xv. Nhà Mạc (1527 - 1592)
1. Ngoại-giao và nội-chính của Mạc-Đăng-Dung
Mạc rầy rõ mặt tiếm-cường,
Thăng-long truyền nước, Nghi-dương dựng nhà.
Dỗ người lấy vẻ vinh-hoa,
Nhưng lòng trung-nghĩa ai mà sá theo.
Cầu phong sai sứ Bắc-triều,
Dâng vàng, nộp đất nhiều điều dối Minh.
Lê-thần có kẻ trung-trinh,
Trịnh-Ngung sang đến Bắc-đình tỏ kêu.
Minh tham lễ hậu của nhiều,
Phụ tình trung-nghĩa, quên điều thị-phi.
Đăng-Dung thỏa chước gian-khi,
Tuổi cao rồi lại truyền về Đăng-Doanh.
Mã giang đầu xướng nghĩa-thanh,
Gần xa đâu chẳng nức tình cần-vương.
Được thua mấy trận chiến-trường.
Nghìn-thu tiết-nghĩa đá vàng lưu-danh.
2. Nguyễn-Kim khởi-nghĩa phù Lê
Cành Lê có độ tái-vinh,
Xui nên tá-mệnh trời sinh thánh-hiền.
Đức vua Triệu-tổ ta lên,
Cất quân phù-nghĩa giúp nền trung-hưng,
Sầm-châu ỷ thế nguồn rừng,
Mười năm khai-thác mấy từng nước non,
Dù khi đỉnh-tộ suy mòn,
Cương-trù chưa nát vẫn còn tôn Lê.
Trang-tông lưu-lạc tìm về,
Chia binh Thúy đả, mở cờ Ai-lao.
Lôi-dương một trận binh giao,
Phá tan nghịch đảng tiến vào Nghệ-an
Cỏ hoa mừng rước xe loan,
Thổ-hào ứng nghĩa dân-gian nức lòng,
Tây-đô quét sạch bụi hồng,
Dặm-tràng thẳng trỏ ngọn đòng tràng-khu
Hẹn ngày vào tới Đông-đô,
Một hai thu-phục cơ-đồ thủa xưa.
Độc sao hàng-tướng tiến dưa!
Trước dinh Ngũ-trượng bỗng mờ tướng-tinh.
3. Trịnh-Kiểm tiến quân ra Bắc
Tiếc thay công-nghiệp thùy-thành,
Dể cho Trịnh-Kiểm thay mình thống quân
Sáu năm vừa hội hanh-truân,
Đỉnh-hồ đâu đã đến tuần mây che.
Trung-tông nhờ cậy dư-uy,
Mạc-thần mấy kẻ cũng về hiệu-trung.
Biện-dinh quân mạnh, tướng hùng,
Bốn phương hào kiệt nức lòng y-quang.
Đông-kinh trỏ ngọn việt vàng,
Phúc-Nguyên Mạc-chúa chạy sang Kim-thành.
Thần-phù thuyền-giã lênh-đênh,
Lại còn Kính-Điển đeo tình quấy trêu.
Quan-binh theo ngọn thủy-triều,
Duyên-giang một trận, nước bèo chảy tan.
Anh-tông nối nghiệp gian-nan,
Tây-đô một giải giang-san cõi nhà.
Mạc vào xâm-nhiễu Thanh-hoa,
Thái-sư Trịnh-Kiểm lại ra tiễu-bình.
4. Nguyễn-Hoàng vào Hóa-Châu
Hóa-châu có đất biên-thành,
Bốn bề sơn-hải trời dành kim-thang.
Trịnh-công tâu với Lê-hoàng,
Chọn người ra giữ một phương thành dài.
Bản triều Thái-tổ hùng-tài,
Gióng cờ ra trấn cõi ngoài từ đây.
Việt-mao khi đã đến tay,
Hoành-sơn một giải mới gây cơ-đồ.
5. Trịnh Mạc phân-tranh
Mặt trong đành đã khỏi lo,
Trịnh-công chuyên ý trì-khu cõi ngoài.
Quận Gia, quận Định mấy người,
Hưng, Tuyên binh-hợp các nơi thêm dầy.
Mạc dần suy yếu từ nay,
Vận Lê xem đã đến ngày trùng-hanh.
Đem quân về giữ Tây-kinh,
Bể Thanh lại lặng tăm kình như không.
Nhân khi Mậu-Hợp ấu-trùng,
Mở đường Phố-cát, qua sông Bồ-đề.
Mạc vào, quân lại rút về,
Mạc lui, quân lại bốn bề kéo ra.
Tuyết-sương trăm trận xông-pha,
Trịnh-Công vì nước cũng đà cần-lao.
6. Trịnh-Tùng chấp chính
Tuổi già vừa giải tiết-mao,
Con là Trịnh-Cối lại vào đổng-nhung.
Kiêu-hoang quen thói con dòng,
Binh quyền lại để Trịnh-Tùng thay anh,
Cối, Tùng một gốc đôi cành,
Vinh-khô đã khác, ân-tình cũng khuê,
Anh em mâu-thuẫn hai bề,
Thừa cơ Mạc lại kéo về nội-xâm.
Mạc lui, Tùng mới manh-tâm,
Ngoài trương thanh-thế, trong cầm quyền-cương.
Lại mưu tàn-hại trung-lương,
Vàng đưa ngoài cửa, búa trương dưới màn.
Tạ-tình phụ tấm niềm-đan,
Đem Lê-Cập-Đệ giết oan nỡ nào!
Bằng không nổi trận ba-đào,
Để cho xa-giá chạy vào Nghệ-an.
Giá-điền vừa mới hồi-loan,
Lôi-dương đã nổi tiếng oan giữa vời.
Thế-tông con thứ nối đời,
Trịnh-Tùng phù-lập cùng loài giả-danh.
7. Trịnh-Tùng diệt Mạc
Cõi ngoài giặc Mạc tung-hoành,
Bắc-hà cát-cứ mấy thành nhân-dân.
Giáng uy nhờ có lôi-thần,
Nhân khi Mậu-hợp đến tuần thiên-tru
Mạc-thần mấy kẻ vũ-phu,
Sao mai lác-đác, lá thu rụng-rời.
Xuất binh vừa gặp cơ trời,
Đường ghềnh len-lỏi ra ngoài Thiên-quan.
Tràng-khu một lối duyên-san,
Huyện-châu gió lướt, Tràng-an lửa nồng.
Bỏ thành, Mạc chạy qua sông,
Đuổi sang Phượng-nhỡn đường cùng mới thôi,
Kể từ Ngụy Mạc tiếm ngôi,
Năm đời truyền kế sáu mươi năm chầy.
Trần-ai quét sạch từ rày,
Về kinh ban yến, tiệc bầy thưởng công.
Tô Thức tên gọi Tô Đông Pha (1037-1101) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 22800
07/01/2015 17:25
Tô Thức (Chữ Hán: 苏轼, 8/1/1037–24/8/1101), tự Tử Chiêm, một tự khác là Hòa Trọng, hiệu Đông Pha cư sĩ nên còn gọi là Tô Đông Pha, là nhà văn, nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc thời Tống. Ông được mệnh danh là một trong Bát đại gia Đường Tống.
Ông sinh ra tại Mi Sơn, Mi Châu, nay là địa cấp thị Mi Sơn, tỉnh Tứ Xuyên. Ông nội Đông Pha tên là Tô Tự, cha ông là Tô Tuân (蘇洵, tự là Minh Doãn, 1009-1066), mẹ ông họ Trình (?-1057) và em trai là Tô Triệt (蘇轍, tự là Tử Do, 1039-1112). Ba cha con ông đều là những nhà thơ có tiếng.
Thanh Tùng (1935 - ...) - Tiểu sử và sự nghiệp
Lượt xem: 23563
07/01/2015 17:14
Thanh Tùng (sinh ngày 7 tháng 11 năm 1935-), tên thật là Doãn Tùng (con cụ Doãn An), sinh tại Mỹ Lộc, Nam Định, nhưng trưởng thành tại thành phố Hải Phòng. Các bài thơ nổi tiếng của ông đều viết về thành phố Hoa phượng đỏ.
Là nhà thơ Việt Nam, tác giả của bài thơ Thời hoa đỏ đã được nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc thành bài hát nổi tiếng cùng tên.
Tạ Tỵ (1921-2004) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 23437
07/01/2015 17:08
Tạ Tỵ (1921 - 2004), tên thật là Tạ Văn Tỵ; là một họa sĩ và còn là một nhà thơ, nhà văn Việt Nam.
Ông sinh ngày 3 tháng 5 năm 1921 (tức ngày 26 tháng 3 năm Tân Dậu) tại Hà Nội. Nhưng trong giấy khai sinh của ông lại ghi là ngày 24 tháng 9 năm 1922, vì khai muộn mất một năm.
Vào 10 giờ sáng 24 tháng 8 năm 2004 (mùng 9 tháng 7 năm Giáp Thân), Tạ Tỵ đã từ trần tại nhà riêng số 18/8 đường Phan Văn Trị, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, sau một cơn bệnh kéo dài do tuổi già, hưởng thọ 83 tuổi.
Quách Tấn (1910-1992) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 23888
07/01/2015 17:00
Quách Tấn (1910-1992), tự là Đăng Đạo, hiệu Trường Xuyên, các tiểu hiệu là Định Phong, Cổ Bàn Nhân, Thi Nại Thị, Lão giữ vườn; là một nhà thơ Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Chế Lan Viên được người đương thời ở Bình Định gọi là Bàn thành tứ hữu, nghĩa là Bốn người bạn ở thành Đồ Bàn.
Ông sinh ngày 23 tháng 11 năm Kỷ Dậu (tức ngày 4 tháng 1 năm 1910, nhưng giấy khai sinh thì ghi là ngày 1 tháng 1 năm 1910) tại thôn Trường Định, huyện Bình Khê (nay là xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn) tỉnh Bình Định.
1987, ông lâm cảnh mù lòa rồi mất ngày 21 tháng 12 năm 1992 tại Nha Trang, hưởng thọ 82 tuổi.
Phùng Khắc Khoan (1528-1613) - Tiểu sử và sự nghiệp
Lượt xem: 28425
07/01/2015 16:54
Phùng Khắc Khoan (chữ Hán: 馮克寬;1528-1613), tự: Hoằng Phu, hiệu: Nghị Trai, Mai Nham Tử, tục gọi là Trạng Bùng (mặc dù chỉ đỗ Nhị giáp tiến sĩ, tức Hoàng giáp); là quan nhà Lê trung hưng và là nhà thơ Việt Nam.
Phùng Khắc Khoan sinh năm 1528 tại làng Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, tinh Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội). Tương truyền, ông là em cùng mẹ khác cha với Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm [1].
Phùng Khắc Khoan mất năm Quý Sửu (1613), thọ 85 tuổi, được truy tặng chức Thái phó.
Phan Khôi (1887-1959) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 19481
07/01/2015 16:47
Phan Khôi (潘魁, 1887-1959) là một học giả tên tuổi, một nhà thơ, nhà văn, về sau đứng trong trong nhóm Nhân Văn - Giai Phẩm, cháu ngoại của Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu, đỗ Tú tài chữ Hán năm 19 tuổi nhưng lại mở đầu và cổ vũ cho phong trào Thơ mới.
Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887 tại làng Bảo An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, là con của Phó bảng Phan Trân (tri phủ Điện Khánh) và bà Hoàng Thị Lệ (con gái Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu).
Cuối năm 1954 hòa bình lập lại, Phan Khôi về Hà Nội cùng với các văn nghệ sĩ khác. Trong thời gian 1956-1957, là một trong những người thành lập tờ Nhân Văn và có các bài phê phán giới lãnh đạo văn nghệ lúc bấy giờ, ông bị cấm sáng tác cho đến khi qua đời năm 1959 tại Hà Nội.
Phan Châu Trinh (1872–1926) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 23470
07/01/2015 16:39
Phan Châu Trinh (chữ Hán: 潘周楨; còn được gọi Phan Chu Trinh; 1872–1926), hiệu là Tây Hồ, Hy Mã, tự là Tử Cán. Ông là nhà thơ, nhà văn, và là chí sĩ thời cận đại trong lịch sử Việt Nam.
Phan Châu Trinh sinh ngày 9 tháng 9 năm 1872[1], người làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh), tỉnh Quảng Nam, hiệu là Tây Hồ Hy Mã, tự là Tử Cán.
Đang lúc Phan Châu Trinh nằm trên giường bệnh, thì hay tin ông Ninh vừa bị mật thám Pháp đến vây bắt tại nhà vào lúc 11 giờ 30 trưa ngày 24 tháng 3 năm 1926. Ngay đêm hôm đó, lúc 21 giờ 30, ông qua đời tại khách sạn Chiêu Nam Lầu và được đem quàn tại Bá Huê lầu, số 54 đường Pellerin, Sài Gòn[12].
Phan Bội Châu (1867–1940) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 26212
07/01/2015 15:01
Phan Bội Châu (1867–1940) là một danh sĩ và là nhà cách mạng Việt Nam, hoạt động trong thời kỳ Pháp thuộc.
Phan Bội Châu vốn tên là Phan Văn San.[1] Vì San trùng với tên húy vua Duy Tân (Vĩnh San) nên phải đổi thành Phan Bội Châu.[2]Ông có hiệu là Hải Thụ, về sau đổi là Sào Nam.
Phan Bội Châu sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Phan Bội Châu mất ngày 29 tháng 12 năm 1940 tại Huế.
Nguyễn Vỹ (1912-1971) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 28303
07/01/2015 14:37
Nguyễn Vỹ (1912[1]-1971) là nhà báo, nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Các bút hiệu khác của ông là: Tân Phong, Tân Trí, Lệ Chi, Cô Diệu Huyền.
Ông là tác giả hai bài thơ: "Gởi Trương Tửu" và "Sương rơi", từng gây tiếng vang trong nền thơ ca đương thời.
Nguyễn Vỹ sinh tại làng Tân Hội (sau đổi là Tân Phong, năm 1945 lại đổi là Phổ Phong), huyện Ðức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Cha ông tên Nguyễn Thuyên[2] từng làm quan ở huyện Tuy Phước tỉnh Bình Định, nhưng sau từ chức để chống Pháp. Mẹ ông là bà Trần Thị Luyến.
Vào ngày 4 tháng 2 năm 1971, ông qua đời do tại nạn xe hơi trên đoạn đường Tân An (thuộc tỉnh Long An)-Sài Gòn, hưởng dương 59 tuổi.
Nguyễn Nhật Ánh (1955 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 27847
07/01/2015 10:52
Nguyễn Nhật Ánh là tên và cũng là bút danh của một nhà văn Việt Nam chuyên viết cho tuổi mới lớn. Ông sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955 tại huyện Thăng Bình, Quảng Nam.
Hiển thị 61 - 70 tin trong 2286 kết quả