên gọi Đặng Thái Mai và những bút danh Thanh Tuyền, Thanh Bình. Ông là giáo sư, nhà giáo, nhà văn, nhà phê bình văn học Việt Nam; và nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam.
Đặng Thai Mai sinh ngày 25 tháng 12 năm 1902 tại làng Lương Điền (nay là Thanh Xuân), huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nho học. Thân phụ ông là Đặng Nguyên Cẩn, đỗ phó bảng, tham gia phong trào Duy Tân cùng với Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, bị thực dân Pháp bắt, đày đi Côn Đảo. Ông là hậu duệ của Tể tướng Đặng Dung, thuộc chi Tiến sĩ Đặng công Thiếp. [1]
Sau khi thân phụ bị bắt, ông về sống tại quê nội từ năm 6 tuổi, và được bà nội nuôi dưỡng, giáo dục lòng yêu nước, học chữ Hán và chữ Quốc ngữ theo chương trình Đông Kinh nghĩa thục.
Năm 1925, khi đang theo học tại Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương - Hà Nội, ông tham gia phong trào đòi "ân xá" Phan Bội Châu, truy điệu Phan Chu Trinh, đồng thời gia nhập đảng Tân Việt.
Năm 1928, ông trở thành giáo sư Trường Quốc học Huế. Năm 1929, khi đảng Tân Việt tan vỡ, ông bị xử một năm tù treo, sau đó lại trở về dạy học ở Huế. Ông lại bị bắt năm 1930 và bị xử 3 năm vì tham gia phong trào Cứu tế đỏ. Sau khi ra tù, Đặng Thai Mai ra Hà Nội sống và dạy học tại trường tư Gia Long (1932).
Đến năm 1935, Đặng Thai Mai cùng với các bạn là Phan Thanh, Hoàng Minh Giám, Võ Nguyên Giáp... lập ra Trường tư thục Thăng Long. Năm 1936, ông cùng Nguyễn Văn Tố, Vương Kiêm Toàn, Phan Thanh, Võ Nguyên Giáp... thành lập ra Hội truyền bá chữ Quốc ngữ.
Ông bắt đầu hoạt động văn hóa thời kì Mặt trận Dân chủ (1936-1939), viết báo và sáng tác một số truyện ngắn bằng tiếng Pháp nêu gương các chiến sĩ cách mạng buổi đầu (Cô câm đã lên tiếng,Chú bé...).
Năm 1939, ông ứng cử Viện dân biểu Trung Kỳ. Năm 1944, ông cho ra đời tác phẩm Văn học khái luận - cuốn sách đầu tiên trình bày có hệ thống nhiều vấn đề lí luận văn học theo quan điểm tiến bộ, như điển hình và cá tính, nội dung và hình thức, truyền thống và hiện đại. Đặng Thai Mai cũng là người có công giới thiệu văn học hiện đại Trung Quốc qua các công trình Lỗ Tấn (1944), Tạp văn Trung Quốc (1944), các bản dịch kịch Lôi Vũ, Nhật xuất của Tào Ngu, Lịch sử văn học Trung Quốc hiện đại, tập 1 (viết năm 1958).
Sau Cách mạng tháng Tám, ông giảng dạy ở bậc đại học và nghiên cứu phê bình văn học. Năm 1946, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội khoá I, Ủy viên Ban dự thảo Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đồng thời là Bộ trưởng Bộ giáo dục trong Chính phủ liên hiệp kháng chiến thành lập ngày 2 tháng 3 năm 1946 [1]. Cũng trong năm này, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.
Trong các giai đoạn về sau, ông lần lượt giữ các chức vụ về văn hoá và giáo dục như Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Thanh Hóa, Hội trưởng Hội văn hóa Việt Nam, Giám đốc Trường dự bị đại học và Sư phạm cao cấp Liên khu IV, Giám đốc trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Viện trưởng Viện Văn học, Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam. Ông cũng cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị như Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ 20 (1960), Trên đường học tập và nghiên cứu (tập 1, 1959, tập 2, 1965 và tập 3, 1973).
Đặng Thai Mai có vốn nho học uyên thâm và am hiểu văn học cổ điển Pháp, văn học hiện đại Trung Quốc, văn học cận đại Việt Nam. Đặng Thai Mai là nhà lí luận phê bình sắc sảo. Năm 1982, ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh. Năm 1996, ông lại được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt I) về các công trình nghiên cứu văn học Việt Nam và văn học thế giới.[2]
Đặng Thai Mai mất ngày 25 tháng 9 năm 1984. Nơi an nghỉ cuối cùng tại nghĩa trang Mai Dịch
Đặng Thai Mai lập gia đình với bà Hồ Thị Toan. Hai ông bà có 5 con gái và 1 con trai, trong đó 3 con rể là tướng lĩnh Quân đội Nhân dân Việt Nam
Vườn tâm sự
Lượt xem: 36395
19/12/2014 15:12
Tác giả: Vũ Hoàng Chương
Một dĩ vãng tràn thơ và đẫm lệ
Những u hoài chôn kín tận thâm tâm
Anh dùng dằng mãi chiều nay mới kể
Mặc dầu em thúc giục đã bao năm
Điệp Cốc y tiên
Lượt xem: 13920
19/12/2014 15:11
Tác giả: Dương Lam [vophubong]
ĐIỆP CỐC Y TIÊN...(1)
Xưa nay đã có những người hiền,
Mạng số trời sinh được hữu duyên?
Vào động tìm hoa hương phảng phất,
Lên non hàng cọp sức dư bền.
Lời thơ từ đáy mộ
Lượt xem: 18101
19/12/2014 15:09
Tác giả: Trần Văn Lương
Kính dâng hương linh chị PC
(Cuối cùng em cũng đã làm tròn được lời hứa với lòng mình lúc đứng cạnh giường bệnh của chị ở New York vào một ngày tưởng chừng đà xa lắm.
Hy vọng trong một kiếp nào đó, những dòng thơ cuối đời chưa kịp đọc của chị sẽ đến được tay người ấy)
Tiếng ru ba miền
Lượt xem: 22154
19/12/2014 15:07
Tác giả: Kiên Giang
Tiếng mẹ ngân nga triều nước lớn
Điệu vành khuyên, âm hưởng tiếng chim oanh
Mây không đuổi cánh cò bay mỏi gió
Đất miệt vườn mở rộng chân trời xanh
Hoa tạng trầm tư
Lượt xem: 20623
19/12/2014 15:06
Tác giả: Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng
Gửi một người đã rũ bỏ bụi trần ai
Mặt trời đã lặn từ lâu nhưng trăng chưa mọc
Bầu trời thăm thẳm chỉ có những vì sao lấp lánh
Một thoáng bâng khuâng với thơ Du Tử Lê
Lượt xem: 18538
19/12/2014 15:01
Tác giả: Trần Cao Tường (Lm)
Một Thoáng Bâng Khuâng Với Thơ Du Tử Lê
Ai mà chẳng có những lúc bâng khuâng lần đầu tiên nghe mà cảm được tiếng chim hót hay nhìn với vẻ ngất ngây những lớp sóng biển đuổi nhau tạt nước reo vui. Những phút giây này đến thật bất ngờ, rất giản đơn, tinh ròng.
Tâm tình hiến dâng (41 - 85)
Lượt xem: 13262
19/12/2014 14:41
Tác giả: Đỗ Khánh Hoan & Rabindranath Tagore
Tôi khao khát nói lời tâm tình thầm kín nhất, những lời tôi phải nói với em, song còn ngần ngại vì sợ em sẽ bật cười chế nhạo mất thôi.
Đó là lý do tôi tự giễu mình, đem những bí ẩn riêng tư ra đùa đùa cợt cợt.
Tâm tình hiến dâng (1 - 40)
Lượt xem: 13563
19/12/2014 08:11
Tác giả: Đỗ Khánh Hoan & Rabindranath Tagore
Tôi bộc. Xin Hoàng hậu đoái thương tên tôi bộc của Người!
Hoàng hậu. Dạ yến tan rồi, tôi bộc của ta về hết. Sao ngươi lại tới lúc đêm hôm khuya khoắt này?
Tôi bộc. Khi những người khác đã ra về, đó mới là lúc tôi đến với Người. Tôi đến để cầu xin, cầu xin làm những gì còn sót lại dành cho tên tôi bộc cuối cùng.
Hoàng hậu. Ngươi còn cầu mong gì khi đêm đã khuya?
Vườn xưa
Lượt xem: 22984
19/12/2014 07:05
Mảnh vườn xưa cây mỗi ngày mỗi xanh
Bà mẹ già tóc mỗi ngày mỗi bạc
Hai ta ở hai đầu công tác
Có bao giờ cùng trở lại vườn xưa ?
Nhớ
Lượt xem: 30859
19/12/2014 07:04
Nghìn năm trước, tôi sinh bên khóm liễu
Nhớ nhung nhiều, cúp ngọn kiếm xa xôi,
Trong gian nhà ao ước mộng song đôi
Cúi gửi bóng chạy theo giòng nước yếu.
Hiển thị 751 - 760 tin trong 2154 kết quả