Thơ

vi. Nhà Tiền Lý (544 - 603)

1. Lý-Nam-Đế dựng nền độc-lập

Kể từ Ngô, Tấn lại đây,
Hai trăm mười bốn năm chầy cát-phân.
Cỏ cây chan chứa bụi trần,
Thái-bình mới có Lý-Phần hưng vương.
Vốn xưa nhập-sĩ nước Lương,
Binh-qua gặp lúc phân nhương lại về.
Cứu dân đã quyết lời thề,
Văn-thần, vũ-tướng ứng kỳ đều ra,
Tiêu-Tư nghe gió chạy xa,
Đông tây muôn dặm quan-hà quét thanh.
Vạn Xuân mới đặt quốc danh,
Cải nguyên Thiên-đức, đô-thành Long-biên.
Lịch-đồ vừa mới kỷ-niên,
Hưng vương khí-tượng cũng nên một đời.
Quân Lương đâu đã đến ngoài,
Bá-Tiên là tướng đeo bài chuyên chinh.
Cùng nhau mấy trận giao binh,
Thất cơ Tô-Lịch, Gia-ninh đôi-đường.
Thu quân vào ở Tân-xương,
Để cho Quang-Phục chống Lương mặt ngoài.
Mới hay " nhật phụ mộc lai,"
Sấm-văn trước đã an-bài những khi.

2. Triệu-Quang-Phục phá Lương

Bấy giờ Triệu mới thừa ky ,
Cứ đầm Dạ-trạch, liệu bề tấn-công.
Lý-vương phút trở xe rồng ,
Triệu-Quang-Phục mới chuyên lòng kinh-doanh.
Hương nguyền trời cũng chứng-minh,
Rông vàng trao vuốt giắt vành đầu mâu.
Từ khi long trảo đội đầu,
Hổ hùng thêm mạnh, quân nào dám đương.
Bá-Tiên đã trở về Lương,
Dương-Sằn còn ở chiến-trường tranh-đua.
Một cơn gió bẻ chồi khô ,
Ải-lang dứt dấu ngựa Hồ vào ra,
Bốn phương phẳng-lặng can qua ,
Theo nền-nếp cũ, lại ra Long-thành.

3. Lý-Phật-Tử đánh Triệu-quang-Phục

Lý xưa còn có một cành,
Tên là Thiên-Bảo náu mình Ai-Lao.
Chiêu binh lên ở Động-đào,
Họ là Phật-Tử cũng vào hội-minh .
Đào-lang lại đổi quốc danh,
Cũng toan thu-phục cựu kinh của nhà.
Cành dâu mây tỏa bóng tà ,
Bấy giờ Phật-Tử mới ra nối giòng,
Rừng xanh gió phất cờ hồng,
Đề binh kéo xuống bẹn sông tung hoành.
Triệu vương giáp trận Thái-bình,
Lý thua rồi mới thu binh xin hoà.
Triệu về Long-đỗ Nhị-hà,
Lý về Hạ-mỗ, ấy là Ô-diên .
Hai nhà lại kết nhân-duyên,
Nhã-lang sánh với gái hiền Cảo-nương.
Có người: Hống, Hát họ Trương,
Vũ-biền nhưng cũng biết đường cơ-mưu.
Rằng:" Xưa Trọng-Thủy, Mỵ-Châu,
Hôn-nhân là giả, khấu thù là chân.
Mảnh gương vãng-sự còn gần,
Lại toan dắc mối Châu-Trần sao nên?"
Trăng già sao nỡ xe duyên?
Để cho Hậu-Lý gây nền nội-công.
Tình con rể, nghĩa vợ chồng,
Tin nhau ai biết ra lòng lừa nhau.
Lâu-la mới ngỏ tình-đâu,
Nhã-lang trộm lấy đâu-mâu đổi liền.
Trở về giả chước vấn-yên,
Giáp-binh đâu đã băng miền kéo sang.
Triệu vương đến bước vội-vàng,
Tình riêng còn chửa dứt đường cho qua.
Đem con chạy đến Đai-nha,
Than thân bách chiến phải ra đường cùng!

4. Lý-Phật-Tử hàng Tuỳ

Từ nay Phật-Tử xưng hùng,
Hiệu là Nam-đế nối dòng Lý-vương.
Phong-châu mới mở triều-đường .
Ô-diên, Long-đỗ giữ-giàng hai kinh.
Tùy sai đại-tướng tổng binh,
Lưu-Phương là chức quản-hành Giao-châu.
Đô-long một trận giáp nhau,
Xin hàng Lý phải sang chầu Tấn-dương.
Từ giờ lại thuộc Bắc phương,
Mấy năm Tùy loạn rồi Đường mới ra.

Các tác phẩm khác

Đồng Đức Bốn (1948-2006) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 18700
27/12/2014 14:03
Nhà thơ Đồng Đức Bốn (30 tháng 3, 1948 - 14 tháng 2, 2006)
Nhà thơ Đồng Đức Bốn được sinh ra trong một gia đình lao động nghèo ở ngoại ô Hải Phòng.
Là một nhà thơ, Đồng Đức Bốn có nhiều đóng góp quan trọng trong thể loại thơ lục bát. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nhận xét về thơ của ông là trong khoảng 80 bài thơ, có khoảng 15 bài thơ cực hay, tài tử vô địch.
Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
Ông mất ngày 14 tháng 2 năm 2006 tại nhà riêng ở thôn Song Mai, xã An Hồng, huyện An Hải, Hải Phòng khi ông 58 tuổi bởi bệnh ung thư phổi.

Đỗ Trung Quân (1955-....) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 21066
27/12/2014 14:02
Đỗ Trung Quân (sinh 19 tháng 1 năm 1955) là một nhà thơ Việt Nam. Nhiều bài thơ của ông được phổ nhạc và được nhiều người yêu thích như Quê hương, Phượng hồng... Ông còn được biết đến với nhiều nghề "tay trái" khác như MC cho những chương trình ca nhạc của bạn bè ông hay làm diễn viên cho một số phim truyền hình.

Đặng Trần Côn (sinh khoảng 1710 đến 1720 - mất khoảng 1745) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 37063
27/12/2014 14:01
Đặng Trần Côn (鄧陳琨) là tác giả của Chinh phụ ngâm, kiệt tác văn học viết bằng chữ Hán của Việt Nam.
Tiểu sử của Đặng Trần Côn cho đến nay biết được còn rất ít. Kể cả năm sinh năm mất cũng không biết chính xác. Các nhà nghiên cứu ước đoán ông sinh vào khoảng năm 1710 đến 1720, mất khoảng 1745, sống vào thời Lê trung hưng.
Đặng Trần Côn quê ở làng Nhân Mục (còn gọi làng Mọc), huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Cao Thoại Châu (1939...) -Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 18408
27/12/2014 14:00
Cao Thoại Châu tên thật là Cao Ðình Vưu, sinh năm 1939 tại Giao Thuỷ, Nam Ðịnh, di cư vào Nam năm 1954. Bút hiệu của ông được ghép từ chữ Thoại là chữ lót trong tên của người bạn gái gốc Hoa và chữ Châu trong tên tỉnh Châu Đốc mà thành. Ông còn có các bút danh khác là Tiểu Nhã, Hư Trúc.
Hiện nay nhà thơ đã nghỉ hưu, ông tiếp tục sống và sáng tác tại Long An.

Nguyễn Trãi (1380 - 1442) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 31038
22/12/2014 10:49
Nguyễn Trãi (阮廌), hiệu là Ức Trai (抑齋) sinh năm 1380 mất năm 1442, tại làng Chi Ngại, huyện Chí Linh (nay là thị xã, Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Cha Nguyễn Trãi là Nguyễn Ứng Long, tức Nguyễn Phi Khanh, người làng Chi Ngại, một nho sĩ hay chữ nhưng nghèo và mẹ là Trần Thị Thái, con gái thứ ba[2] của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán[3]. Ngày 19 tháng 9 năm 1442 (tức ngày 16 tháng 8 năm Nhâm Tuất), Nguyễn Trãi cùng Nguyễn Thị Lộ và gia quyến đều bị tru di tam tộc. Vị khai quốc công thần đã kết thúc cuộc đời ở tuổi 63 trong một hoàn cảnh bi phẫn và oan khuất.

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 46136
22/12/2014 10:48
Nguyễn Bỉnh Khiêm (chữ Hán: 阮秉謙; 1491–1585), tên huý là Nguyễn Văn Đạt[1], tên tự là Hanh Phủ (亨甫), hiệu là Bạch Vân cư sĩ[2], được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử, là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16. Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam-Bắc triều (Lê-Mạc phân tranh) cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam.

Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 23537
22/12/2014 10:47
Đoàn Thị Điểm[1] (段氏點, 1705-1748), hiệu: Hồng Hà Nữ Sĩ(紅霞女士), là nữ sĩ Việt Nam thời Lê trung hưng. Bà là tác giả tập truyện Truyền kỳ tân phả, và là dịch giả bản Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn.
Bà là người được đánh giá là bậc nhất về sắc đẹp lẫn tài văn trong những nữ sĩ danh tiếng nhất, bên cạnh là Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan và Sương Nguyệt Anh.

Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 26293
22/12/2014 10:47
Bà Huyện Thanh Quan (chữ Hán: 婆縣清觀, 1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh; là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam[1].
Nguyễn Thị Hinh người phường Nghi Tàm, huyện Vĩnh Thuận, gần Hồ Tây, Hà Nội[2]. Thân phụ là Nguyễn Lý (1755-1837), đỗ thủ khoa năm 1783, đời vua Lê Hiển Tông.

Nguyễn Du (1765 - 1820) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 23133
22/12/2014 10:47
Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; Sinh năm Ất Dậu 1765– mất năm Canh Thìn 1820) tên chữ Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ (鴻山獵戶), là một nhà thơ nổi tiếng thời Lê mạt, Nguyễn sơ ở Việt Nam. Ông là một nhà thơ lớn của Việt Nam, được người Việt kính trọng gọi ông là "Đại thi hào dân tộc". Năm 1965, Nguyễn Du được Hội đồng hòa bình thế giới công nhận là danh nhân văn hóa thế giới và ra quyết định kỷ niệm trọng thể nhân dịp 200 năm ngày sinh của ông [1][2].

Hồ Xuân Hương (1772 - 1822) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 31527
22/12/2014 10:46
Hồ Xuân Hương (chữ Hán: 胡春香) là nhà thơ Nôm nổi tiếng cuối thế kỷ 18, đầu thể kỷ 19 (1772-1822). Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục và được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam.

Hiển thị 121 - 130 tin trong 2294 kết quả