Thơ

xv. Nhà Mạc (1527 - 1592)

1. Ngoại-giao và nội-chính của Mạc-Đăng-Dung

Mạc rầy rõ mặt tiếm-cường,
Thăng-long truyền nước, Nghi-dương dựng nhà.
Dỗ người lấy vẻ vinh-hoa,
Nhưng lòng trung-nghĩa ai mà sá theo.
Cầu phong sai sứ Bắc-triều,
Dâng vàng, nộp đất nhiều điều dối Minh.
Lê-thần có kẻ trung-trinh,
Trịnh-Ngung sang đến Bắc-đình tỏ kêu.
Minh tham lễ hậu của nhiều,
Phụ tình trung-nghĩa, quên điều thị-phi.
Đăng-Dung thỏa chước gian-khi,
Tuổi cao rồi lại truyền về Đăng-Doanh.
Mã giang đầu xướng nghĩa-thanh,
Gần xa đâu chẳng nức tình cần-vương.
Được thua mấy trận chiến-trường.
Nghìn-thu tiết-nghĩa đá vàng lưu-danh.

2. Nguyễn-Kim khởi-nghĩa phù Lê

Cành Lê có độ tái-vinh,
Xui nên tá-mệnh trời sinh thánh-hiền.
Đức vua Triệu-tổ ta lên,
Cất quân phù-nghĩa giúp nền trung-hưng,
Sầm-châu ỷ thế nguồn rừng,
Mười năm khai-thác mấy từng nước non,
Dù khi đỉnh-tộ suy mòn,
Cương-trù chưa nát vẫn còn tôn Lê.
Trang-tông lưu-lạc tìm về,
Chia binh Thúy đả, mở cờ Ai-lao.
Lôi-dương một trận binh giao,
Phá tan nghịch đảng tiến vào Nghệ-an
Cỏ hoa mừng rước xe loan,
Thổ-hào ứng nghĩa dân-gian nức lòng,
Tây-đô quét sạch bụi hồng,
Dặm-tràng thẳng trỏ ngọn đòng tràng-khu
Hẹn ngày vào tới Đông-đô,
Một hai thu-phục cơ-đồ thủa xưa.
Độc sao hàng-tướng tiến dưa!
Trước dinh Ngũ-trượng bỗng mờ tướng-tinh.

3. Trịnh-Kiểm tiến quân ra Bắc

Tiếc thay công-nghiệp thùy-thành,
Dể cho Trịnh-Kiểm thay mình thống quân
Sáu năm vừa hội hanh-truân,
Đỉnh-hồ đâu đã đến tuần mây che.
Trung-tông nhờ cậy dư-uy,
Mạc-thần mấy kẻ cũng về hiệu-trung.
Biện-dinh quân mạnh, tướng hùng,
Bốn phương hào kiệt nức lòng y-quang.
Đông-kinh trỏ ngọn việt vàng,
Phúc-Nguyên Mạc-chúa chạy sang Kim-thành.
Thần-phù thuyền-giã lênh-đênh,
Lại còn Kính-Điển đeo tình quấy trêu.
Quan-binh theo ngọn thủy-triều,
Duyên-giang một trận, nước bèo chảy tan.
Anh-tông nối nghiệp gian-nan,
Tây-đô một giải giang-san cõi nhà.
Mạc vào xâm-nhiễu Thanh-hoa,
Thái-sư Trịnh-Kiểm lại ra tiễu-bình.

4. Nguyễn-Hoàng vào Hóa-Châu

Hóa-châu có đất biên-thành,
Bốn bề sơn-hải trời dành kim-thang.
Trịnh-công tâu với Lê-hoàng,
Chọn người ra giữ một phương thành dài.
Bản triều Thái-tổ hùng-tài,
Gióng cờ ra trấn cõi ngoài từ đây.
Việt-mao khi đã đến tay,
Hoành-sơn một giải mới gây cơ-đồ.

5. Trịnh Mạc phân-tranh

Mặt trong đành đã khỏi lo,
Trịnh-công chuyên ý trì-khu cõi ngoài.
Quận Gia, quận Định mấy người,
Hưng, Tuyên binh-hợp các nơi thêm dầy.
Mạc dần suy yếu từ nay,
Vận Lê xem đã đến ngày trùng-hanh.
Đem quân về giữ Tây-kinh,
Bể Thanh lại lặng tăm kình như không.
Nhân khi Mậu-Hợp ấu-trùng,
Mở đường Phố-cát, qua sông Bồ-đề.
Mạc vào, quân lại rút về,
Mạc lui, quân lại bốn bề kéo ra.
Tuyết-sương trăm trận xông-pha,
Trịnh-Công vì nước cũng đà cần-lao.

6. Trịnh-Tùng chấp chính

Tuổi già vừa giải tiết-mao,
Con là Trịnh-Cối lại vào đổng-nhung.
Kiêu-hoang quen thói con dòng,
Binh quyền lại để Trịnh-Tùng thay anh,
Cối, Tùng một gốc đôi cành,
Vinh-khô đã khác, ân-tình cũng khuê,
Anh em mâu-thuẫn hai bề,
Thừa cơ Mạc lại kéo về nội-xâm.
Mạc lui, Tùng mới manh-tâm,
Ngoài trương thanh-thế, trong cầm quyền-cương.
Lại mưu tàn-hại trung-lương,
Vàng đưa ngoài cửa, búa trương dưới màn.
Tạ-tình phụ tấm niềm-đan,
Đem Lê-Cập-Đệ giết oan nỡ nào!
Bằng không nổi trận ba-đào,
Để cho xa-giá chạy vào Nghệ-an.
Giá-điền vừa mới hồi-loan,
Lôi-dương đã nổi tiếng oan giữa vời.
Thế-tông con thứ nối đời,
Trịnh-Tùng phù-lập cùng loài giả-danh.

7. Trịnh-Tùng diệt Mạc

Cõi ngoài giặc Mạc tung-hoành,
Bắc-hà cát-cứ mấy thành nhân-dân.
Giáng uy nhờ có lôi-thần,
Nhân khi Mậu-hợp đến tuần thiên-tru
Mạc-thần mấy kẻ vũ-phu,
Sao mai lác-đác, lá thu rụng-rời.
Xuất binh vừa gặp cơ trời,
Đường ghềnh len-lỏi ra ngoài Thiên-quan.
Tràng-khu một lối duyên-san,
Huyện-châu gió lướt, Tràng-an lửa nồng.
Bỏ thành, Mạc chạy qua sông,
Đuổi sang Phượng-nhỡn đường cùng mới thôi,
Kể từ Ngụy Mạc tiếm ngôi,
Năm đời truyền kế sáu mươi năm chầy.
Trần-ai quét sạch từ rày,
Về kinh ban yến, tiệc bầy thưởng công.

Các tác phẩm khác

Nguyễn Du (1765 - 1820) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 23130
22/12/2014 10:47
Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; Sinh năm Ất Dậu 1765– mất năm Canh Thìn 1820) tên chữ Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ (鴻山獵戶), là một nhà thơ nổi tiếng thời Lê mạt, Nguyễn sơ ở Việt Nam. Ông là một nhà thơ lớn của Việt Nam, được người Việt kính trọng gọi ông là "Đại thi hào dân tộc". Năm 1965, Nguyễn Du được Hội đồng hòa bình thế giới công nhận là danh nhân văn hóa thế giới và ra quyết định kỷ niệm trọng thể nhân dịp 200 năm ngày sinh của ông [1][2].

Hồ Xuân Hương (1772 - 1822) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 31523
22/12/2014 10:46
Hồ Xuân Hương (chữ Hán: 胡春香) là nhà thơ Nôm nổi tiếng cuối thế kỷ 18, đầu thể kỷ 19 (1772-1822). Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục và được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam.

Lê Ngọc Hân (1770-1799) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 22493
22/12/2014 10:46
Lê Ngọc Hân (chữ Hán: 黎玉忻, 1770-1799) còn gọi Ngọc Hân công chúa hay Bắc Cung Hoàng hậu (北宮皇后) là công chúa nhà Hậu Lê và hoàng hậu nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam, vợ của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ). Dân gian còn lưu truyền tên gọi bà là Bà Chúa Tiên khi bà ở Phú Xuân vì dinh phủ lập ở chùa Kim Tiên.[1]
Lê Ngọc Hân sinh ngày 27 tháng 4 năm Canh Dần (1770) tại kinh thành Thăng Long [2]. Bà là con gái thứ 9 [3] của vua Lê Hiển Tông. Mẹ bà là Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền, là người xã Phù Ninh, tổng Hạ Dương, phủ Từ Sơn - Bắc Ninh (nay là xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội), và là con gái trưởng của ông Nguyễn Đình Giai.
Bà gượng sống đến ngày mồng 8 tháng 11 năm Kỷ Mùi (4 tháng 12 năm 1799) thì mất, lúc đó mới 29 tuổi.

Cao Bá Quát (1809 - 1855) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 27494
22/12/2014 10:46
Cao Bá Quát (chữ Hán: 高伯适; 1809 – 1855) là quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương[1], và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam.
Ông là người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh; nay thuộc quận Long Biên Hà Nội.

Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 19768
22/12/2014 10:46
Nguyễn Đình Chiểu (chữ Hán: 阮廷沼; 1822-1888), tục gọi là Đồ Chiểu (khi dạy học), tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai (sau khi bị mù); là nhà thơ lớn nhất của miền Nam Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ 19 [1].
Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 13 tháng 5 năm Nhâm Ngọ (1 tháng 7 năm 1822), tại quê mẹ là làng Tân Thới [2], phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (thuộc phường Cầu Kho, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).
Năm 1886, vợ ông là bà Lê Thị Điền mất lúc 51 tuổi. Buồn rầu vì vợ mất, vì cảnh nước mất nhà tan đã bấy lâu, vì bệnh tật ngày càng trầm trọng [14], hai năm sau, ngày 24 tháng 5 năm Mậu Tý (3 tháng 7 năm 1888), Nguyễn Đình Chiểu cũng qua đời tại Ba Tri, thọ 66 tuổi. Ngày đưa tiễn nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu về cõi vĩnh hằng, cánh đồng An Đức rợp trắng khăn tang của những người mến mộ ông [15].

Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 22527
22/12/2014 10:46
Nguyễn Khuyến (chữ Hán: 阮勸), tên thật là Nguyễn Thắng (阮勝) [1], hiệu Quế Sơn, tự Miễu Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835, tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam Ninh nay là huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Quê nội của ông ở làng Vị Hạ (Và), xã Yên Đổ nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam[1].
Nguyễn Khuyến cáo quan về Yên Đổ vào mùa thu năm 1884 và qua đời tại đây. Mất ngày 5 tháng 2 năm 1909 tại Yên Đổ.

Tú Xương (1870 - 1907) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 27696
22/12/2014 10:45
Nhà thơ Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương(陳濟昌), tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Tên bố mẹ đặt cho lúc đầu là Trần Duy Uyên. Ông sinh ngày 5 tháng 9 năm 1870 (tức ngày 10 tháng 8 năm Canh Ngọ), ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định (sau đổi thành phố Hàng Nâu, hiện nay là phố Minh Khai, phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định). Ông mất ngày 29 tháng 1 năm 1907.[1]

Tản Đà (1889-1939) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 28250
22/12/2014 10:45
Tản Đà (chữ Hán: 傘沱, sinh ngày 19 tháng 5 năm 1889 - mất ngày 7 tháng 6 năm 1939[1]) tên thật Nguyễn Khắc Hiếu (阮克孝), là một nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Bút danh Tản Đà của ông là tên ghép giữa núi Tản Viên và sông Đà, quê hương ông.

Ngô Tất Tố (1894-1954) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 30119
22/12/2014 10:44
Ngô Tất Tố (1894 – 20 tháng 4 năm 1954) là một nhà văn, nhà báo, nhà Nho học và nhà nghiên cứu có ảnh hưởng ở Việt Nam giai đoạn trước 1954.
Ngô Tất Tố sinh năm 1893 mất năm 1954 ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội).

Khái Hưng (1896-1947) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 22765
22/12/2014 10:44
Khái Hưng (1896 - 1947) là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng. Cùng với Nhất Linh, ông là cây bút chính của Tự Lực Văn Đoàn.
Khái Hưng tên thật là Trần Khánh Giư. Bút danh Khái Hưng của ông được ghép từ các chữ cái của tên Khánh Giư.
Ông sinh năm 1896, xuất thân trong một gia đình quan lại ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Dương, nay thuộc Hải Phòng. Một số tài liệu ghi ông sinh năm 1897.[1]. Thân phụ ông giữ chức Tuần phủ. Cha vợ ông là Lê Văn Đinh cũng giữ chức Tổng đốc Bắc Ninh. Em ruột ông là nhà văn Trần Tiêu.
Khái Hưng mất năm 1947.

Hiển thị 121 - 130 tin trong 2286 kết quả