Thơ

Tháng này là hết một năm
Mà ta vẫn mãi phải nằm cô đơn
Tình yêu chẳng tính thiệt hơn
Bao giờ cho được dỗi hờn người yêu

Ba mươi năm ấy phiêu diêu
Bàn chân đã mỏi chưa “liều” với ai
Cô đơn sao quá là dài
Trách ai ai trách được ai bây giờ

Chỉ tại cái số bơ vơ
Dày công tu luyện để chờ năm sau
Tết này lại đợi tết sau
Bao giờ cho được cùng nhau đón mùa

Càng ngày sức khỏe già nua
Cái thời trai trẻ “te tua” cũng nhiều
Sao giờ như đứt dây diều
Cái đời lận đận cứ tiều tụy thêm

Em ơi sao chẳng êm đềm
Cho ta gặp gỡ nên duyên cũng thành
Thuyền quyên thì gặp tình anh
Em ơi ở chốn nào anh đi tìm

Anh gọi sao cứ lặng im
Chỉ có cô độc mọc kim trong lòng
Trái tim anh chỉ hòng mong
Gặp em sớm sớm để xong chuyện mình

Chuyện con chuyện cái chuyện tình
Vẹn tròn chữ hiếu để trình mẹ cha
Rồi mình xây cửa xây nhà
Trái tim to bự chồng già đợi em

Dù anh có chút lấm lem
Nhưng tình anh thật em xem biết liền
Em ơi hãy đến, vợ hiền
Chúng mình thành cặp để tiền xum xuê

Không được thì hãy đi thuê
Năm nay phải có, tuổi dê đã về
Bồ to bồ nhỏ bồ đề
Nói chung là phải đưa về tết nay

Mẹ cha đã khoán việc này
“Năm nay không vợ thì mày ra đê”
Mẹ nói dáng vẻ rất ghê
Mắt bố đốm lửa thấy tê tái lòng

Bây giờ chỉ có ước mong
Có bồ dẫn mẹ bớt lòng quạnh hiu
Tết này không có là tiêu
Ra đê mà ở chả chiều ý đâu
Vợ con là chuyện đi đầu
Người yêu, “cọc” hỡi “trâu” đang đi tìm!

Theo Đỗ Huệ (Khám phá)
Các tác phẩm khác

Giây phút chạnh lòng Lượt xem: 26796
06/01/2015 16:01
Tặng tác giả Đoạn tuyệt

“Anh đi đường anh, tôi đường tôi
Tình nghĩa đôi ta có thế thôi
Đã quyết không mong sum họp mãi
Bận lòng chi nữa lúc chia phôi?

Gặp cô đầu cũ Lượt xem: 40548
28/12/2014 14:30
Hồng, Hồng, Tuyết, Tuyết
Mới ngày nào còn chửa biết chi chi
Mười lăm năm thấm thoát có xa gì !
Chợt ngoảnh lại, đã đến kỳ tơ liêu

Gặp người cũ Lượt xem: 41868
28/12/2014 14:28
Hốt ức lục thất niên tiền sự(1)
Nợ phong lưu chưa trả hương nguyền
Ðến bây giờ gặp lại người quen
Nỗi lưu lạc, sự ghét ghen là thế thế

Gặp đào Hồng đào Tuyết Lượt xem: 25570
28/12/2014 14:27
Ngày xưa Tuyết muốn lấy ông
Ông chê Tuyết bé, Tuyết không biết gì
Bây giờ Tuyết đã đến thì
Ông muốn lấy Tuyết, Tuyết chê ông già

Dương Khuê (1839-1902) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 27531
28/12/2014 14:21
Dương Khuê (楊奎, 1839-1902), tự: Giới Nhu, hiệu Vân Trì; là quan nhà Nguyễn, và là nhà thơ Việt Nam ở thế kỷ 19.
Dương Khuê là người ở làng Vân Đình, huyện Sơn Minh, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông (nay thuộc thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội).
Dương Khuê mất ngày 6 tháng Ba năm Nhâm Dần (1902).

Trần Hữu Nghiễm (1953-2000) - Tiểu sử và sự nghiệp Lượt xem: 20935
27/12/2014 14:23
Trần Hữu Nghiễm, sinh năm: 1953, tại Quảng Điền - Thừa Thiên- Huế.
Vào Tây Ninh dạy học ở Hòa Thành một thời gian, sau đó về Cà Mau sinh sống và ngày 30/09/2000 mất tại đây vì bạo bệnh.

Trịnh Công Sơn (1939-2001) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 21508
27/12/2014 14:22
Trịnh Công Sơn (28 tháng 2 năm 1939 – 1 tháng 4 năm 2001), được coi như một trong những nhạc sĩ lớn nhất của Tân nhạc Việt Nam với nhiều tác phẩm rất phổ biến.
Ông quê ở làng Minh Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế
Cuối đời, ông bị bệnh gan, thận và tiểu đường. Ông mất tại Thành phố Hồ Chí Minh vì bệnh tiểu đường lúc 12giờ45 ngày 1 tháng 4 năm 2001 (tức ngày 8 tháng 3 năm Tân Tỵ)

Trần Hậu - Tiểu sử và sự nghiệp Lượt xem: 17906
27/12/2014 14:22
Nhà thơ TRẦN HẬU, quê quán: Xuân Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Leningrad- LB Nga, 1978. Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội. Công tác tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
Trần Hậu được biết tới trên báo chí nhiều năm qua như một dịch giả tiếng Nga, một người giới thiệu văn hóa Nga đầy tin cậy với bạn đọc báo chí Việt. Nhưng anh cũng còn là một người-làm-thơ. Và tập sách đầu tiên anh xuất bản, là tập thơ "Xôn xao điều giản dị", do NXB Văn học ấn hành. Trân trọng gửi tới quý vị lời giới thiệu của tiến sĩ ngữ văn Nguyễn Huy Hoàng, người Việt ở Liên bang Nga về tập thơ này.

Trần Đăng Khoa (1958 -...) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 34634
27/12/2014 14:21
Trần Đăng Khoa (sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958), quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam.

Tố Hữu (1920-2002) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 29756
27/12/2014 14:21
Tố Hữu, tên thật là Nguyễn Kim Thành (4 tháng 10 năm 1920 – 9 tháng 12 năm 2002), là một tác gia có vị trí đặc biệt quan trọng, một nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ cách mạng Việt Nam.
Ông sinh ngày 4 tháng 10 năm 1920 tại làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ông mất lúc 9 giờ 15 phút ngày 9 tháng 12 năm 2002 tại Bệnh viện 108.

Hiển thị 441 - 450 tin trong 2639 kết quả