Thơ

xiii. Nhà Hồ và giặc nhà Minh (1400 - 1418)

1. Nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần

Quý-Ly gắm-ghé vạc Trần.
Quyết dời kẻ-chợ về gần An-tôn.
Đã xui truyền vị cho con,
Ngọc-Thanh lại kết oan-hồn một giây.
Gặp khi Thiếu-Đế thơ-ngây,
Khát-Chân, Trần Hãng đêm ngày hợp-mưu.
Hội-minh vừa mới lên lầu,
Ba trăm đồ-đảng cùng nhau hiệp-tình.
Dùng-dằng chưa kịp cất binh,
Hở cơ một phút tan-tành như tro.
Quý-Ly mới đổi họ Hồ,
Quốc-danh là hiệu Đại-Ngu chương-hoàng.
Truyền ngôi con cả Hán-Thương,
Tự xưng là Thái-thượng-hoàng ở trong.
Sai người dâng biểu cầu-phong,
Dối Minh xin để nối dòng quốc-quân.

2. Quân Minh diệt nhà Hồ

Nguyễn-Khang giả tiếng họ Trần,
Sang Minh xin lấy viện-quân đưa về.
Chi-lăng nghe động cổ-bề,
Lý-Bân, Mộc-Thạnh trỏ cờ tới nơi.
Quân Minh nhân thế đuổi dài,
Nhị Hồ mới chạy ra ngoài phương xa.
Núi Cao-vọng, bến Kỳ-la,
Đường cùng phải bắt cũng là trời xui!
Tôn-vinh kể được mấy hơi,
Sáu năm tiếm-vị, muôn đời ô-danh

3. Trần-Giản-Định chống Minh

Quý-Ly tội ác đã đành,
Rồi ra lại gặp người Minh hung-tàn.
Chia phủ, huyện, đặt quân-quan,
Cỏ cây đều phải lầm-than hội này
Dòng Trần chưa dứt một dây,
Triệu-Cơ còn rắp ra tay đồ-hồi.
Lại phù Giản-Định lên ngôi,
Cảnh-Chân, Đặng-Tất vua tôi hiệp-tình.
Mở cờ đánh với quân Minh,
Phá đồn Cổ-lộng, đốt thành Bô-cô.
Ví hay nhân thế tràng-khu,
May ra khôi-phục cơ-đồ cũng nên.
Trùng-hưng cơ-tự chưa bền,
Bỗng không đem kẻ tướng hiền giết đi,
Cho nên hào-kiệt bạn-ly,
Cánh vây không có, còn gì mà mong?

4. Trần-Trùng-Quang chống Minh

Tướng-môn lại có con dòng,
Đặng-Dung, Cảnh-Dị mới cùng hợp mưu.
Một hai quyết-chí đồng-cừu
Cùng đem binh-sĩ ruổi vào Chi-la.
Lại tìm dòng-dõi Trần-gia,
Tôn-phù Quý-Khoáng, ấy là Trùng-Quang.
Đem binh vào phủ Thiên-tràng,
Đón vua Giản-Định về đàng Nghệ-an.
Cùng nhau gánh việc gian-nan,
Hạ-hồng tế ngựa, Bình-than đỗ-thuyền.
Quân Minh cố giữ thành bền,
Bỗng đâu Trương-Phụ băng miền lại sang.

5. Quân Minh chiếm toàn cõi Đại-Việt

Từ khi Giản-Định đầu hàng,
Nghệ-an đất cũ Trùng-Quang lại về.
Quân Minh chiếm giữ Bắc kỳ,
Vua Trần lánh ở Nam-thùy một nơi.
Đặng-Dung, Cảnh-Dị mấy người,
Thế cùng dù có tướng tài cũng thua.
Trước sau mười bốn đời vua,
Một trăm tám chục xuân-thu chưa chầy.
Loạn-cơ bởi tự ai gầy?
Quý-Ly tiếm-thiết tội dây muôn đời.
Chẳng qua lịch đổi, số dời,
Xui ra cho đứa gian-hồi nhuốm tay.

6. Chính-sách nhà Minh

Cốc-lăng trời khéo đổi thay,
Giận riêng bờ cõi từ nầy thuộc Minh.
Người trí-thức, kẻ tài danh,
Nam-sơn đào-độn, Bắc-đình câu lưu,
Thuế tơ, thuế thóc tham cầu,
Mỏ vàng mỏ bạc, trưng-thâu cũng nhiều;
Săn bạch-tượng, hái hồ-tiêu,
Mò châu, cấm muối, lắm điều hại dân.

Các tác phẩm khác

Nguyễn Vỹ (1912-1971) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 28303
07/01/2015 14:37
Nguyễn Vỹ (1912[1]-1971) là nhà báo, nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Các bút hiệu khác của ông là: Tân Phong, Tân Trí, Lệ Chi, Cô Diệu Huyền.
Ông là tác giả hai bài thơ: "Gởi Trương Tửu" và "Sương rơi", từng gây tiếng vang trong nền thơ ca đương thời.
Nguyễn Vỹ sinh tại làng Tân Hội (sau đổi là Tân Phong, năm 1945 lại đổi là Phổ Phong), huyện Ðức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Cha ông tên Nguyễn Thuyên[2] từng làm quan ở huyện Tuy Phước tỉnh Bình Định, nhưng sau từ chức để chống Pháp. Mẹ ông là bà Trần Thị Luyến.
Vào ngày 4 tháng 2 năm 1971, ông qua đời do tại nạn xe hơi trên đoạn đường Tân An (thuộc tỉnh Long An)-Sài Gòn, hưởng dương 59 tuổi.

Nguyễn Nhật Ánh (1955 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 27848
07/01/2015 10:52
Nguyễn Nhật Ánh là tên và cũng là bút danh của một nhà văn Việt Nam chuyên viết cho tuổi mới lớn. Ông sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955 tại huyện Thăng Bình, Quảng Nam.

Nguyễn Duy (1948 - ...) - Tiểu sử và sự nghiệp Lượt xem: 30375
07/01/2015 10:42
Nguyễn Duy (sinh ngày 7 tháng 12 năm 1948), là một nhà thơ hiện đại Việt Nam
Nguyễn Duy tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh tại xã Đông Vệ, huyện Đông Sơn (nay là phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa), tỉnh Thanh Hóa.

Mộng Tuyết (1914-2007) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 21353
07/01/2015 10:39
Mộng Tuyết (1914-2007), tên thật Thái Thị Úc; là một nhà thơ, nhà báo Việt Nam nổi danh từ thời tiền chiến.
Các bút hiệu khác của bà là: Hà Tiên cô, Nàng Út, Bách Thảo Sương, Bân Bân nữ sĩ, Thất Tiểu Muội. Mộng Tuyết là thành viên của nhóm "Hà Tiên tứ tuyệt" gồm: Đông Hồ, Mộng Tuyết, Lư Khê và Trúc Hà.
Mộng Tuyết sinh ngày 9 tháng 1 năm 1914 ở làng Mỹ Đức, tỉnh Hà Tiên (nay thuộc thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang).
Mộng Tuyết mất ngày 1 tháng 7 năm 2007 tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang.

Lý Tử Tấn (1378-1457) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 27923
07/01/2015 10:31
Lý Tử Tấn (tới khi đứng tuổi, ông mới đổi tên là Nguyễn Tử Tấn; 1378-1457), hiệu Chuyết Am; là quan nhà Lê sơ, và là nhà thơ Việt Nam thời Lê sơ.
Lý Tử Tấn là người ở làng Triều Đông (sau đổi là Triều Liệt), huyện Thượng Phúc (nay thuộc xã Tân Minh huyện Thường Tín, Hà Nội).
Ông mất năm 1457[2], thọ 79 tuổi.

Đỗ Phủ (712–770) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 27290
06/01/2015 22:18
Đỗ Phủ (712 – 770) là một nhà thơ Trung Quốc nổi bật thời nhà Đường.
Ông mất tại Đàm Châu 潭州 (nay là Trường Sa) vào tháng 11 hay tháng 12 năm 770, ở tuổi 59

Lý Thường Kiệt (1019-1105) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 22753
06/01/2015 22:07
Lý Thường Kiệt[1] (chữ Hán: 李常傑; 1019 – 1105) là một danh tướng, một hoạn quan đời nhà Lý có công đánh bại quân nhà Tống vào năm 1075-1077.
Ông là một vị tướng nổi tiếng nằm trong danh sách 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam.
Tháng 6 năm Ất Dậu (1105), Thái úy Lý Thường Kiệt mất, thọ 87 tuổi.

Lý Bạch (701-762) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 24636
06/01/2015 21:01
Lý Bạch (tiếng Trung: 李白; bính âm: Lǐ Bái / Lǐ Bó; 701[1]- 762) là một trong những nhà thơ danh tiếng nhất thời thịnh Đường nói riêng và Trung Hoa nói chung, được hậu bối tôn làm Thi Tiên. Ông đã viết hơn cả ngàn bài thơ bất hủ.[2]
Đến năm 762, vua Đường Đại Tông lên ngôi, cho người mời Lý Bạch nhưng trên đường đi thì nghe tin ông đã qua đời rồi. Tiểu truyện

Hoàng Phủ Ngọc Tường (1937 - ...) - Tiểu sử và sự nghiệp Lượt xem: 29062
06/01/2015 20:50
Hoàng Phủ Ngọc Tường (sinh năm 1937) là một nhà văn của Việt Nam.
Ông sinh ngày 9 tháng 9 năm 1937, tại thành phố Huế, nhưng quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Hoàng Cầm (1922-2010) - Tiểu sử và sự nghiệp Lượt xem: 27786
06/01/2015 20:41
Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằng Việt, (sinh 22 tháng 2 năm 1922, tại xã Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang – mất 6 tháng 5 năm 2010 tại Hà Nội), là một nhà thơ Việt Nam.
Thời gian cuối đời ông sống tại Hà Nội và ông đã mất vào ngày 6 tháng 5 năm 2010 vì bệnh nặng.

Hiển thị 71 - 80 tin trong 2288 kết quả