xvi. Nhà Lê Trung hưng (Vua Lê-Chúa Trịnh: 1593 - 1729)
1. Giao-thiệp buổi đầu với Trung-hoa
Mới sai sứ-giả cầu phong,
Nghe gièm, Minh hãy còn lòng tin-nghi.
Sai quan hội-khám một kỳ,
Phong làm Đô-thống, cơ-mi gọi là!
Phùng-Khoan sứ-tiết cũng già,
Biểu-từ biện-chiết thật đà thiết-minh.
Mấy lời ôn-dụ đinh-ninh,
Phong vương còn đợi biểu-tinh có ngày.
2. Trịnh-Tùng xưng chúa
Hổ lui, lang tới khéo thay!
Mạc kia vừa dẹp, Trịnh nầy lại lên.
Tùng xem căn-cứ đã bền,
Công-danh càng thịnh, uy-quyền càng cao.
Rỡ-ràng ngọc-sách, tinh-bao,
Gia-phong Nguyên-súy, dự vào sủng-chương
Bình-an lại tiến tước vương,
Gầy nên tiếm-thiết, mở đường khải-du.
Kính-Tông còn độ ấu-cô,
Đống-lương ai kẻ xanh-phù vạc Lê?
Triều-thần những lũ Bùi-Khuê,
Lại tìm Mạc-nghiệt theo về Kính-Cung.
Nghi-dương tro tắt lại nồng,
Thị-thành nổi áng bụi hồng bởi ai?
Nhân khi giá-ngự ra ngoài,
Thừa hư Mạc lại vào nơi đô-thành.
Quan-quân ra đánh lại bình,
Thặng-dư mới phát tự Thanh ngự về.
Chông gai tuy sạch mọi bề,
Mà trong quyền cả chuyên về một tay.
Bốn phương tai-biến đã đầy,
Đầm khô, núi lở, cát bay mù trời
Chẳng qua trăm sự tại người,
Gẫm cơ hưu-cữu biết đời thịnh-suy.
Súng đâu phục trước đường đi,
Để cho Trịnh-chúa lại nghi Lê-hoàng.
Sinh con gặp đứa vô-lương,
Châu-liên sao nỡ quên đường quân-thân?
3. Trịnh-Tráng tăng quyền phủ chúa
Thừa gia theo lối cường-thần,
Vua Lê, chúa Trịnh nhân-tuần đã quen,
Thần-tông vừa mới cải-nguyên,
Sách-phong Trịnh-Tráng đã ban từ giờ.
Thành-đô quyền trọng hơn xưa,
Nhà Lê cũng một giải thừa mà thôi!
Nước nhà đang buổi yên vui,
Xin vua xuống chiếu truyền ngôi nhẽ gì?
Chẳng qua là dạ gian-khi,
Làm cho rõ mặt phúc-uy tự nhà.
Chân-Tông tuổi mới mười ba,
Hững-hờ quyền chúa, ngôi cha mặc lòng.
Quốc-vương Minh mới cải-phong,
Bảy năm lịch-số vừa chung một đời
Xoay quanh mới tỏ đạo trời,
Báu thiêng đem lại cho người truyền gia
Thần-tông thay giữ nghiệp nhà,
Thượng-hoàng lại đổi mặt ra tân-hoàng.
Thờ-ơ cờ đạo nhà vàng,
Chính-quyền phó mặc Trịnh-vương, biết gì.
Nhà Minh thuở ấy đã suy,
Mượn binh lại sắp nhờ uy cường-thần.
Sắc phong chiếu-dụ ân-cần,
Phó-vương Trịnh lại thêm phần tôn-vinh.
Cả giầu sang, lớn quyền-hành,
Giang-sơn chung một triều-đình chia đôi.
4. Trịnh-Tạc đánh Nguyễn và Mạc
Tiếm phong, Trịnh-Tạc nối ngôi,
Tước vương mình lại tài-bồi cho con.
Càn-cương ngày một suy-mòn,
Cuộc đời chìm nổi, ai còn hiệu-trung,
Bản-triều mở dấu Kỳ-phong,
Thánh-thần truyền dõi một lòng tôn Lê.
Quyền-gian giận Trịnh nhiều bề,
Sắc sai Chiêu, Thuận khắc-kỳ tiến-chinh.
Sáu năm rồi mới bãi-binh,
Lũy dài còn dấu uy-linh để truyền.
Vận Lê còn buổi truân-chuyên,
Huyền-tông thơ ấu để quyền Tây-vương.
Đẳng-uy đã biến lễ-thường,
Vào chầu không lạy, miếu-đường có ai?
Thiên-nhan lại muốn sánh vai,
Giường ngồi đem đặt bên nơi ngự-tiền.
Dọc ngang dưới phủ trên đền,
Mống tình cải-bộ gây nền tranh-vương.
Vũ-công lại muốn phấn-dương,
Đem quân đánh Mạc lại sang Cao-bình.
Mạc vào cầu-viện Yên-kinh,
Phong làm Đô-thống tung-hoành cõi xa.
Bốn châu riêng một sơn-hà,
Danh tuy phụ Hán, thực là thê Ngô.
Gia-tông vừa nối cơ-đồ,
Xe loan đã giục trì-khu ra ngoài.
Phòng-biên đã có tướng tài,
Quân ta một trận, lũy dài phá tan,
Mã-đầu đã trở quy-an,
Hà-trung Trịnh lại đặt quan lưu-đồn.
5. Trịnh-Căn và nhà Thanh
Về nhà lập lại Trịnh-Côn (Căn)
Nam-vương theo lối quyền-môn một dòng.
Đêm ngày bí-các thong-dong,
Văn-thần thay đổi vào trong chực hầu,
Quốc-Trinh tham-tụng ở đầu,
Bởi sao nên nỗi gây thù ưu-binh?
Hy-tông hoàng-đệ thay anh,
Ngôi không luống giữ, quyền hành mặc ai!
Bấy lâu chiếm giữ cõi ngoài,
Hãy còn Mạc-nghiệt mấy đời đến nay.
Di-thư sang với Quảng-tây,
Một lần hội-tiễu từ này chạy xa.
Quân Thanh xâm chiếm đất ta,
Vị-xuyên, Bảo-lạc, Nà-oa, Lộc-bình.
Thổ-quan lại có tư-tình,
Tham vàng đem giới-kệ chuyển-di.
6. Triều thần nhà Lê
Bên ngoài xâm-tước nhiều bề,
Ở trong chính-sự chỉnh-tề được bao?
Lễ gì hơn lễ bang-giao,
Mà cho quan thị đứng vào đầu ban.
Thế mà những kẻ cư-quan,
Cũng đành ngoảnh mặt cho toàn tôn-vinh.
Tại triều mấy kẻ trâm-anh,
Nguyễn-Đang, Đồng-Trạch công-thanh một đường.
Thế-Vinh tài học ưu-trường,
Nguyễn-Hành, Hà-Mục văn-chương cũng già.
Bởi ai thiên-hạ âu-ca,
Chẳng quan tham-tụng Vãn-hà là chi?
Bởi ai thiên-hạ sầu-bi,
Chẳng quan tham-tụng Lê-Hy hãnh-thần?
Tính đi nghĩ lại xa gần,
Nhiều phần vì Trịnh, ít phần vì Lê.
Mồi giầu sang đã say mê,
Lấy ai chỉ-trụ làm bia trong đời!
7. Những việc cải-cách về thời Trịnh-Cương
Dụ-tông nối giữ ngôi trời,
Trịnh Cương chuyên chế theo loài cố-gia
Lục-phiên lại đặt tư-nha,
Bao nhiêu tài-phú đều là về tay.
Các quan trấn-thủ mới thay,
Hưng Tuyên thống-hạt từ rầy chia hai.
Vũ-thần mỗi trấn một người,
Để cho vững thế mặt ngoài phiên-ly.
Lấy năm điều khảo trấn-ti,
Cứ trong điến-tối mà suy hay hèn.
Thẩm hình đặt viện phủ-tiền,
Sai quan tra kiện thay quyền pháp-ti.
Vũ-khoa mới đặt phép thi,
Hỏi đường thao-lược, thử nghề dao-cung.
Ba trường phúc-thí đã xong,
Đề danh tạo-sĩ bảng rồng cũng vinh.
Kén thêm tứ-trấn binh đinh,
Vệ-quân mới đặt sáu dinh từ rầy.
Công-tư điền-thổ xưa nay,
Sai quân khám-đạc san tay dân cùng
Tuần-hành có sứ khuyến-nông.
Giữ-gìn đê-lộ, xét trong dân-tình.
Đem thư biện với nhà Thanh,
Mỏ đồng, mỏ kẽm lại giành về ta.
Lập bia trên Đổ-chú-hà,
Giới-cương tự đó mới là phân-minh.
Qui-mô cũng muốn sức bình,
Mà lòng lăng-tiếm tự mình ra chi?
Lập phủ-đường ở Cổ-bi,
Toan đem kinh-quốc dời về cố-hương
Đông-cung đã lập Duy-Tường,
Bỗng không lại đổi Duy-Phường cớ sao?
Hồ Dzếch (1916-1991) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 26498
22/12/2014 10:38
Hồ Dzếnh (sinh năm 1916- mất ngày 13 tháng 8 năm 1991), tên thật là Hà Triệu Anh hay Hà Anh (ghi theo giọng Quảng Đông là Hồ Dzếnh) là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam.
Ông sinh năm 1916 tại làng Đông Bích huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa. Cha ông là Hà Kiến Huân, người gốc Quảng Đông sang sinh sống ở Việt Nam từ khoảng 1890, mẹ Đặng Thị Văn là người Việt, quê ở bến Ghép, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa.
Ông mất ngày 13 tháng 8 năm 1991 tại Hà Nội do xuất huyết dạ dày và viêm thận[1].
Quang Dũng (1921-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 24168
22/12/2014 10:38
Quang Dũng (tên thật là Bùi Đình Diệm; 1921–1988 (67 tuổi)) là một nhà thơ Việt Nam.
Quang Dũng tên thật Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội).
Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1988 sau một thời gian dài đau ốm tại bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.
Nguyên Hồng (1918-1982) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 22614
22/12/2014 10:38
Nguyên Hồng (1918 – 1982) là nhà văn có nhiều đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam hiện đại.
Tên thật của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, sinh ngày 5 tháng 11 năm 1918 tại thành phố Nam Định[1].
Nguyên Hồng qua đời ngày 2 tháng 5 năm 1982 tại Tân Yên (Bắc Giang).
Nguyễn Bính (1918-1966) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 30632
22/12/2014 10:38
Nguyễn Bính (tên thật là Nguyễn Trọng Bính; 1918–1966) là một nhà thơ lãng mạn nổi tiếng của Việt Nam. Ông được coi như là nhà thơ của làng quê Việt Nam với những bài thơ mang sắc thái dân dã, mộc mạc.
Nguyễn Bính sinh ngày 13-2-1918, tức mồng ba Tết năm Mậu Ngọ với tên thật là Nguyễn Trọng Bính tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định).[1]
Hầu như ai cũng biết rằng nhà thơ Nguyễn Bính qua đời vào một ngày giáp Tết Bính Ngọ (1966), chính xác là ngày 29 Tết (tháng chạp này không có ngày 30).
Chế Lan Viên (1920-1989) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 32057
22/12/2014 10:37
Chế Lan Viên (1920-1989) là một nhà thơ, nhà văn hiện đại nổi tiếng ở Việt Nam
Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1920 tại xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
Ông mất ngày 19 tháng 6 năm 1989 (tức ngày 16 tháng 5 năm Kỷ Tỵ) tại Bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, thọ 69 tuổi.
Hồng Nguyên (1924-1951) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 21396
22/12/2014 10:37
Nhà thơ Hồng Nguyên tên khai sinh là Nguyễn Văn Vượng, sinh năm 1924 tại xã Đông Thọ, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Năm 1951, Hồng Nguyên lâm trọng bệnh và mất tại quê nhà khi ông đang là Trưởng ty Thông tin Tuyên truyền tỉnh Thanh Hóa.
Nguyễn Thi (1928-1968) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 23878
22/12/2014 10:37
Nguyễn Thi là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng trong thời kì chiến tranh Việt Nam, ông đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 2000.
Nguyễn Thi (1928-1968) tên khai sinh là Nguyễn Hoàng Ca (bút danh khác là Nguyễn Ngọc Tấn), quê ở xã Quần Phương Thượng (nay là xã Hải anh), huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
Nguyễn Thi hi sinh ở mặt trận Sài Gòn, trong cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân năm 1968.
Nguyễn Thành Long (1925-1991) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 29868
22/12/2014 10:36
Nguyễn Thành Long (1925 - 1991) - nhà văn, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957)
Nhà văn Nguyễn Thành Long tên thật là Nguyễn Thành Long, còn có các bút danh Lưu Quỳnh, Phan Minh Thảo. Ông sinh ngày 16 tháng 6 năm 1925 tại Duy Xuyên - Quảng Nam, nguyên quán ở Quy Nhơn, Bình Định.
Ông mất ở Hà Nội ngày 6 tháng 5 năm 1991.
Nguyễn Minh Châu (1930-1989) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 31077
22/12/2014 10:36
Nguyễn Minh Châu (20 tháng 10 năm 1930 - 23 tháng 1 năm 1989) là một nhà văn có ảnh hưởng quan trọng đối với văn học Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam và thời kỳ đầu của đổi mới.
Nguyễn Minh Châu sinh năm 1930, quê ở làng Văn Thai, tên nôm là làng Thơi, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Nguyễn Minh Châu qua đời ngày 23 tháng 1 năm 1989 tại Hà Nội, thọ 59 tuổi.
Nguyễn Mỹ (1935-1971) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 33693
22/12/2014 10:36
Nguyễn Mỹ (21 tháng 2 năm 1935 - 16 tháng 5 năm 1971), là một nhà thơ Việt Nam
Nguyễn Mỹ sinh ngày 21 tháng 2 năm 1935, tại thôn Trung Lương, xã An Nghiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
Nguyễn Mỹ tử thương ngày 16 tháng 5 năm 1971 ở huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam trong một trận càn của đối phương.
Hiển thị 151 - 160 tin trong 2285 kết quả