iii. Nhà Triệu (207-111 trước TL)
1. Triệu Vũ vương thần phục nhà Hán
Triệu Vương thay nối ngôi trời,
Định đô cứ-hiểm đóng ngoài Phiên-ngu .
Loạn Tần gặp lúc Ngư-Hồ ,
Trời nam riêng mở dư-đồ một phương.
Rồng Lưu bay cõi Phiếm-dương ,
Mới sai Lục-Giả đem sang ấn phù .
Cõi nam lại cứ phong cho,
Biên thùy gìn giữ cơ đồ vững an.
Gặp khi gà Lữ gáy càn ,
Chia đôi Hán, Việt lại toan sinh lòng.
Vì ai cấm chợ ngăn sông,
Để cho dứt nẻo quan thông đôi nhà.
Thân chinh hỏi tội Tràng-sa
Mân, Âu muôn dặm mở ra một lần.
Hán Văn lấy đức mục lân,
Sắc sai Lục-giả cựu thần lại sang.
Tỉ thư một bức chiếu vàng,
Ngỏ điều ân ý, kể đường thủy chung.
Triệu vương nghe cũng bằng lòng,
Mới dâng tạ biểu một phong vào chầu.
Ngoài tuy giữ lễ chư-hầu,
Trong theo hiệu đế làm đầu nước ta.
Trăm hai mươi tuổi mới già,
Tính năm ngự vị kể già bảy mươi.
2. Triệu-Văn-vương và Triệu-Minh-vương
Văn-vương vừa nối nghiệp đời,
Lửa binh đâu lại động ngoài biên-cương.
Phong thư tâu với Hán-hoàng,
Nghĩa-thanh sớm đã giục đường cất quân.
Vương-Khôi vâng lịnh tướng-thần,
Ải-lang quét sạch bui trần một phương.
Hán-đình có chiếu ban sang,
Sai con Triệu lại theo đường cống-nghi.
Xe rổng phút bỗng mây che,
Minh-vương ở Hán lại về nối ngôi.
Bợm già bỗng rấm họa-thai,
Vợ là Cù-thị vốn người Hàm-đan
Khuynh-thành quen thói hồng-nhan,
Đã chuyên sủng-ái lại toan tranh-hành.
Dâng thư xin với Hán-đình,
Lập con thế-tử, phong mình cung-phi.
3. Cù-thị xin nhập Hán
Ai-vương thơ-ấu nối vì,
Mẹ là cù-hậu, nhiều bề riêng tây.
Cầu phong đã rắp những ngày,
Ngoài thông Bắc-sứ trong gầy lệ-giai.
Khéo đâu dắc-díu lạ đời,
Sứ là Thiếu-Quý vẫn người tình-nhân.
Hoa tàn lại bén hơi xuân,
Giao-hoan đôi mặt, hòa-thân một lòng.
Nghĩ rằng: về Hán là xong,
Tình riêng phải mượn phép công mới già.
Làm thư gửi sứ đưa qua;
Mẹ con đã sắm sửa ra sang chầu.
4. Lữ-Gia phá mưu Cù-Thị
Lữ-Gia là tướng ở đầu.
Đem lời can gián bây mưu xa gần.
Một hai ngăn đón hành-trần:
" Để cho Triệu-bích về Tần sao nên."
Nàng Cù đã quyết một bên.
Lại toan mượn lấy sứ-quyền ra tay.
Tiệc vui chén cúc giở say,
Mắt đưa cao thấp, giáo lay dùng-dằng.
Đang khi hoan-yến nửa chừng,
Lữ-Gia biết ý ngập-ngừng bước ra.
Chia quân cấm-lữ về nhà,
Tiềm-mưu mới họp năm ba đại-thần.
Đôi bên hiềm-khích thêm phần
Mụ Cù yếu sức, sứ-thần non gan.
5. Hán đánh Nam-Việt
Vũ-thư đạt đến Nam-quan,
Hán sai binh-mã hai ngàn kéo sang
Lữ-Gia truyền hịch bốn phương:
Nỗi Hưng thơ dại, nỗi nàng dâm-ô;
Tình riêng chim Việt ngựa Hồ,
Chuyên vần báu ngọc các đồ sạch không.
Rắp toan bán nước làm công.
Quên ơn thủa trước, không lòng mai sau.
Cũng tuồng Lữ-Trĩ khác đâu,
Chồi non chẳng bẻ, rễ sâu khó đào.
Quan-binh một trận đổ vào,
Lửa nào tiếc ngọc, nắng nào tiếc hoa.
6. Nhà Triệu mất
Vệ-Dương lên nối nghiệp nhà,
Trong là quốc nạn, ngoài là địch-nhân.
Hai nghìn giết sạch Hán-quân,
Đem cờ sứ-tiết để gần ải-quan.
Tạ-từ giả tiếng nói van,
Mấy nơi yếu-hại sai quan đề-phòng,
Bỗng đâu Hán lại tiếp sang,
Một kỳ tịnh-tiến, năm đường giáp-công.
Trong thành một ngọn lửa thông,
Chiêu-hàng ngoài mạc, hội-đồng các dinh.
Chạy ra lại gặp truy binh,
Vệ-vương, Lữ-tướng buộc mình cửa hiên.
Kể từ Triệu-lịch kỷ-niên,
Năm ngoài chín chục, ngôi truyền năm vua.
Trách ai gây việc tranh đua,
Vắn đài vận nước, được thua cơ trời.
Khái Hưng (1896-1947) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 22803
22/12/2014 10:44
Khái Hưng (1896 - 1947) là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng. Cùng với Nhất Linh, ông là cây bút chính của Tự Lực Văn Đoàn.
Khái Hưng tên thật là Trần Khánh Giư. Bút danh Khái Hưng của ông được ghép từ các chữ cái của tên Khánh Giư.
Ông sinh năm 1896, xuất thân trong một gia đình quan lại ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Dương, nay thuộc Hải Phòng. Một số tài liệu ghi ông sinh năm 1897.[1]. Thân phụ ông giữ chức Tuần phủ. Cha vợ ông là Lê Văn Đinh cũng giữ chức Tổng đốc Bắc Ninh. Em ruột ông là nhà văn Trần Tiêu.
Khái Hưng mất năm 1947.
Hoàng Ngọc Phách (1896-1973) - Tiểu sử và sự nghiệp
Lượt xem: 20705
22/12/2014 10:44
Nhà văn Hoàng Ngọc Phách, (1896 - 1973) là tác giả tiểu thuyết Tố tâm, được đánh giá là một trong những tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của Việt Nam, tác phẩm đã được giáo sư Michele Sullivan và Emmanuel Lê Ốc Mạch dịch sang tiếng Pháp.
Đặng Thai Mai (1902-1984) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 23462
22/12/2014 10:44
Đặng Thai Mai (1902-1984), còn được biết đến dưới tên gọi Đặng Thái Mai và những bút danh Thanh Tuyền, Thanh Bình. Ông là giáo sư, nhà giáo, nhà văn, nhà phê bình văn học Việt Nam; và nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam.
Nguyễn Công Hoan (1903-1977) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 22491
22/12/2014 10:43
Nguyễn Công Hoan (6 tháng 3 năm 1903 tại Hưng Yên - 6 tháng 6 năm 1977 tại Hà Nội) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam.
Nguyễn Công Hoan quê ở làng Xuân Cầu, tổng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). Ông sinh trong một gia đình quan lại xuất thân Nho học thất thế. Trong gia đình, từ nhỏ Nguyễn Công Hoan đã được nghe và thuộc rất nhiều câu thơ, câu đối và những giai thoại có tính chất trào lộng, châm biếm, đả kích tầng lớp quan lại. Điều đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách văn chương của ông sau này.
Thế Lữ (1907-1989) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 21701
22/12/2014 10:43
Thế Lữ (6 tháng 10 năm 1907 – 3 tháng 6 năm 1989) là nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam. Thế Lữ nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, với những tác phẩm Thơ mới, đặc biệt là bài Nhớ rừng, cùng những tác phẩm văn xuôi, tiêu biểu là tập truyện Vàng và máu (1934). Trở thành thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn kể từ khi mới thành lập (1934), ông hầu hết hoạt động sáng tác văn chương trong thời gian là thành viên của nhóm, đồng thời cũng đảm nhận vai trò một nhà báo, nhà phê bình, biên tập viên mẫn cán của các tờ báo Phong hóa và Ngày nay.
Hoài Thanh (1909-1982) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 18922
22/12/2014 10:43
Hoài Thanh (1909 - 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế, đã đóng góp công lớn về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20. Tác phẩm bất hủ Thi nhân Việt Nam do ông và em trai (Nguyễn Đức Phiên - bút danh Hoài Chân) viết đã đưa tác giả lên vị trí cao, xứng tầm một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.
Nguyễn Tuân (1910-1987) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 29582
22/12/2014 10:42
Nguyễn Tuân (10 tháng 7 năm 1910 – 28 tháng 7 năm 1987) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. Sách giáo khoa hiện hành xếp ông vào một trong 9 tác gia tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Ông viết văn với một phong cách tài hoa uyên bác và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng tiếng Việt. Hà Nội có một con đường mang tên ông.
Nguyễn Tuân sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 ở phố Hàng Bạc, Hà Nội, quê ở thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (tên nôm là làng Mọc), nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.[1][2] Ông trưởng thành trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.
Nguyễn Tuân mất tại Hà Nội vào năm 1987, để lại một sự nghiệp văn học phong phú với những trang viết độc đáo và tài hoa
Tú Mỡ (1900-1976) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 23135
22/12/2014 10:42
Tú Mỡ[1], tên thật: Hồ Trọng Hiếu (1900-1976), là một nhà thơ trào phúng Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu văn học, thì với gần nửa thế kỷ cầm bút bền bỉ, ông đã có những đóng góp đáng kể đối với sự phát triển của thơ ca[2], đặc biệt về mặt thơ trào phúng, thời nào ông cũng là bậc thầy.[3]
Thanh Tịnh (1911-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 37087
22/12/2014 10:42
Thanh Tịnh (1911-1988), tên thật là Trần Văn Ninh (6 tuổi được đổi là Trần Thanh Tịnh), là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Các bút danh khác của ông là: Thinh Không, Pathé (trước 1945), Thanh Thanh, Trinh Thuần (sau 1945).
Ông sinh ngày 12 tháng 12 năm 1911[1] tại xóm Gia Lạc,ven sông Hương, ngoại ô Huế.
Thanh Tịnh mất ngày 17 tháng 7 năm 1988 tại Hà Nội. Hiện phần mộ ông đặt tại núi Thiên Thai phía Tây thành phố Huế.
Vũ Trọng Phụng (1912-1939) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 18941
22/12/2014 10:42
Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20.
Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20 tháng 10 năm 1912, quê ở làng Hảo (nay là thị trấn Bần Yên Nhân), huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nhưng ông lớn lên và mất tại Hà Nội.
Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1939, khi mới 27 tuổi, để lại gia đình còn bà nội, mẹ đẻ, vợ và người con gái chưa đầy 1 tuổi tên là Vũ Mỹ Hằng[13].
Hiển thị 141 - 150 tin trong 2297 kết quả