Thơ

vii. Nền đô-hộ của nhà Đương (603 - 905)

1. An-nam đô-hộ-phủ

Quan Tùy lại có Khâu-Hòa,
Đem dâng đồ-tịch nước ta về Đường.
An-nam mới lại canh-trương,
Đặt Đô-hộ phủ theo đường Trung-Hoa.
Mười hai châu lại chia ra:
Giao, Phong, Lục, Ái, Chi, Nga, Diễn, Tràng.
Vũ-an, Phúc-Lộ, Hoan, Thang,
Cơ-mi các bộ man hoang ở ngoài.

2. Mai-Thúc-Loan khởi-nghĩa

Quan Đường lắm kẻ tham tài,
Binh dân hàm oán, trong ngoài hợp mưu.
Mai-Thúc-Loan ở Hoan-Châu,
Quân ba mươi vạn ruổi vào ải xa.
Hiệu cờ Hắc-đế mở ra,
Cũng toan quét sạch sơn-hà một phương.
Đường sai Tư-Húc tiếp sang,
Hợp cùng Sở-Khách hai đàng giáp-công.
Vận đời còn chửa hanh thông.
Nước non để giận anh hùng nghìn thu.

3. Giặc Đồ-Bà

Trấn-nam lại đổi tên châu,
Một đời canh-cải trước sau mấy kỳ.
Xa khơi ngoài chốn biên thùy,
Đồ-bà giặc mọi đua bề phân-tranh.
Bá-Nghi hợp với Chính-Bình,
Dẹp đoàn tiểu-khấu, xây thành Đại-La.

4. Phùng-Hưng khởi nghĩa

Xiết bao phú trọng, chính hà,
Sinh dân sầu khổ ai là xót chăng?
Đường-lâm mới có Phùng-Hưng,
Đã tài kiêu-dũng, lại lưng phú-hào.
Cõi Tây nổi việc cung đao,
Đô-quân tôn hiệu, Tản-Thao hiệp tình.
Đem quân thẳng đến vây thành,
Đại-La thế bức, Chính-Bình hồn tiêu.
Nhân phủ-trị mở ngôi triều,
Phong-châu một giải nhiếp-điều mấy niên.
Đế-hương phút trở xe biền,
Đại vương Bố-Cái tiếng truyền muôn thu.
Phùng-An con nối thơ ngu,
Nghe quan nhu-viễn bầy mưu hàng Đường.

5. Chuyện Lý-Ông-Trọng

Kể từ đô-hộ Triệu-Xương,
Thành La xây lại vững vàng hơn xưa.
Thuyền chơi qua bến sông Từ,
Giấc nồng đâu bỗng tình cờ lạ sao.
Thấy người hai trượng dài cao,
Bàn kinh, giảng truyện khác nào văn-nhân.
Cùng nhau như gửi tâm thần,
Tỉnh ra mới rõ nguyên căn tỏ tường.
Lý-Ông-Trọng ở Thụy-hương,
Người đời vua Thục mà sang thi Tần.
Hiếu-liêm nhẹ bước thanh-vân,
Làm quan hiệu-úy đem quân ngữ Hồ .
Uy-danh đã khiếp Hung-nô,
Người về Nam quốc, hình-đồ Bắc phương.
Hàm-dương đúc tượng người vàng,
Uy-thừa còn giúp Tần-hoàng phục xa.
Hương thơm cổ miếu tà tà,
Từ nay tu-lý mới là phong-quang.

6. Quan-lại nhà Đường

Triệu công tuổi tác về Đường,
Quý-Nguyên, Bùi-Thái tranh quyền với nhau.
Triều-đình kén kẻ trị-châu,
Triệu công vâng mệnh xe thiều, lại sang.
Bản-kiều vừa nhận dấu sương,
Bến hồng đã định, khói lang cũng tàn.
Trương-Đan thay chức phiên-hàn,
Tập nghề thủy-chiến, tạo thuyền đồng-mông.
Đại-la mới đắp lũy vòng,
Ái, Hoan thành cũ đều cùng tái-tu.
Quan tham ai chẳng oán thù,
Kìa như Tượng-Cổ sư-đồ bạn-ly.
Quan hiền ai chẳng úy uy,
Kìa như Mả-Tổng man-di đầu hàng.
Nguyên-Gia dời phủ Tô-giang,
Đến năm Bảo-lịch dời sang Tống bình.
Giao-châu binh mã tung-hoành,
Thăng-Triều đã dẹp, Dương-Thanh lại nồng.
Kìa ai tôn-trở chiết-xung,
Mã-công tên Thực anh hùng kém chi.
Tiết-thanh cảm vật mới kỳ,
Dưới dòng Hợp-phố châu đi cũng về.
Kiềm-châu xa ruỗi mã-đề,
Hồng bay còn dấu tuyết-nê chưa mòn.
Nhũng quan lại gặp Vũ-Hồn,
Thành-lâu lửa cháy, dinh đồn quân reo.
Đoàn công vâng mệnh Đường triều.
Trước xe phủ dụ, giặc nào chẳng tan.
Thôi trung thổ, lại ngoại man,
Châu-Nhai, Nguyên-Hựu sai quan mấy lần.
Nho môn có kẻ tướng thần,
Họ Vương tên Thức kinh-luân gồm tài.
Thành môn nghiêm nghị trong ngoài,
Trồng cây trúc mộc, tập bài cung đao.
Châu dân đều thấm ân cao,
Chiêm-thành, Chân-lạp cũng vào hiệu cung.

7. Giặc Nam-Chiếu

Xe thiều vừa trở về Đông,
Giặc Man thừa khích ruổi giong cõi ngoài.
Vương-Khoan, Lý-Hộ phi tài,
Đường sai Thái-Lập lĩnh bài Giao-Châu.
Biên thư mấy bức về tâu,
Kẻ xin lưu-thú, người cầu bãi binh.
Ghen công vi hoặc, Thái-Kinh,
Thờ ơ để việc biên tình mặc ai.
Tiếc thay muôn dặm thành dài,
Cô quân nên nỗi thiệt tài chiết xung.
Ngu-Hầu tiếp chiến bên sông,
Quyết liều một trận đều cùng quyên sinh.
Vua Đường tuyên chỉ triệt binh,
Bỏ hàm Đô-hộ, đặt hành Giao-Châu.
Trấn, đồn, cửa bể, đâu đâu,
Tống-Nhung, Thừa-Huấn hợp nhau một đường.
Dùng dằng nào dám tiến sang,
Tám ngàn quân bỏ cương tràng sạch không.
Dối tâu lại muốn cầu công,
Rồi ra sự phát đều cùng nghị lưu.

8. Cao-Biền dẹp Nam-Chiếu

Cao-Biền là tướng lạc điêu,
Tài danh sớm đã dự vào giản-tri.
Quân phù vâng lệnh chỉ-huy,
Tiệp-thư sai một tiểu-ty về chầu.
Gia quan cho lĩnh tiết mao,
Đặt quân Tĩnh-hải biên vào bản chương.
Một châu hùng cứ xưng vương,
Thành La rộng mở, kim thang vững bền.
Tuần hành trải khắp sơn xuyên,
Đào Thiên-uy cảng, thông thuyền vãng lai.
Chín năm khép mở ra tài,
Thành trì truyền dấu, miếu đài ghi công.
Rồi khi trở ngựa Hán trung,
Cao-Tầm là cháu nối dòng xưng phiên.
Họ Tăng, tên Cổn cũng hiền,
Giao-Châu di-ký còn truyền một chương.

Các tác phẩm khác

Đỗ Phủ (712–770) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 27289
06/01/2015 22:18
Đỗ Phủ (712 – 770) là một nhà thơ Trung Quốc nổi bật thời nhà Đường.
Ông mất tại Đàm Châu 潭州 (nay là Trường Sa) vào tháng 11 hay tháng 12 năm 770, ở tuổi 59

Lý Thường Kiệt (1019-1105) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 22752
06/01/2015 22:07
Lý Thường Kiệt[1] (chữ Hán: 李常傑; 1019 – 1105) là một danh tướng, một hoạn quan đời nhà Lý có công đánh bại quân nhà Tống vào năm 1075-1077.
Ông là một vị tướng nổi tiếng nằm trong danh sách 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam.
Tháng 6 năm Ất Dậu (1105), Thái úy Lý Thường Kiệt mất, thọ 87 tuổi.

Lý Bạch (701-762) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 24628
06/01/2015 21:01
Lý Bạch (tiếng Trung: 李白; bính âm: Lǐ Bái / Lǐ Bó; 701[1]- 762) là một trong những nhà thơ danh tiếng nhất thời thịnh Đường nói riêng và Trung Hoa nói chung, được hậu bối tôn làm Thi Tiên. Ông đã viết hơn cả ngàn bài thơ bất hủ.[2]
Đến năm 762, vua Đường Đại Tông lên ngôi, cho người mời Lý Bạch nhưng trên đường đi thì nghe tin ông đã qua đời rồi. Tiểu truyện

Hoàng Phủ Ngọc Tường (1937 - ...) - Tiểu sử và sự nghiệp Lượt xem: 29059
06/01/2015 20:50
Hoàng Phủ Ngọc Tường (sinh năm 1937) là một nhà văn của Việt Nam.
Ông sinh ngày 9 tháng 9 năm 1937, tại thành phố Huế, nhưng quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Hoàng Cầm (1922-2010) - Tiểu sử và sự nghiệp Lượt xem: 27782
06/01/2015 20:41
Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằng Việt, (sinh 22 tháng 2 năm 1922, tại xã Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang – mất 6 tháng 5 năm 2010 tại Hà Nội), là một nhà thơ Việt Nam.
Thời gian cuối đời ông sống tại Hà Nội và ông đã mất vào ngày 6 tháng 5 năm 2010 vì bệnh nặng.

Bùi Minh Quốc (1940 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 14791
06/01/2015 20:35
Bùi Minh Quốc (sinh ngày 3 tháng 10 năm 1940) là một nhà thơ, nhà báo, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, từng là Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ, Tổng Biên tập Tạp chí Ðất Quảng tại Quảng Nam - Ðà Nẵng, người sáng lập và là Chủ tịch đầu tiên của Hội Văn nghệ tỉnh Lâm Ðồng.[1] Ông hiện tại cũng là Phó chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, phụ trách khu vực miền Trung.

Bùi Giáng (1926-1998) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 26860
06/01/2015 20:30
Bùi Giáng (1926-1998), là nhà thơ, dịch giả và là nhà nghiên cứu văn học của Việt Nam. Các bút danh khác của ông là: Trung niên thi sĩ, Thi sĩ, Bùi Bàn Dúi, Bùi Văn Bốn, Vân Mồng...Ông nổi tiếng từ năm 1962 với tập thơ Mưa nguồn.
Bùi Giáng sinh ngày 17 tháng 12 năm 1926 tại làng Thanh Châu thuộc xã Vĩnh Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Thi sĩ Bùi Giáng mất lúc 2 giờ chiều ngày 7 tháng 10 năm 1998, sau một cơn tai biến mạch máu tại bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh, tức Sài Gòn cũ) sau những năm tháng sống "điên rồ lừng lẫy chết đi sống lại vẻ vang" (chữ của Bùi Giáng). Ông được chôn cất tại nghĩa trang Gò Dưa, quận Thủ Đức.

Bằng Việt (1941 - ...) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 25390
06/01/2015 20:23
Bằng Việt (sinh ngày 15 tháng 6 năm 1941), nguyên quán xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội, là một nhà thơ Việt Nam. Ông đã từng là Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam và đang là Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội.

Ác mộng Lượt xem: 24084
06/01/2015 16:07
Tặng Nguyễn-Trọng-Phấn

Tôi mơ thấy đang nằm trên vũng máu,
Chống tay lên nghe tiếng những hồn kêu.
Khắp bốn phương lòe loẹt lửa trời chiều,
Muôn vật đắmtr trong một màu đỏ khé.

Tiếng sáo thiên thai Lượt xem: 26895
06/01/2015 16:06
Tặng Ngô-Bích-San

Ánh xuân lướt cỏ xuân tươi,
Bên rừng thổi sáo một hai Kim Đồng.
Tiếng đưa hiu hắt bên lòng,
Buồn ơi! xa vắng, mênh mông là buồn...

Hiển thị 81 - 90 tin trong 2293 kết quả