Thơ

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Đặng Thai Mai (1902-1984), còn được biết đến dưới tên gọi Đặng Thái Mai và những bút danh Thanh Tuyền, Thanh Bình. Ông là giáo sư, nhà giáo, nhà văn, nhà phê bình văn học Việt Nam; và nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam.

Tiểu sử

Đặng Thai Mai sinh ngày 25 tháng 12 năm 1902 tại làng Lương Điền (nay là Thanh Xuân), huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nho học. Thân phụ ông là Đặng Nguyên Cẩn, đỗ phó bảng, tham gia phong trào Duy Tân cùng với Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, bị thực dân Pháp bắt, đày đi Côn Đảo. Ông là hậu duệ của Tể tướng Đặng Dung, thuộc chi Tiến sĩ Đặng công Thiếp. [1]

Sau khi thân phụ bị bắt, ông về sống tại quê nội từ năm 6 tuổi, và được bà nội nuôi dưỡng, giáo dục lòng yêu nước, học chữ Hán và chữ Quốc ngữ theo chương trình Đông Kinh nghĩa thục.

Năm 1925, khi đang theo học tại Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương - Hà Nội, ông tham gia phong trào đòi "ân xá" Phan Bội Châu, truy điệu Phan Chu Trinh, đồng thời gia nhập đảng Tân Việt.

Năm 1928, ông trở thành giáo sư Trường Quốc học Huế. Năm 1929, khi đảng Tân Việt tan vỡ, ông bị xử một năm tù treo, sau đó lại trở về dạy học ở Huế. Ông lại bị bắt năm 1930 và bị xử 3 năm vì tham gia phong trào Cứu tế đỏ. Sau khi ra tù, Đặng Thai Mai ra Hà Nội sống và dạy học tại trường tư Gia Long (1932).

Đến năm 1935, Đặng Thai Mai cùng với các bạn là Phan Thanh, Hoàng Minh Giám, Võ Nguyên Giáp... lập ra Trường tư thục Thăng Long. Năm 1936, ông cùng Nguyễn Văn Tố, Vương Kiêm Toàn, Phan Thanh, Võ Nguyên Giáp... thành lập ra Hội truyền bá chữ Quốc ngữ.

Ông bắt đầu hoạt động văn hóa thời kì Mặt trận Dân chủ (1936-1939), viết báo và sáng tác một số truyện ngắn bằng tiếng Pháp nêu gương các chiến sĩ cách mạng buổi đầu (Cô câm đã lên tiếng,Chú bé...).

Năm 1939, ông ứng cử Viện dân biểu Trung Kỳ. Năm 1944, ông cho ra đời tác phẩm Văn học khái luận - cuốn sách đầu tiên trình bày có hệ thống nhiều vấn đề lí luận văn học theo quan điểm tiến bộ, như điển hình và cá tính, nội dung và hình thức, truyền thống và hiện đại. Đặng Thai Mai cũng là người có công giới thiệu văn học hiện đại Trung Quốc qua các công trình Lỗ Tấn (1944), Tạp văn Trung Quốc (1944), các bản dịch kịch Lôi Vũ, Nhật xuất của Tào Ngu, Lịch sử văn học Trung Quốc hiện đại, tập 1 (viết năm 1958).

Sau Cách mạng tháng Tám, ông giảng dạy ở bậc đại học và nghiên cứu phê bình văn học. Năm 1946, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội khoá I, Ủy viên Ban dự thảo Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đồng thời là Bộ trưởng Bộ giáo dục trong Chính phủ liên hiệp kháng chiến thành lập ngày 2 tháng 3 năm 1946 [1]. Cũng trong năm này, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.

Trong các giai đoạn về sau, ông lần lượt giữ các chức vụ về văn hoá và giáo dục như Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Thanh Hóa, Hội trưởng Hội văn hóa Việt Nam, Giám đốc Trường dự bị đại học và Sư phạm cao cấp Liên khu IV, Giám đốc trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Viện trưởng Viện Văn học, Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam. Ông cũng cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị như Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ 20 (1960), Trên đường học tập và nghiên cứu (tập 1, 1959, tập 2, 1965 và tập 3, 1973).

Đặng Thai Mai có vốn nho học uyên thâm và am hiểu văn học cổ điển Pháp, văn học hiện đại Trung Quốc, văn học cận đại Việt Nam. Đặng Thai Mai là nhà lí luận phê bình sắc sảo. Năm 1982, ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh. Năm 1996, ông lại được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt I) về các công trình nghiên cứu văn học Việt Nam và văn học thế giới.[2]

Đặng Thai Mai mất ngày 25 tháng 9 năm 1984. Nơi an nghỉ cuối cùng tại nghĩa trang Mai Dịch

Tác phẩm

Gia đình

Đặng Thai Mai lập gia đình với bà Hồ Thị Toan. Hai ông bà có 5 con gái và 1 con trai, trong đó 3 con rể là tướng lĩnh Quân đội Nhân dân Việt Nam

chú thích

Các tác phẩm khác

Đôi đũa lệch Lượt xem: 18309
17/12/2014 22:50
Anh cũng biết
Mình như đôi đũa lệch
Một chiếc dài
Một chiếc ngắn thành đôi
Tạo hóa trêu hay duyên nợ do trời
Mà chiếc kia lại dựa vào chiếc nọ

Bóng dừa quê hương Lượt xem: 25052
17/12/2014 22:49
Ngày xưa cắp sách đến trường
Quê hương là những con đường tuổi thơ
Con chuồng chuồng trái mù u
Hàng dừa nghiêng bóng đôi bờ sông quê

Chỉ là dĩ vãng Lượt xem: 21940
17/12/2014 22:49
Mưa làm cho đất phôi pha
Hai ta hóa đá cũng là rong rêu
Mây hồng tuổi độ bao nhiêu
Có che được hết buổi chiều hoàng hôn

Chỉ là kỷ niệm Lượt xem: 12187
17/12/2014 22:48
Còn đâu đôi mắt xưa buồn
Những đêm thao thức chờ trông một người
Bây giờ chỉ mỗi tôi thôi
Nghe ray rứt nỗi ngậm ngùi quanh đây

Bóng nước Lượt xem: 23744
17/12/2014 22:37
Bập bồng
Bong bóng trời mưa
Chút chua xót của
Ngày xưa có còn
Cây mơ lá rũ
Chiều đông
Hồn tôi nhàu nát mênh mông nỗi buồn

Bên hàng dâm bụt Lượt xem: 13745
17/12/2014 22:36
Tôi về thăm lại chốn xưa
Qua cây cầu nhỏ nắng trưa mùa hè
Con đường vẫn bóng hàng tre
Hàng dâm bụt nở loe hoe bên rào

Vọng tiếng quê hương Lượt xem: 25147
17/12/2014 22:35
Những cuộc đời là biển trôi sóng nổi
Chấm hỏi nào cũng là kẻ tha hương
Đừng hỏi tôi đâu là những cánh đồng
Quê hương xưa có còn chùm khế ngọt

Mưa chiều miền Trung Lượt xem: 28800
17/12/2014 22:34
Răng mà da diết người ơi
Chiều trên phố Huế mưa rơi nhạt nhòa
Hồi chuông Thiên Mụ trôi xa
Vãn câu chuyện cổ nghe ra mà buồn

Mưa bong bóng ngày xưa Lượt xem: 14092
17/12/2014 22:33
Phập phồng bong bóng trời mưa
Chút chua xót của ngày xưa có còn
Cây mơ lá rũ chiều đông
Hồn tôi nhàu nát mênh mông nỗi buồn

Cho mùa đông kỷ niệm Lượt xem: 21901
17/12/2014 22:32
Chừng như lạnh giá hồn tôi
Tiếng chuông còn đó trong lời thánh ca
Đêm huyền thoại của ngày xa
Nghe thời gian có nhớ qua cõi lòng

Hiển thị 1111 - 1120 tin trong 2154 kết quả