vi. Nhà Tiền Lý (544 - 603)
1. Lý-Nam-Đế dựng nền độc-lập
Kể từ Ngô, Tấn lại đây,
Hai trăm mười bốn năm chầy cát-phân.
Cỏ cây chan chứa bụi trần,
Thái-bình mới có Lý-Phần hưng vương.
Vốn xưa nhập-sĩ nước Lương,
Binh-qua gặp lúc phân nhương lại về.
Cứu dân đã quyết lời thề,
Văn-thần, vũ-tướng ứng kỳ đều ra,
Tiêu-Tư nghe gió chạy xa,
Đông tây muôn dặm quan-hà quét thanh.
Vạn Xuân mới đặt quốc danh,
Cải nguyên Thiên-đức, đô-thành Long-biên.
Lịch-đồ vừa mới kỷ-niên,
Hưng vương khí-tượng cũng nên một đời.
Quân Lương đâu đã đến ngoài,
Bá-Tiên là tướng đeo bài chuyên chinh.
Cùng nhau mấy trận giao binh,
Thất cơ Tô-Lịch, Gia-ninh đôi-đường.
Thu quân vào ở Tân-xương,
Để cho Quang-Phục chống Lương mặt ngoài.
Mới hay " nhật phụ mộc lai,"
Sấm-văn trước đã an-bài những khi.
2. Triệu-Quang-Phục phá Lương
Bấy giờ Triệu mới thừa ky ,
Cứ đầm Dạ-trạch, liệu bề tấn-công.
Lý-vương phút trở xe rồng ,
Triệu-Quang-Phục mới chuyên lòng kinh-doanh.
Hương nguyền trời cũng chứng-minh,
Rông vàng trao vuốt giắt vành đầu mâu.
Từ khi long trảo đội đầu,
Hổ hùng thêm mạnh, quân nào dám đương.
Bá-Tiên đã trở về Lương,
Dương-Sằn còn ở chiến-trường tranh-đua.
Một cơn gió bẻ chồi khô ,
Ải-lang dứt dấu ngựa Hồ vào ra,
Bốn phương phẳng-lặng can qua ,
Theo nền-nếp cũ, lại ra Long-thành.
3. Lý-Phật-Tử đánh Triệu-quang-Phục
Lý xưa còn có một cành,
Tên là Thiên-Bảo náu mình Ai-Lao.
Chiêu binh lên ở Động-đào,
Họ là Phật-Tử cũng vào hội-minh .
Đào-lang lại đổi quốc danh,
Cũng toan thu-phục cựu kinh của nhà.
Cành dâu mây tỏa bóng tà ,
Bấy giờ Phật-Tử mới ra nối giòng,
Rừng xanh gió phất cờ hồng,
Đề binh kéo xuống bẹn sông tung hoành.
Triệu vương giáp trận Thái-bình,
Lý thua rồi mới thu binh xin hoà.
Triệu về Long-đỗ Nhị-hà,
Lý về Hạ-mỗ, ấy là Ô-diên .
Hai nhà lại kết nhân-duyên,
Nhã-lang sánh với gái hiền Cảo-nương.
Có người: Hống, Hát họ Trương,
Vũ-biền nhưng cũng biết đường cơ-mưu.
Rằng:" Xưa Trọng-Thủy, Mỵ-Châu,
Hôn-nhân là giả, khấu thù là chân.
Mảnh gương vãng-sự còn gần,
Lại toan dắc mối Châu-Trần sao nên?"
Trăng già sao nỡ xe duyên?
Để cho Hậu-Lý gây nền nội-công.
Tình con rể, nghĩa vợ chồng,
Tin nhau ai biết ra lòng lừa nhau.
Lâu-la mới ngỏ tình-đâu,
Nhã-lang trộm lấy đâu-mâu đổi liền.
Trở về giả chước vấn-yên,
Giáp-binh đâu đã băng miền kéo sang.
Triệu vương đến bước vội-vàng,
Tình riêng còn chửa dứt đường cho qua.
Đem con chạy đến Đai-nha,
Than thân bách chiến phải ra đường cùng!
4. Lý-Phật-Tử hàng Tuỳ
Từ nay Phật-Tử xưng hùng,
Hiệu là Nam-đế nối dòng Lý-vương.
Phong-châu mới mở triều-đường .
Ô-diên, Long-đỗ giữ-giàng hai kinh.
Tùy sai đại-tướng tổng binh,
Lưu-Phương là chức quản-hành Giao-châu.
Đô-long một trận giáp nhau,
Xin hàng Lý phải sang chầu Tấn-dương.
Từ giờ lại thuộc Bắc phương,
Mấy năm Tùy loạn rồi Đường mới ra.
Vũ Ngọc Phan (1902-1987) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 21667
22/12/2014 10:41
Vũ Ngọc Phan (1902-1987) là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học hiện đại và văn học dân gian Việt Nam. Trong những năm đầu cầm bút, ông còn có bút danh là Chỉ Qua Thị.
Vũ Ngọc Phan sinh ngày 8 tháng 9 năm 1902 tại Hà Nội. Nguyên quán là làng Đông Lão, xã Đông Cửu, huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh [1], nay thuộc Hà Nội.
Trần Huyền Trân (1913-1989) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 19942
22/12/2014 10:41
Trần Huyền Trân (1913-1989), tên thật Trần Đình Kim, là một nhà thơ, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam
Trần Huyền Trân sinh ngày 13 tháng 9 năm 1913 tại Hà Nội. Ông tham gia phong trào Thơ mới.
Ông mất ngày 22 tháng 4 năm 1989 tại Hà Nội.
Lưu Trọng Lư (1911-1991) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 30965
22/12/2014 10:40
Lưu Trọng Lư (19 tháng 6 năm 1911 – 10 tháng 8 năm 1991), là một nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch Việt Nam.
Lưu Trọng Lư là người làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Năm 1991, Lưu Trọng Lư mất tại Hà Nội.
Nam Cao (1915-1951) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 28738
22/12/2014 10:40
Nam Cao (1917-1951) là một nhà văn hiện thực lớn (trước Cách Mạng), một nhà báo kháng chiến (sau Cách Mạng), một trong những văn sĩ tiêu biểu nhất thế kỷ 20 của Việt Nam.
Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri (có nguồn ghi là Trần Hữu Trí[1]), sinh năm 1915, nhưng theo giấy khai sinh ghi thì là ngày 29 tháng 10 năm 1917.[cần dẫn nguồn] Quê ông tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam). Ông đã ghép hai chữ của tên tổng và huyện làm bút danh: Nam Cao.[2]
Trên đường đi công tác, ông bị quân Pháp phục kích và bắn chết vào ngày 28 tháng 11 năm 1951 (30 tháng Mười âm lịch), tại Hoàng Đan (Ninh Bình).[1] [4]
Bích Khê (1916-1946) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 23221
22/12/2014 10:40
Bích Khê (1916-1946), tên thật là Lê Quang Lương; là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam thời tiền chiến. Ngoài bút hiệu Bích Khê, ông còn ký bút hiệu Lê Mộng Thu khi sáng tác thơ Đường luật.
Bích Khê sinh ngày 24 tháng 3 năm 1916 tại xã Phước Lộc, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Ông là con thứ chín trong một gia đình nho học yêu nước.
Ngày 17 tháng 1 năm 1946, Bích Khê lìa bỏ cõi đời và cõi thơ tại Thu Xà lúc 30 tuổi.
Vũ Hoàng Chương (1916-1976) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 21932
22/12/2014 10:39
Vũ Hoàng Chương (5 tháng 5 1916 – 6 tháng 9 1976) là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Ông sinh tại Nam Định, nguyên quán tại làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, nay là huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên.
Ông mất ngày 6 tháng 9 năm 1976 tại Sài Gòn.
Xuân Diệu (1916-1985) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 24384
22/12/2014 10:39
Xuân Diệu (2 tháng 2 năm 1916 – 18 tháng 12 năm 1985) là một trong những nhà thơ lớn của Việt Nam. Ông nổi tiếng từ phong trào Thơ mới với tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió.
Ông tên thật là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, quê quán làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh tại Gò Bồi, thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Cha là ông Ngô Xuân Thọ và mẹ là bà Nguyễn Thị Hiệp.
Xuân Diệu đã lập gia đình riêng một lần với Nghệ sĩ Nhân dân Bạch Diệp nhưng hai người đã ly dị và họ không có con chung[2]. Sau khi ly dị ông sống độc thân cho đến lúc mất vào năm 1985.
Phạm Huy Thông (1916-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 21453
22/12/2014 10:39
Phạm Huy Thông (1916–1988) là nhà thơ, nhà giáo, và nhà khoa học xã hội Việt Nam.
Phạm Huy Thông là hậu duệ thế hệ thứ 24 của Phạm Ngũ Lão, và là thế hệ thứ 48 của thượng thủy tổ Phạm Tu. Quê gốc của Phạm Huy Thông ở làng Đào Xá, xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
Phạm Huy Thông sinh ngày 22 tháng 11 năm 1916 tại Hà Nội trong một gia đình làm nghề kinh doanh lớn, có tinh thần dân tộc [1].
Ông mất vào ngày 21 tháng 6 năm 1988 tại Hà Nội.[2]
Thâm Tâm (1917-1950) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 19356
22/12/2014 10:39
Thâm Tâm (1917–1950) là một nhà thơ và nhà viết kịch Việt Nam. Ông nổi tiếng với bài thơ Tống biệt hành, với một phong cách thơ hòa hợp giữa cổ điển và hiện đại, thể hiện hào khí rất cao.
Ông tên thật là Nguyễn Tuấn Trình, sinh ngày 12 tháng 5 năm 1917 tại thị xã Hải Dương (nay là thành phố Hải Dương), tỉnh Hải Dương.
Ông mất sau một cơn bệnh đột ngột ngày 18 tháng 8 năm 1950 trên đường đi công tác trong chiến dịch Biên giới, được đồng đội và nhân dân địa phương mai táng tại Bản Pò Noa, Xã Phi Hải, Huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.
Hồ Dzếch (1916-1991) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 26498
22/12/2014 10:38
Hồ Dzếnh (sinh năm 1916- mất ngày 13 tháng 8 năm 1991), tên thật là Hà Triệu Anh hay Hà Anh (ghi theo giọng Quảng Đông là Hồ Dzếnh) là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam.
Ông sinh năm 1916 tại làng Đông Bích huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa. Cha ông là Hà Kiến Huân, người gốc Quảng Đông sang sinh sống ở Việt Nam từ khoảng 1890, mẹ Đặng Thị Văn là người Việt, quê ở bến Ghép, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa.
Ông mất ngày 13 tháng 8 năm 1991 tại Hà Nội do xuất huyết dạ dày và viêm thận[1].
Hiển thị 151 - 160 tin trong 2294 kết quả