Thơ

IV. Thời-kỳ phát-triển (Thế-kỷ 11 - đầu thế-kỷ 19)

x. Nhà Hậu Lý (1010 - 1225)

1. Lý-Thái-Tổ

Bắc-giang trời mở thánh minh ,
Lý-Công tên Uẩn nhân tình đới suy .
Lê triều làm chức chỉ-huy,
Lũ Đào-Cam-Mộc ứng kỳ phù lên.
Đầu năm cải hiệu Thuận-Thiên,
Thăng-Long mới đổi đặt tên kinh-thành.
Định ra thuế lệ phân minh,
Túc xa, quản giáp quân danh cũng tường.
Hỗn dồng một mối phong cương ,
Hai mươi bốn lộ các đường mới chia.
Cử long sấm dậy binh uy ,
Diễn-châu gió động tinh kỳ thân chinh .
Biện loan gặp lúc hối minh ,
Hương nguyền cảm cách, sóng kình cũng êm.
Bốn phương trong trị, ngoài nghiêm,
Chiêm-Thành, Chân-Lạp xa đem cung cầu .
Ngựa man sang tiến Bắc triều,
Tống hoàng ban thưởng quan-bào thêm vinh.
Ví hay đạo học tinh minh ,
Đế-vương sự-nghiệp nước mình ai hơn?
Có sao tin hoặc dị đoan,
Say vui đạo Phật lưu tiên cảnh chùa?
Để cho dân tục tranh đua,
Ni cô nối gót, tăng-đồ chen vai.
Bởi vì sinh cửa Như-lai ,
Tiêu-sơn từ thuở anh-hài mới ra.
Sóng tình chìm nổi ái-hà ,
Chín ngôi hoàng-hậu, phép nhà cũng sai.
Tự mình đã dựng lệ-giai ,
Khiến nên con cái, thêm bài tương-tranh .

2. Lý-Thái-Tông bình Nùng, phục Chiêm

Thái-Tông nối nghiệp thủ-thành,
Anh em lại rắp đua giành ngôi cao.
Cùng nhau binh mã sấn vào,
Cấm-thành bỗng chốc xôn-xao chiến-trường.
Trận tiền giết Vũ-đức-Vương,
Đông-Chinh, Dực-Thánh tìm đường chạy xa.
Khoan hình lại xuống chiếu tha,
Thân phiên đã định, nước nhà mới yên.
Ban hình luật, canh tịch-điền ,
Mở đồ nhất thống cầm quyền tứ chinh .
Mừng xem " Phiên phục, Nùng bình" ,
Huy xưng có chữ rành rành biểu tiên .
Vắn dài là số tự nhiên,
Tụng kinh cầu thọ , khéo nên chuyện cười.

3. Lý-Thánh-Tông, một ông vua nhân dũng

Thánh-Tông văn học hơn đời,
Bình Chiêm, đánh Tống, đủ tài kinh luân.
Khuyến nông chăm việc cần-dân ,
Chiếu chăn thương kẻ tù-nhân lạnh lùng.
Thánh hiền tô tượng học cung ,
Đặt khoa bác-sĩ, ưu dung đại-thần.
Ân riêng mưa-móc đượm nhuần,
Đã tiền lại lúa ân cần dưỡng-liêm .
Hồ tây vui thú Dâm-đàm ,
Nỡ đem của nước xây làm cung tiên.
Chuông Sùng-Khánh , tháp Báo-Thiên ,
Phật vàng đúc tượng, say thiền lạ sao.

4. Bà Ỷ-Lan nhiếp-chánh

Nhân-Tông tuổi chửa là bao,
Ngoài ra triều-yết , trong vào giảng minh .
Thụ-di có Lý-Đạo-Thành,
Ỷ-Lan hoàng-hậu buông mành giúp nên.
Mở khoa bác-học cầu hiền ,
Ba thăng một mẫu, thuế điền nhẹ thay!
Có khi xem gặt, xem cầy,
Lòng chăm điền-dã , một ngày mấy tao .
Mưa ân ngấm khắp dồi-dào,
Chuộc người bần-nữ gả vào quan-phu .

5. Lý-Thường-Kiệt bại Chiêm, phá Tống

Thân chinh xe ngựa trì khu ,
Phá Sa-động bắt man tù Ngụy-Phang .
Chiêm-Thành nộp đất xin hàng,
Ba châu qui-phụ một đường thanh-di .
Tống binh xâm nhiễu biên thùy,
Tướng quân Thường-Kiệt dựng cờ Bắc chinh .
Bên song Như-Nguyệt trú dinh ,
Giang sơn dường có thần linh hộ-trì .
Miếu tiền phảng phất ngâm thi,
Như phân địa thế, như trì thiên binh .
Bấy giờ Tống mới hư-kinh ,
Giảng hòa lại trả mấy thành cố cương .
Lại còn hối hận một chương:
" Tham voi Giao-Chỉ, mất vàng Quảng-nguyên"
Năm mươi năm lẻ lâu bền,
Vũ công văn-đức rạng truyền sử xanh.
Thượng-dương sao nỡ bạc tình,
Để bà Dương-hậu một mình ngậm oan.
Kìa Lê-văn-Thịnh mưu gian,
Thương chi quái hổ mà khoan lưới hình!
Phật từ như quả chứng minh ,
Chuông chùa Diên Hựu đã thành phúc cai .
Cớ sao Trừ quân lại thác vào người hoá duyên?

6. Lý-Thần-Tông khuyến khích việc nông

Thần-Tông sinh cửa Sùng hiền,
Dấu hang thi-giải còn truyền Sài-sơn.
Thức nồng nhộm vẻ chi-lan ,
Thông-minh học-vấn kiêm toàn cả hai.
Năm đầu vừa mới lên ngôi,
Giảng cầu trước đã mở bài kinh-diên .
Qui nông cho lính canh phiên,
Rộng ân lại trả quan-điền cho dân.

7. Đỗ-Anh-Vũ lộng quyền

Anh-Tông còn thuở xung nhân ,
Đỗ-Anh-Vũ lấy ngoại-thân lộng hành .
Ra vào trong trướng, ngoài mành,
Cùng Lê-Thái-Hậu có tình riêng chung.
Tống giam đã bắt vào trong,
Mà Lê-Hậu lại còn lòng đeo đai.
Rượu cơm vẫn cứ đưa mời,
Vàng cho ngục tốt liệu bài thoát ra.
Nghị đồ rồi lại được tha,
Để đoàn Vũ-Đái đều là thác oan.

8. Tài kinh-quốc của Tô-Hiến-Thành

Rồi ra vắng mặt quyền gian ,
Hiến-Thành hết sức cán-toàn mới nên.
Khi triều Tống, khi sính Nguyên ,
Một niềm cung thuận , đôi bên được lòng.
An-nam Tống mới cải phong ,
Quốc danh từ ấy rạng dòng viêm-phương .
Thành nam mở chốn võ-tràng ,
Tập-tành cung ngựa phô trương tinh kỳ .
Uy danh rậy đến biên thùy,
Chiêm-thành, Ngưu-hống man di cũng bình.
Tuần-du đã tỏ dân tình,
Sơn xuyên trải khắp địa-hình gần xa.
Trừ quân vì một ấu niên .
Thác cô nhờ có tôi hiền,
Dẫu người hối-chúc mà quyền chẳng sai.
Cao-Tông ba tuổi nối đời,
Hiến-Thành cư-nhiếp , trong ngoài đều yên.
Di lưu còn muốn tán dương .

9. Lý-Cao-Tổ thất-chính

Tiếc không dùng kẻ trung tương ,
Cao-Tông hoang túng mọi đường ai can?
Dấu xe quanh khắp giang san,
Chính mình lỗi tiết , du quan quá thường .
Lại thêm thổ-mộc cung tường ,
Mua quan bán ngục nhiều đường riêng tây.
Nhạc Chiêm rầu-rĩ khéo bầy,
Những là tai-biến từ này hiện ra.
Trâu đâu lên ngọn am-la ,
Thước đâu làm tổ góc nhà Kính-thiên .
Bốn phương trộm cướp nổi lên,
Quân Chiêm, người Tống Quyền-cương ngày một đổi dời,
Phạm-Du đã phản lại vời về kinh.
Bỉnh-Di là kẻ trung-thành,
Nghe dèm mà nỡ kim giai .
Xe loan lánh chạy ra ngoài,
Hoàng-thân đế thích mỗi người một phương.

10. Họ Trần giúp vua Lý

Trừ-quân đi đến Thiên-trường.
Tình-cờ lại gặp một nường tiểu-thư.
Con nhà Trần-Lý công ngư .
Lưới chài nhưng cũng phong-tư khác thường.
Trăng già đưa mối tơ vương,
Mới hay con tạo mở đường di-duyên .
Họ Trần từ ấy nổi lên.
Kết bè thích-lý , dựng nền tiếm-giai .
Trần-Tự-Khánh ở phương ngoài,
Đem quân Hải-ấp vào nơi đô thành.

11. Lý Huệ-Tông phát điên

Huệ-tông gặp bước gập-ghềnh,
Nhẹ ân mẫu-hậu , nặng tình phu-nhân .
Lạng-châu xe đã Bắc-tuần ,
Nửa đêm riêng với nàng Trần lẻn đi.
Gặp quân Tự-khánh rước về,
Đuơng cơn gió bụi bốn bề chưa êm.
Huệ-tông cuồng-tật lại thêm.
Khi ngày đứng múa khi đêm nằm dài.
Xuất-gia lại muốn tu trai ,
Ngôi-thiêng phó-thác cho người đào thơ .
Đằng-sơn bóng nhật đã mờ,
Hai trăm mười sáu Lý-cơ còn gì?"

12. Lý Chiêu-Hoàng nhường ngôi cho chồng

Chiêu-hoàng là phận nữ-nhi,
Phấn son gánh việc gian-nguy được nào!
Xây vần cơ-tạo khéo sao?
Bỗng xui Trần-Cảnh hiện vào hầu trong.
Người yểu-điệu, kẻ thư phong ,
Bén hơi rơm lửa, động lòng mưa mây ,
Vẩy nước chậu, vắt khăn tay,
Khi đêm đập bóng, khi ngày ngồi chung .
Hoa đào đã dạn gió đông.
Vua tôi phận đẹp, vợ chồng duyên may.
Chiếu rồng ban xuống năm mây .
Mừng rằng nữ-chúa ngày nay có chồng.

Các tác phẩm khác

Nam Cao (1915-1951) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 28707
22/12/2014 10:40
Nam Cao (1917-1951) là một nhà văn hiện thực lớn (trước Cách Mạng), một nhà báo kháng chiến (sau Cách Mạng), một trong những văn sĩ tiêu biểu nhất thế kỷ 20 của Việt Nam.
Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri (có nguồn ghi là Trần Hữu Trí[1]), sinh năm 1915, nhưng theo giấy khai sinh ghi thì là ngày 29 tháng 10 năm 1917.[cần dẫn nguồn] Quê ông tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam). Ông đã ghép hai chữ của tên tổng và huyện làm bút danh: Nam Cao.[2]
Trên đường đi công tác, ông bị quân Pháp phục kích và bắn chết vào ngày 28 tháng 11 năm 1951 (30 tháng Mười âm lịch), tại Hoàng Đan (Ninh Bình).[1] [4]

Bích Khê (1916-1946) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 23191
22/12/2014 10:40
Bích Khê (1916-1946), tên thật là Lê Quang Lương; là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam thời tiền chiến. Ngoài bút hiệu Bích Khê, ông còn ký bút hiệu Lê Mộng Thu khi sáng tác thơ Đường luật.
Bích Khê sinh ngày 24 tháng 3 năm 1916 tại xã Phước Lộc, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Ông là con thứ chín trong một gia đình nho học yêu nước.
Ngày 17 tháng 1 năm 1946, Bích Khê lìa bỏ cõi đời và cõi thơ tại Thu Xà lúc 30 tuổi.

Vũ Hoàng Chương (1916-1976) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 21906
22/12/2014 10:39
Vũ Hoàng Chương (5 tháng 5 1916 – 6 tháng 9 1976) là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Ông sinh tại Nam Định, nguyên quán tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, nay là huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên.
Ông mất ngày 6 tháng 9 năm 1976 tại Sài Gòn.

Xuân Diệu (1916-1985) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 24353
22/12/2014 10:39
Xuân Diệu (2 tháng 2 năm 1916 – 18 tháng 12 năm 1985) là một trong những nhà thơ lớn của Việt Nam. Ông nổi tiếng từ phong trào Thơ mới với tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió.
Ông tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh tại Gò Bồi, thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Cha là ông Ngô Xuân Thọ và mẹ là bà Nguyễn Thị Hiệp.
Xuân Diệu đã lập gia đình riêng một lần với Nghệ sĩ Nhân dân Bạch Diệp nhưng hai người đã ly dị và họ không có con chung[2]. Sau khi ly dị ông sống độc thân cho đến lúc mất vào năm 1985.

Phạm Huy Thông (1916-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 21423
22/12/2014 10:39
Phạm Huy Thông (1916–1988) là nhà thơ, nhà giáo, và nhà khoa học xã hội Việt Nam.
Phạm Huy Thông là hậu duệ thế hệ thứ 24 của Phạm Ngũ Lão, và là thế hệ thứ 48 của thượng thủy tổ Phạm Tu. Quê gốc của Phạm Huy Thông ở làng Đào Xá, xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
Phạm Huy Thông sinh ngày 22 tháng 11 năm 1916 tại Hà Nội trong một gia đình làm nghề kinh doanh lớn, có tinh thần dân tộc [1].
Ông mất vào ngày 21 tháng 6 năm 1988 tại Hà Nội.[2]

Thâm Tâm (1917-1950) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 19326
22/12/2014 10:39
Thâm Tâm (1917–1950) là một nhà thơ và nhà viết kịch Việt Nam. Ông nổi tiếng với bài thơ Tống biệt hành, với một phong cách thơ hòa hợp giữa cổ điển và hiện đại, thể hiện hào khí rất cao.
Ông tên thật là Nguyễn Tuấn Trình, sinh ngày 12 tháng 5 năm 1917 tại thị xã Hải Dương (nay là thành phố Hải Dương), tỉnh Hải Dương.
Ông mất sau một cơn bệnh đột ngột ngày 18 tháng 8 năm 1950 trên đường đi công tác trong chiến dịch Biên giới, được đồng đội và nhân dân địa phương mai táng tại Bản Pò Noa, Xã Phi Hải, Huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.

Hồ Dzếch (1916-1991) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 26454
22/12/2014 10:38
Hồ Dzếnh (sinh năm 1916- mất ngày 13 tháng 8 năm 1991), tên thật là Hà Triệu Anh hay Hà Anh (ghi theo giọng Quảng Đông là Hồ Dzếnh) là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam.
Ông sinh năm 1916 tại làng Đông Bích huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa. Cha ông là Hà Kiến Huân, người gốc Quảng Đông sang sinh sống ở Việt Nam từ khoảng 1890, mẹ Đặng Thị Văn là người Việt, quê ở bến Ghép, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa.
Ông mất ngày 13 tháng 8 năm 1991 tại Hà Nội do xuất huyết dạ dày và viêm thận[1].

Quang Dũng (1921-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 24130
22/12/2014 10:38
Quang Dũng (tên thật là Bùi Đình Diệm; 1921–1988 (67 tuổi)) là một nhà thơ Việt Nam.
Quang Dũng tên thật Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội).
Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1988 sau một thời gian dài đau ốm tại bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.

Nguyên Hồng (1918-1982) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 22572
22/12/2014 10:38
Nguyên Hồng (1918 – 1982) là nhà văn có nhiều đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam hiện đại.
Tên thật của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, sinh ngày 5 tháng 11 năm 1918 tại thành phố Nam Định[1].
Nguyên Hồng qua đời ngày 2 tháng 5 năm 1982 tại Tân Yên (Bắc Giang).

Nguyễn Bính (1918-1966) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 30592
22/12/2014 10:38
Nguyễn Bính (tên thật là Nguyễn Trọng Bính; 1918–1966) là một nhà thơ lãng mạn nổi tiếng của Việt Nam. Ông được coi như là nhà thơ của làng quê Việt Nam với những bài thơ mang sắc thái dân dã, mộc mạc.
Nguyễn Bính sinh ngày 13-2-1918, tức mồng ba Tết năm Mậu Ngọ với tên thật là Nguyễn Trọng Bính tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định).[1]
Hầu như ai cũng biết rằng nhà thơ Nguyễn Bính qua đời vào một ngày giáp Tết Bính Ngọ (1966), chính xác là ngày 29 Tết (tháng chạp này không có ngày 30).

Hiển thị 151 - 160 tin trong 2291 kết quả