Thơ

xii. Nhà Trần (Thời kỳ suy vi: 1341 - 1400)

1. Nhà Trần bắt đầu suy

Dụ-tông em lại thừa-diêu,
Ngôi thay anh cả, quyền theo Thượng-hoàng.
Thượng-thư mới đặt tỉnh-đường,
Đề-hình chuyển-vận chức thường có tên.
Khuyến-nông sai sứ đồn-điền,
Vân-đồn đặt trấn tra thuyền khách-nhân.
Khu-tào thống-lĩnh cấm-quân,
Phong-đoàn lại mới kén dần các đô.
Uy-thanh xa động biên-ngu,
Chiêm-thành Chế-Mộ dâng đồ thổ-nghi
Mong nhờ đưa lối về quê,
Hay đâu gặp gió trở về luống công.
Thượng-hoàng đã vắng mặt trong,
Nào ai kiêng sợ mà lòng chẳng di?
Đền Song-quế, ao Thanh-trì,
Muông-chim hoa-cỏ thiếu gì trò chơi!
Trong cung cờ bạc chơi bời,
Tiệc vui chuốc chén, trận cười leo dây!
Đạo thường chẳng cẩn phòng-vi,
Chị em chung-chạ loạn bề đại-luân.

2. Dương-Nhật-Lễ tiếm-vị

Truyền ngôi con đứa ưu-nhân,
Để Dương-Nhật-Lễ tiếm trần dựng lên.
Thói nhà bài-hước đã quen,
Tiếng hòa nhịp phách, hát chen cung đàn.
Hiến-từ đã phãi hàm-oan,
Trần-công mưu hở thân-tàn cũng thương!
Nghệ-tông dòng-dõi thiên-hoàng,
Đà-giang lánh dấu, liệu đường khuất-thân,
Tiềm mưu với kẻ tôn-thần,
Đem về xã-tắc nhà Trần thủa xưa.
Yêu-phân dành đã tảo-trừ,
Cũng là nối một mối thừa lại sau.

3. Chiêm-thành xâm-nhiễu

Tiếc sao một bực ưu-nhu,
Đông-A từ ấy cơ-đồ mới suy.
Giậu phên trống-trải biên-thùy,
Giặc Chiêm giong-ruổi đô-kỳ xôn-xao.
Quý-Ly cho dự khu-tào,
Báu-thiêng lại để gian-hàokhải-du
Duệ-tông hăm-hở phục-thù,
Đánh Chiêm nào quản tri-khu dặm trường.
Khinh mình vào động Ky-mang,
Tinh-kỳ tan-tác gió sương mịt-mù.
Em là Phế-đế hôn-ngu,
Chôn tiền giấu của như đồ trẻ chơi.

4. Lê-Quý-Ly phế-lập

Quý-Ly quyền lấn trong ngoài
Buông lời sàm-gián quên bài tôn-thân.
Truyền vời Phế-Đế vào sân,
Lụa đào một tấm bể trần kết-oan.
Thuận-tông tuổi mọn tài hèn,
Ngồi không mà để chính-quyền mặc ai.
Phải chăng bởi tại mưu người,
Mà điềm trẫm-triệu cơ trời lạ sao!
Thượng-hoàng một giấc chiêm-bao,
" Bạch-kê, xích-chủy" ứng vào câu thơ.
Loạn-trưng đã hiện từ giờ,
Mà đồ tứ-phụ ai ngờ vẽ ra!
Chim con đem gửi ác già,
Chắc đâu phó-thác hẳn là đắc-nhân!

Các tác phẩm khác

Giây phút chạnh lòng Lượt xem: 26791
06/01/2015 16:01
Tặng tác giả Đoạn tuyệt

“Anh đi đường anh, tôi đường tôi
Tình nghĩa đôi ta có thế thôi
Đã quyết không mong sum họp mãi
Bận lòng chi nữa lúc chia phôi?

Gặp cô đầu cũ Lượt xem: 40538
28/12/2014 14:30
Hồng, Hồng, Tuyết, Tuyết
Mới ngày nào còn chửa biết chi chi
Mười lăm năm thấm thoát có xa gì !
Chợt ngoảnh lại, đã đến kỳ tơ liêu

Gặp người cũ Lượt xem: 41868
28/12/2014 14:28
Hốt ức lục thất niên tiền sự(1)
Nợ phong lưu chưa trả hương nguyền
Ðến bây giờ gặp lại người quen
Nỗi lưu lạc, sự ghét ghen là thế thế

Gặp đào Hồng đào Tuyết Lượt xem: 25566
28/12/2014 14:27
Ngày xưa Tuyết muốn lấy ông
Ông chê Tuyết bé, Tuyết không biết gì
Bây giờ Tuyết đã đến thì
Ông muốn lấy Tuyết, Tuyết chê ông già

Dương Khuê (1839-1902) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 27529
28/12/2014 14:21
Dương Khuê (楊奎, 1839-1902), tự: Giới Nhu, hiệu Vân Trì; là quan nhà Nguyễn, và là nhà thơ Việt Nam ở thế kỷ 19.
Dương Khuê là người ở làng Vân Đình, huyện Sơn Minh, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông (nay thuộc thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội).
Dương Khuê mất ngày 6 tháng Ba năm Nhâm Dần (1902).

Trần Hữu Nghiễm (1953-2000) - Tiểu sử và sự nghiệp Lượt xem: 20929
27/12/2014 14:23
Trần Hữu Nghiễm, sinh năm: 1953, tại Quảng Điền - Thừa Thiên- Huế.
Vào Tây Ninh dạy học ở Hòa Thành một thời gian, sau đó về Cà Mau sinh sống và ngày 30/09/2000 mất tại đây vì bạo bệnh.

Trịnh Công Sơn (1939-2001) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 21502
27/12/2014 14:22
Trịnh Công Sơn (28 tháng 2 năm 1939 – 1 tháng 4 năm 2001), được coi như một trong những nhạc sĩ lớn nhất của Tân nhạc Việt Nam với nhiều tác phẩm rất phổ biến.
Ông quê ở làng Minh Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế
Cuối đời, ông bị bệnh gan, thận và tiểu đường. Ông mất tại Thành phố Hồ Chí Minh vì bệnh tiểu đường lúc 12giờ45 ngày 1 tháng 4 năm 2001 (tức ngày 8 tháng 3 năm Tân Tỵ)

Trần Hậu - Tiểu sử và sự nghiệp Lượt xem: 17903
27/12/2014 14:22
Nhà thơ TRẦN HẬU, quê quán: Xuân Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Leningrad- LB Nga, 1978. Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội. Công tác tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
Trần Hậu được biết tới trên báo chí nhiều năm qua như một dịch giả tiếng Nga, một người giới thiệu văn hóa Nga đầy tin cậy với bạn đọc báo chí Việt. Nhưng anh cũng còn là một người-làm-thơ. Và tập sách đầu tiên anh xuất bản, là tập thơ "Xôn xao điều giản dị", do NXB Văn học ấn hành. Trân trọng gửi tới quý vị lời giới thiệu của tiến sĩ ngữ văn Nguyễn Huy Hoàng, người Việt ở Liên bang Nga về tập thơ này.

Trần Đăng Khoa (1958 -...) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 34628
27/12/2014 14:21
Trần Đăng Khoa (sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958), quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam.

Tố Hữu (1920-2002) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 29751
27/12/2014 14:21
Tố Hữu, tên thật là Nguyễn Kim Thành (4 tháng 10 năm 1920 – 9 tháng 12 năm 2002), là một tác gia có vị trí đặc biệt quan trọng, một nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ cách mạng Việt Nam.
Ông sinh ngày 4 tháng 10 năm 1920 tại làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ông mất lúc 9 giờ 15 phút ngày 9 tháng 12 năm 2002 tại Bệnh viện 108.

Hiển thị 91 - 100 tin trong 2289 kết quả