xvii. Nhà Lê suy vi (Trịnh-Nguyễn phân tranh: 1729 - 1782)
1. Chính-sách đồi-bại của Trịnh-Giang
Trịnh-Giang quen lối gian-hào.
Truất ngôi Vĩnh-Khánh hãm vào tội-nhân.
Thuần-Tông đặt bỏ mấy lần,
Phúc-uy mặc sức cường-thần mới ghê.
Ý-tông còn tuổi hài-đề
Danh tuy chính-thống , quyền về phó-vương.
Trịnh càng dâm ngược kiêu-hoang,
Đêm ngày luống những tham đường vui chơi.
Dấu xe giong-ruổi quanh trời,
Sửa-sang cảnh Phật, vẽ-vời động tiên.
Quỳnh-lâm, Hương-hải, Hồ-thiên ,
Của thiên-hạ chất cửa thiền biết bao?
Kho-tàng ngày một tiêu-hao ,
Bán khoa, mua tước tiền vào sáu cung
Phó vương còn chửa cam lòng,
Thượng-vương lại giả sắc rồng nhà Thanh.
Tội trời kể đã quánh-doanh ,
Sao cho nghiệp báo đến mình mới thôi.
Bỗng đâu một tiếng thiên-lôi ,
Thất-kinh ngơ-ngác như người chứng điên.
Ở hang lại gọi cung tiên,
Để đoàn nội-thụ chuyên quyền lộng uy .
2. Sự loạn-lạc ở Bắc-hà
Lòng người đâu chẳng bạn-ly ,
Ếch kêu, ác họp thiếu gì gần xa!
Sơn-nam có giặc Ngân-già,
Nguyễn-Cừ, Nguyễn-Tuyển ấy là giặc Đông.
Sơn tây: nghịch Tế, nghịch Bồng ;
Động ngoài ba mặt, nhộn trong bốn bề.
Nằm hang Trịnh có biết gì!
Quận Bào, quận Thực đua bì tranh công.
3. Trịnh-Doanh và Lê-Hiển-tông
Phó-vương quen lối nhà dòng,
Chẳng phò Trịnh-thị sao xong việc đời?
Nguyễn-công Quí-Cảnh mấy người,
Vào trong định sách ra ngoài diệu binh .
Cùng nhau phù-lập Trịnh Doanh,
Thái-vương Trịnh lại tôn anh làm vì.
Sai quan kinh-lược bốn bề ,
Khải-ca mấy khúc đều về tấu-công .
Cơ-mưu Trịnh cũng gian-hùng,
Nghĩ mình chuyên-tiếm ắt lòng ai ưa.
Có Lê mới có đến giờ,
Phải cầu hiền-đức để nhờ phúc-chung .
Kìa người mắt phượng râu rồng,
Duy-Diêu vốn cũng là dòng thần-minh .
Hạ-đài khuất bóng tiền-tinh ,
Khuôn thiêng còn để một cành phúc-chi .
Hay đâu cầu ứng cũng kỳ,
Bỗng xui Trịnh-chúa tạm di ra ngoài.
Vũ-công một giấc hiên-mai,
Mơ-màng dường thấy phong tài đế-vương .
Tinh-kỳ nhã-nhạc lạ nhường,
Thái-bình nghi-vệ rõ-ràng chẳng ngoa.
Sáng mai vừa mới tỉnh ra,
Duy-Diêu xảy đến chơi nhà lạ sao?
Thấy người mà nghiệm chiêm-bao,
Mới hay trẫm-triệu ứng vào tự-nhiên.
Nghe lời Trịnh mới phù lên,
Hiển-tông từ ấy chịu truyền nối ngôi.
4. Trịnh-Doanh và Trịnh-Sâm dẹp loạn
Vận Lê đến lúc suy đồi,
Chắp tay rủ áo lặng ngồi mặc ai.
Gặp khi nhiều việc chông-gai,
Loạn trong Ba-phủ, giặc ngoài bốn phương
Văn-thần có kẻ phấn-dương ,
Phạm-công Đình-Trọng gồm đường lược-thao .
Phao-sơn trỏ ngọn cờ đào,
Nguyễn-Cừ đã phá, Nguyễn-Cầu cũng tan.
Nguyễn-Phương cứ Độc-tôn-sơn ,
Tuyên, Hưng là đất, lâm-man là nhà.
Trịnh-vương quyết-chí xông-pha,
Huyệt-sào quét sạch, binh xa mới về.
Quyền-gian kế-tập quen lề ,
Trịnh-Sâm lại cũng sính nghề vũ-công.
Mạnh-thiên hang thẳm núi cùng,
Hãy còn Hoàng-Chất lâm-tùng ẩn thân.
Sai Đoàn Nguyễn-Thục đem quân,
Cùng rừng săn thú một lần mới thanh .
Lại toan dẹp cõi Trấn-ninh,
Chỉn e địa thế, dân tình chưa quen.
Địa đồ ai khéo vẽ nên,
Thu ngoài man-cảnh về bên khuyết-đình .
Gần xa đã tỏ tình-hình,
Mới sai chư-tướng đề binh đánh liền,
Chiềng-quang thành-lũy vững bền.
Bồ-chông núi cả cũng nên hiểm trời.
Biến đâu trửu-dịch lạ đời!
Nửa đêm mở lũy cho người tiến sang.
Bởi mưu Ngũ-Phúc chiêu hàng
Nguyễn-Thiều trong lại đem đàng nội-công .
Vậy nên Duy-Mật thế cùng,
Hỏa-viêm một phút cô-dung cũng liều.
5. Trịnh-Sâm đánh chúa Nguyễn
Cậy công Trịnh mới thêm kiêu,
Càng đầy đức-sắc , càng nhiều ác-cai ,
Vu-oan nỡ đặt nên lời,
Để cho thái-tử thiệt tài thông-minh.
Phúc-uy chuyên-tiếm một mình.
Mạo giầy điên-đảo , nghĩa danh còn gì?
Thế mà vạc cả duy-trì ,
Bởi tiên-liệt-thánh Nam-Kỳ Nối ngôi.
Nền danh-phận, đạo vua tôi,
Gian-hùng mất vía đứng ngồi sao an.
Bây-giờ có giặc Tây-san,
Ở trong lại có Phúc-Loan lộng-hành .
Thừa cơ Trịnh mới sai binh,
Đưa thư vào trước kể tình ngoại-thân .
Rằng: " Toan trừ đứa lộng-thần ,
Cùng nhau quét sạch bụi trần cõi Tây ."
Lá cờ theo ngọn gió bay,
Thừa hư trực-để vào ngay nhà-Hồ .
Phúc-Loan đem lại hiến-phù ,
Trịnh-binh nhân thế tràng-khu dưới thành.
Đôi bên lập lũy phân-dinh,
Trầm-than mấy trận quan-binh hiểm-nghèo.
Độ quân nó bắc phù-kiều ,
Thúy-hoa phất-phới qua đèo Hải-vân.
Quảng-nam đồn-trú lục-quân ,
Trong Tây ngoài Trịnh, xa gần với ai?
Thuyền rồng vào bến Đồng-nai,
Long-hưng còn đợi cơ trời có khi.
6. Trịnh-Sâm hỏng mưu thoán-đoạt
Gió thu lần úa cành Lê,
Ác bay chưa biết đỗ về nhà ai.
Ngụy Tây gắm ghé mặc ngoài,
Trịnh-Sâm trong lại sai người cầu-phong.
Vũ-Trần-Thiệu kể là trung,
Mặt tuy ứng-mệnh , nhưng lòng vẫn kiên.
Động đình xa vượt bè tiên ,
Trên trời dưới nước tấm nguyền sạch trong.
Biểu-tiên phó ngọn đuốc hồng,
Ngậm cười thề với chén nồng , cho xuôi.
Làm cho vỡ mật gian-hồi ,
Mà người chìm nổi trong đời thẹn riêng.
7. Đặng-Thị-Huệ lộng-quyền
Xoay vần hay có khuôn thiêng ,
Càng già cỗi ác, càng nghiêng sóng tình.
Tuyên-phi là gái khuynh-thành ,
Đem bề ân-ái chuyên vành phúc-uy.
Cướp quyền đích-trưởng dựnh bè đồng-mông
Yêu-cơ khí diễm càng nồng.
Khiến nên Trịnh-Khải sinh lòng âm-mưu.
E khi sự thế đáo-đầu ,
Ước cùng các trấn đều vào giúp công
Điển-thư có đứa hầu trong,
Tin lòng nên mới ngỏ cùng Ngô-Nhâm .
Người sao chẳng chút lương-tâm!
Khoa-danh đã nhục, quan-trâm cũng hoài!
Lòng riêng tham đắm mùi đời,
Phụ tình thầy tớ , cãi lời phụ-thân
Quyết đem sự ấy củ-trần ,
Làm cho Trịnh-Khải một lần châu-liên.
Đồng Đức Bốn (1948-2006) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 18693
27/12/2014 14:03
Nhà thơ Đồng Đức Bốn (30 tháng 3, 1948 - 14 tháng 2, 2006)
Nhà thơ Đồng Đức Bốn được sinh ra trong một gia đình lao động nghèo ở ngoại ô Hải Phòng.
Là một nhà thơ, Đồng Đức Bốn có nhiều đóng góp quan trọng trong thể loại thơ lục bát. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nhận xét về thơ của ông là trong khoảng 80 bài thơ, có khoảng 15 bài thơ cực hay, tài tử vô địch.
Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Ông mất ngày 14 tháng 2 năm 2006 tại nhà riêng ở thôn Song Mai, xã An Hồng, huyện An Hải, Hải Phòng khi ông 58 tuổi bởi bệnh ung thư phổi.
Đỗ Trung Quân (1955-....) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 21056
27/12/2014 14:02
Đỗ Trung Quân (sinh 19 tháng 1 năm 1955) là một nhà thơ Việt Nam. Nhiều bài thơ của ông được phổ nhạc và được nhiều người yêu thích như Quê hương, Phượng hồng... Ông còn được biết đến với nhiều nghề "tay trái" khác như MC cho những chương trình ca nhạc của bạn bè ông hay làm diễn viên cho một số phim truyền hình.
Đặng Trần Côn (sinh khoảng 1710 đến 1720 - mất khoảng 1745) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 37050
27/12/2014 14:01
Đặng Trần Côn (鄧陳琨) là tác giả của Chinh phụ ngâm, kiệt tác văn học viết bằng chữ Hán của Việt Nam.
Tiểu sử của Đặng Trần Côn cho đến nay biết được còn rất ít. Kể cả năm sinh năm mất cũng không biết chính xác. Các nhà nghiên cứu ước đoán ông sinh vào khoảng năm 1710 đến 1720, mất khoảng 1745, sống vào thời Lê trung hưng.
Đặng Trần Côn quê ở làng Nhân Mục (còn gọi làng Mọc), huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Cao Thoại Châu (1939...) -Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 18395
27/12/2014 14:00
Cao Thoại Châu tên thật là Cao Ðình Vưu, sinh năm 1939 tại Giao Thuỷ, Nam Ðịnh, di cư vào Nam năm 1954. Bút hiệu của ông được ghép từ chữ Thoại là chữ lót trong tên của người bạn gái gốc Hoa và chữ Châu trong tên tỉnh Châu Đốc mà thành. Ông còn có các bút danh khác là Tiểu Nhã, Hư Trúc.
Hiện nay nhà thơ đã nghỉ hưu, ông tiếp tục sống và sáng tác tại Long An.
Nguyễn Trãi (1380 - 1442) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 31025
22/12/2014 10:49
Nguyễn Trãi (阮廌), hiệu là Ức Trai (抑齋) sinh năm 1380 mất năm 1442, tại làng Chi Ngại, huyện Chí Linh (nay là thị xã, Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Cha Nguyễn Trãi là Nguyễn Ứng Long, tức Nguyễn Phi Khanh, người làng Chi Ngại, một nho sĩ hay chữ nhưng nghèo và mẹ là Trần Thị Thái, con gái thứ ba[2] của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán[3].
Ngày 19 tháng 9 năm 1442 (tức ngày 16 tháng 8 năm Nhâm Tuất), Nguyễn Trãi cùng Nguyễn Thị Lộ và gia quyến đều bị tru di tam tộc. Vị khai quốc công thần đã kết thúc cuộc đời ở tuổi 63 trong một hoàn cảnh bi phẫn và oan khuất.
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 46131
22/12/2014 10:48
Nguyễn Bỉnh Khiêm (chữ Hán: 阮秉謙; 1491–1585), tên huý là Nguyễn Văn Đạt[1], tên tự là Hanh Phủ (亨甫), hiệu là Bạch Vân cư sĩ[2], được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử, là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16. Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam-Bắc triều (Lê-Mạc phân tranh) cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam.
Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 23535
22/12/2014 10:47
Đoàn Thị Điểm[1] (段氏點, 1705-1748), hiệu: Hồng Hà Nữ Sĩ(紅霞女士), là nữ sĩ Việt Nam thời Lê trung hưng. Bà là tác giả tập truyện Truyền kỳ tân phả, và là dịch giả bản Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn.
Bà là người được đánh giá là bậc nhất về sắc đẹp lẫn tài văn trong những nữ sĩ danh tiếng nhất, bên cạnh là Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan và Sương Nguyệt Anh.
Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 26289
22/12/2014 10:47
Bà Huyện Thanh Quan (chữ Hán: 婆縣清觀, 1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh; là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam[1].
Nguyễn Thị Hinh người phường Nghi Tàm, huyện Vĩnh Thuận, gần Hồ Tây, Hà Nội[2]. Thân phụ là Nguyễn Lý (1755-1837), đỗ thủ khoa năm 1783, đời vua Lê Hiển Tông.
Nguyễn Du (1765 - 1820) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 23128
22/12/2014 10:47
Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; Sinh năm Ất Dậu 1765– mất năm Canh Thìn 1820) tên chữ Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ (鴻山獵戶), là một nhà thơ nổi tiếng thời Lê mạt, Nguyễn sơ ở Việt Nam. Ông là một nhà thơ lớn của Việt Nam, được người Việt kính trọng gọi ông là "Đại thi hào dân tộc". Năm 1965, Nguyễn Du được Hội đồng hòa bình thế giới công nhận là danh nhân văn hóa thế giới và ra quyết định kỷ niệm trọng thể nhân dịp 200 năm ngày sinh của ông [1][2].
Hồ Xuân Hương (1772 - 1822) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 31521
22/12/2014 10:46
Hồ Xuân Hương (chữ Hán: 胡春香) là nhà thơ Nôm nổi tiếng cuối thế kỷ 18, đầu thể kỷ 19 (1772-1822). Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục và được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam.
Hiển thị 111 - 120 tin trong 2284 kết quả