Thơ

xix. Nhà Nguyễn Tây-Sơn (1787 - 1802)

1. Quân Tây-sơn ra Bắc lần thứ hai

Bốn phương lại động khói lang,
Ngụy-Tây riêng mặt bá-vương một trời,
Nhạc, Qui-Nhơn; Lữ, Đồng-nai;
Quảng-Nam, Nguyễn-Huệ; trong ngoài chia nhau.
Nhân cơ lại dấy qua-mâu,
Văn-Nhâm vâng lệnh quân-phù kéo ra.
Qua Nghệ-an, đến Thanh-hoa,
Thổ-sơn giáp trận Trinh-hà áp binh.
Giặc ra đến đất Ninh-bình,
Chỉnh đem hai vạn tinh-binh quyết-liều.
Một đêm thuyền trái buồm xiêu,
Vì con sơ-suất, đền điều thua công.

2. Lê-Chiêu-Thống chạy dài

Văn-Nhậm kéo đến Thăng-long,
Lê-Hoàng thảng-thốt qua sông Nhị-hà.
Bắc-ninh cũng đất dân nhà.
Bạc thay Cảnh-Thước sao mà bất-nhân!
Nỡ nào quên nghĩa cố-quân
Đóng thành không rước, sai quân cướp đường.
Ngự-bào cũng nhuộm mầu sương,
Nguyệt-giang, Mục-thị nhiều đường gian-nguy.
Tây-binh thừa-thế cùng-truy,
Cha con Nguyễn-Chỉnh một kỳ trận-vong.
Bắt phu canh giữ bên sông,
Kìa Dương-Đình-Tuấn cũng mong phù-trì.
Chước đâu phản-gián mới kỳ,
Để cho xa-giá chạy về Chí-linh.
Vội-vàng chưa định hành-dinh,
Mà Đinh-Tích-Nhưỡng nỡ tình đuổi theo!
Giải vây lại có thổ-hào,
Lũ Hoàng-Xuân-Tú cũng đều cần-vương,
Thừa-dư vừa đến Thủy-đường,
Kẻ về tấu-tiệp, người sang đầu-thành.
Bỗng đâu thuyền bạt vào Thanh,
Nước non man-mác, quân-tình ngẩn-ngơ.

3. Nguyễn-Huệ đặt chức Giám quốc ở Bắc-hà

Văn-Nhâm tự ấy lại giờ,
Vỗ-về sĩ-tốt, đợi chờ chúa-công.
Huệ sao tàn-nhẫn cam lòng,
Một gươm nỡ quyết chẳng dong tướng-thần.
Mới đòi hào-mục xa gần,
Xem nhân-tình có mười phần thuận khộng?
Nguyễn Huy-Trạc cũng hào-hùng,
Một thang tiết-nghĩa quyết lòng quyên-sinh.
Biết thiên-hạ chẳng thuận-tình,
Lập người giám-quốc đem binh lại về.

4. Quân nhà Thanh sang nước ta

Lê-Hoàng truân-kiển nhiều bề,
Mẹ con cách-trở biết về nơi đâu?
Thái-từ lạc tới Long-châu,
Thổ-quan dò hỏi tình-đầu thủy-chung.
Cứ lời đạt đến Quảng-đông,
Gặp Tôn Sĩ-Nghị cũng lòng mục-lân,
Một phong biểu tấu chín lần,
Càn-long có ý ân-cần vì Lê.
Đền rồng ban ấn tử-nê,
Đem quân bốn tỉnh trao về một tay.
Nam quan thẳng lối đường may,
Tắt qua trấn Lạng, sang ngay sông Cầu.
Tập-công phá trại Nội-hầu,
Theo đường Kinh-bắc, tới đầu Nhị-giang.
Rượu trâu đâu đã sẵn sàng,
Vua Lê mừng thấy đón đàng khao binh.
Tôn-công quân lệnh túc-thanh,
Tơ hào chẳng phạm, tấm thành cũng phu
Qua sông mới bắc cầu phù,
Tây-luông quân đóng, Đông-đô ngự vào.
Quốc-vương sẵn ấn tay trao,
Truy-tùy thưởng kẻ công-lao nhọc nhằn.

5. Triều-đình thời Lê-mạt

Bao nhiêu hào-kiệt xa gần,
Đua nhau đều đến cửa quân đầu-thầm
Xưa sao vắng-vẻ hơi tăm!
Rầy sao hiệp-lực đồng-tâm lắm người!
Viêm-lương mới tỏ thói đời.
Dạ trong đã chán, mặt ngoài cũng khinh.
Song mà ỷ thế nhà Thanh.
Thờ-ơ với kẻ nước mình mặc ai!
Cơ-mưu những chắc lưng người.
Để cho đất nước trong ngoài mất trông!

6. Quang-Trung đại-phá quân Thanh

Quân Thanh đã được Thăng-long,
Một hai rằng thế là xong việc mình.
Dùng-dằng chẳng chịu tiến binh,
Nhác đường phòng-thủ, mống tình đãi-hoang.
Ngụy Tây nghe biết sơ-phòng,
Giả điều tạ-tội, quyết đường cất quân.
Dặm tràng nào có ai ngăn,
Thừa hư tiến bức đến gần Thăng-long.
Trực-khu đến lũy Nam-đồng,
Quan Thanh dẫu mấy anh-hùng mà đang?
Vua Lê khi ấy vội-vàng,
Cùng Tôn-Sĩ-Nghị sang đàng Bắc-kinh.
Qua sông lại sợ truy-binh,
Phù-kiều chém dứt, quân mình thác oan.

7. Cuộc lưu-vong của Lê-Chiêu-thống

Ngẩn-ngơ đến ải Lạng-sơn,
Theo sau còn có quân-quan mấy người.
Cầm tay Sĩ-Nghị than giài,
Vì mình kiển-bộ nên người luống công,
Nhẽ đâu lại giám bận lòng,
Xin về đất cũ để mong tái-đồ.
Tôn-công cũng có tiên-trù,
Đã dâng một biểu xin cầu viện-binh.
Quế-lâm còn tạm trú mình,
Bỗng đâu nghe chiếu nhà Thanh triệu về.
Phụng-sai có sứ hộ-tùy,
Sự đâu lại gặp những bề trở-nan.
Sứ-thần là Phúc-Khang-An,
Đã e xa cách, tại toan dối lừa.
Dần-dà ngày tháng thoi đưa,
Lê-hoàng luống những đợi chờ Yên-kinh.
Tấc-gang khôn tỏ sự tình,
Dẽ xem xon Tạo giúp mình hay không?
Từ khi tam-phẩm gia-phong,
Mới hay Thanh-đế cam lòng thế thôi!
Lỡ-làng đến bước xa-xôi,
Nhưng trong đạo chúa nghĩa tôi chẳng dời.
Lê-Hân, Lê-Quýnh mấy người,
Như-Tòng, Ích-Hiểu cũng lời thệ-minh,
Tòng-vong đều kẻ trung-trinh,
Mã-đồng khen cũng có tình tôn quân.
Vua Lê phút lánh cõi trần,
Non sông cách diễn mấy lần xa xa,
Bình Tây nhờ Thánh-triều ta,
Kẻ gần an chốn, người xa tìm về,
Sang Thanh mấy kẻ theo Lê,
Còn ai cũng động lòng quê ngậm-ngùi.
Vận Lê đến thế là thôi,
Ba trăm sáu chục năm rồi còn chi?

8. Tổng kết

Mới hay có thịnh, có suy,
Hang sâu, núi cả có khi đổi dời.
Trước sau tính lại trăm đời,
Có trời, có đất, có người chủ-trương.
Khai-tiên là họ Hồng-Bàng,
Thụy thay, Triệu đổi thường thường suy-di,
Rồi ra hợp hợp chia chia,
Trải Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê mấy đời,
Thiếu chi chuyện vãn đầy vơi!
Hiếm điều đắc-thất, hiếm người thị-phi!
Lại còn nhiều việc tín-nghi,
Sự muôn năm cũ chép ghi rành-rành.
Bút son vâng mệnh đan-đình,
Gác lê lần giở sử xanh muôn đời.
Chuyện xưa theo sách diễn lời,
Phải chăng xin đã gương Trời rạng soi.

Đại Nam Quốc Sử diền ca
Lê Ngô Cát & Phạm Đình Toái

Các tác phẩm khác

Đặng Trần Côn (sinh khoảng 1710 đến 1720 - mất khoảng 1745) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 37058
27/12/2014 14:01
Đặng Trần Côn (鄧陳琨) là tác giả của Chinh phụ ngâm, kiệt tác văn học viết bằng chữ Hán của Việt Nam.
Tiểu sử của Đặng Trần Côn cho đến nay biết được còn rất ít. Kể cả năm sinh năm mất cũng không biết chính xác. Các nhà nghiên cứu ước đoán ông sinh vào khoảng năm 1710 đến 1720, mất khoảng 1745, sống vào thời Lê trung hưng.
Đặng Trần Côn quê ở làng Nhân Mục (còn gọi làng Mọc), huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Cao Thoại Châu (1939...) -Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 18407
27/12/2014 14:00
Cao Thoại Châu tên thật là Cao Ðình Vưu, sinh năm 1939 tại Giao Thuỷ, Nam Ðịnh, di cư vào Nam năm 1954. Bút hiệu của ông được ghép từ chữ Thoại là chữ lót trong tên của người bạn gái gốc Hoa và chữ Châu trong tên tỉnh Châu Đốc mà thành. Ông còn có các bút danh khác là Tiểu Nhã, Hư Trúc.
Hiện nay nhà thơ đã nghỉ hưu, ông tiếp tục sống và sáng tác tại Long An.

Nguyễn Trãi (1380 - 1442) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 31034
22/12/2014 10:49
Nguyễn Trãi (阮廌), hiệu là Ức Trai (抑齋) sinh năm 1380 mất năm 1442, tại làng Chi Ngại, huyện Chí Linh (nay là thị xã, Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Cha Nguyễn Trãi là Nguyễn Ứng Long, tức Nguyễn Phi Khanh, người làng Chi Ngại, một nho sĩ hay chữ nhưng nghèo và mẹ là Trần Thị Thái, con gái thứ ba[2] của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán[3]. Ngày 19 tháng 9 năm 1442 (tức ngày 16 tháng 8 năm Nhâm Tuất), Nguyễn Trãi cùng Nguyễn Thị Lộ và gia quyến đều bị tru di tam tộc. Vị khai quốc công thần đã kết thúc cuộc đời ở tuổi 63 trong một hoàn cảnh bi phẫn và oan khuất.

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 46136
22/12/2014 10:48
Nguyễn Bỉnh Khiêm (chữ Hán: 阮秉謙; 1491–1585), tên huý là Nguyễn Văn Đạt[1], tên tự là Hanh Phủ (亨甫), hiệu là Bạch Vân cư sĩ[2], được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử, là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16. Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam-Bắc triều (Lê-Mạc phân tranh) cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam.

Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 23536
22/12/2014 10:47
Đoàn Thị Điểm[1] (段氏點, 1705-1748), hiệu: Hồng Hà Nữ Sĩ(紅霞女士), là nữ sĩ Việt Nam thời Lê trung hưng. Bà là tác giả tập truyện Truyền kỳ tân phả, và là dịch giả bản Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn.
Bà là người được đánh giá là bậc nhất về sắc đẹp lẫn tài văn trong những nữ sĩ danh tiếng nhất, bên cạnh là Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan và Sương Nguyệt Anh.

Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 26293
22/12/2014 10:47
Bà Huyện Thanh Quan (chữ Hán: 婆縣清觀, 1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh; là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam[1].
Nguyễn Thị Hinh người phường Nghi Tàm, huyện Vĩnh Thuận, gần Hồ Tây, Hà Nội[2]. Thân phụ là Nguyễn Lý (1755-1837), đỗ thủ khoa năm 1783, đời vua Lê Hiển Tông.

Nguyễn Du (1765 - 1820) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 23132
22/12/2014 10:47
Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; Sinh năm Ất Dậu 1765– mất năm Canh Thìn 1820) tên chữ Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ (鴻山獵戶), là một nhà thơ nổi tiếng thời Lê mạt, Nguyễn sơ ở Việt Nam. Ông là một nhà thơ lớn của Việt Nam, được người Việt kính trọng gọi ông là "Đại thi hào dân tộc". Năm 1965, Nguyễn Du được Hội đồng hòa bình thế giới công nhận là danh nhân văn hóa thế giới và ra quyết định kỷ niệm trọng thể nhân dịp 200 năm ngày sinh của ông [1][2].

Hồ Xuân Hương (1772 - 1822) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 31526
22/12/2014 10:46
Hồ Xuân Hương (chữ Hán: 胡春香) là nhà thơ Nôm nổi tiếng cuối thế kỷ 18, đầu thể kỷ 19 (1772-1822). Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục và được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam.

Lê Ngọc Hân (1770-1799) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 22495
22/12/2014 10:46
Lê Ngọc Hân (chữ Hán: 黎玉忻, 1770-1799) còn gọi Ngọc Hân công chúa hay Bắc Cung Hoàng hậu (北宮皇后) là công chúa nhà Hậu Lê và hoàng hậu nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam, vợ của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ). Dân gian còn lưu truyền tên gọi bà là Bà Chúa Tiên khi bà ở Phú Xuân vì dinh phủ lập ở chùa Kim Tiên.[1]
Lê Ngọc Hân sinh ngày 27 tháng 4 năm Canh Dần (1770) tại kinh thành Thăng Long [2]. Bà là con gái thứ 9 [3] của vua Lê Hiển Tông. Mẹ bà là Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền, là người xã Phù Ninh, tổng Hạ Dương, phủ Từ Sơn - Bắc Ninh (nay là xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội), và là con gái trưởng của ông Nguyễn Đình Giai.
Bà gượng sống đến ngày mồng 8 tháng 11 năm Kỷ Mùi (4 tháng 12 năm 1799) thì mất, lúc đó mới 29 tuổi.

Cao Bá Quát (1809 - 1855) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 27495
22/12/2014 10:46
Cao Bá Quát (chữ Hán: 高伯适; 1809 – 1855) là quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương[1], và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam.
Ông là người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh; nay thuộc quận Long Biên Hà Nội.

Hiển thị 111 - 120 tin trong 2282 kết quả