Thơ

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Đặng Thai Mai (1902-1984), còn được biết đến dưới tên gọi Đặng Thái Mai và những bút danh Thanh Tuyền, Thanh Bình. Ông là giáo sư, nhà giáo, nhà văn, nhà phê bình văn học Việt Nam; và nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam.

Tiểu sử

Đặng Thai Mai sinh ngày 25 tháng 12 năm 1902 tại làng Lương Điền (nay là Thanh Xuân), huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nho học. Thân phụ ông là Đặng Nguyên Cẩn, đỗ phó bảng, tham gia phong trào Duy Tân cùng với Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, bị thực dân Pháp bắt, đày đi Côn Đảo. Ông là hậu duệ của Tể tướng Đặng Dung, thuộc chi Tiến sĩ Đặng công Thiếp. [1]

Sau khi thân phụ bị bắt, ông về sống tại quê nội từ năm 6 tuổi, và được bà nội nuôi dưỡng, giáo dục lòng yêu nước, học chữ Hán và chữ Quốc ngữ theo chương trình Đông Kinh nghĩa thục.

Năm 1925, khi đang theo học tại Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương - Hà Nội, ông tham gia phong trào đòi "ân xá" Phan Bội Châu, truy điệu Phan Chu Trinh, đồng thời gia nhập đảng Tân Việt.

Năm 1928, ông trở thành giáo sư Trường Quốc học Huế. Năm 1929, khi đảng Tân Việt tan vỡ, ông bị xử một năm tù treo, sau đó lại trở về dạy học ở Huế. Ông lại bị bắt năm 1930 và bị xử 3 năm vì tham gia phong trào Cứu tế đỏ. Sau khi ra tù, Đặng Thai Mai ra Hà Nội sống và dạy học tại trường tư Gia Long (1932).

Đến năm 1935, Đặng Thai Mai cùng với các bạn là Phan Thanh, Hoàng Minh Giám, Võ Nguyên Giáp... lập ra Trường tư thục Thăng Long. Năm 1936, ông cùng Nguyễn Văn Tố, Vương Kiêm Toàn, Phan Thanh, Võ Nguyên Giáp... thành lập ra Hội truyền bá chữ Quốc ngữ.

Ông bắt đầu hoạt động văn hóa thời kì Mặt trận Dân chủ (1936-1939), viết báo và sáng tác một số truyện ngắn bằng tiếng Pháp nêu gương các chiến sĩ cách mạng buổi đầu (Cô câm đã lên tiếng,Chú bé...).

Năm 1939, ông ứng cử Viện dân biểu Trung Kỳ. Năm 1944, ông cho ra đời tác phẩm Văn học khái luận - cuốn sách đầu tiên trình bày có hệ thống nhiều vấn đề lí luận văn học theo quan điểm tiến bộ, như điển hình và cá tính, nội dung và hình thức, truyền thống và hiện đại. Đặng Thai Mai cũng là người có công giới thiệu văn học hiện đại Trung Quốc qua các công trình Lỗ Tấn (1944), Tạp văn Trung Quốc (1944), các bản dịch kịch Lôi Vũ, Nhật xuất của Tào Ngu, Lịch sử văn học Trung Quốc hiện đại, tập 1 (viết năm 1958).

Sau Cách mạng tháng Tám, ông giảng dạy ở bậc đại học và nghiên cứu phê bình văn học. Năm 1946, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội khoá I, Ủy viên Ban dự thảo Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đồng thời là Bộ trưởng Bộ giáo dục trong Chính phủ liên hiệp kháng chiến thành lập ngày 2 tháng 3 năm 1946 [1]. Cũng trong năm này, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.

Trong các giai đoạn về sau, ông lần lượt giữ các chức vụ về văn hoá và giáo dục như Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Thanh Hóa, Hội trưởng Hội văn hóa Việt Nam, Giám đốc Trường dự bị đại học và Sư phạm cao cấp Liên khu IV, Giám đốc trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Viện trưởng Viện Văn học, Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam. Ông cũng cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị như Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ 20 (1960), Trên đường học tập và nghiên cứu (tập 1, 1959, tập 2, 1965 và tập 3, 1973).

Đặng Thai Mai có vốn nho học uyên thâm và am hiểu văn học cổ điển Pháp, văn học hiện đại Trung Quốc, văn học cận đại Việt Nam. Đặng Thai Mai là nhà lí luận phê bình sắc sảo. Năm 1982, ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh. Năm 1996, ông lại được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt I) về các công trình nghiên cứu văn học Việt Nam và văn học thế giới.[2]

Đặng Thai Mai mất ngày 25 tháng 9 năm 1984. Nơi an nghỉ cuối cùng tại nghĩa trang Mai Dịch

Tác phẩm

Gia đình

Đặng Thai Mai lập gia đình với bà Hồ Thị Toan. Hai ông bà có 5 con gái và 1 con trai, trong đó 3 con rể là tướng lĩnh Quân đội Nhân dân Việt Nam

chú thích

Các tác phẩm khác

Lại một đêm không ngủ Lượt xem: 23949
19/12/2014 19:18
Bóng trăng vừa lấp ló
Trông ra đã lặn rồi
Còn bóng mây thiên cổ
Ngập ngừng chẳng muốn trôi

Ly rượu cuối năm Lượt xem: 22594
19/12/2014 19:17
(Uống rượu với bạn tại chợ Đủi-Q3-SG71)

Chiều cuối năm buồn ra Chợ Đủi
Ta mời ta những ly rượu đầy
Quên quên hết trò đời dâu bể
Với nỗi sầu vạn kiếp khôn khuây

Mới biết Lượt xem: 23113
19/12/2014 19:16
Anh mới biết bây giờ anh mới biết
Chuyện tình yêu vẫn là chuyện muôn đời
Tìm đến nhau bằng khoảng cách mù khơi
Trong cay đắng mặt trời buồn rét lạnh

Ngày qua tiễn bạn Lượt xem: 20371
19/12/2014 19:15
Ngày qua tiễn bạn hành phương ấy
Giữa chợ đời hề! Rượu chẳng ấm môi
Bằng hữu xa chừ! Như mây chia trôi
Nói dăm câu chừ vô nghĩa mà thôi

Ngày vắng Lượt xem: 14289
19/12/2014 19:13
Ngày vắng Bé đột nhiên buồn ủ rũ
Con đường về đầy những lá me xanh
Chiều Chúa nhật ngôi trường sương khói phủ
Anh một mình ngồi nói chuyện với hư không

Nhớ Kinh Kha Lượt xem: 27292
19/12/2014 19:12
Bạo chúa đắp Trường Thành chôn kẻ sĩ
Để ngai vàng muôn thuở sánh trăng sao
Nhưng ô hô ! Nhà Tần rồi cũng mất
Chỉ còn đây niềm oán hận thiên thu.

Nhớ quê Lượt xem: 18248
19/12/2014 19:11
Đã lâu lắm rồi Quãng Ngãi ơi
Lòng ta ray rức nhớ khôn nguôi
Mười một năm trời xa quê mẹ
Cũng bởi áo cơm cái nợ đời.

Nhớ Sài Gòn Lượt xem: 35040
19/12/2014 19:09
Nhớ Sài Gòn những cơn mưa vội vã
Nắng chói chang thành phố ngập ánh đèn
Bác phu xe đầu trần còng lưng đạp
Nhưng đói nghèo vẫn dính cứng vòng xe

Rừng khuya Lượt xem: 20332
19/12/2014 19:07
Đêm nghe tiếng sóng vổ về
Rừng khuya lữ thứ buồn tê tái lòng
Mê đường mộng cũ thong dong
Thuyền ai trôi dạt giữa giòng triều lên

Ta đi đây Lượt xem: 18303
19/12/2014 19:05
Hôm qua tiễn bạn nay tiễn vợ
Buổi đời khốn khó phải ra đi
Phương Nam dắt díu vào trong đó
Kiếm cơm kiếm áo sống qua thì

Hiển thị 631 - 640 tin trong 2154 kết quả