Thơ

iii. Nhà Triệu (207-111 trước TL)

1. Triệu Vũ vương thần phục nhà Hán

Triệu Vương thay nối ngôi trời,
Định đô cứ-hiểm đóng ngoài Phiên-ngu .
Loạn Tần gặp lúc Ngư-Hồ ,
Trời nam riêng mở dư-đồ một phương.
Rồng Lưu bay cõi Phiếm-dương ,
Mới sai Lục-Giả đem sang ấn phù .
Cõi nam lại cứ phong cho,
Biên thùy gìn giữ cơ đồ vững an.
Gặp khi gà Lữ gáy càn ,
Chia đôi Hán, Việt lại toan sinh lòng.
Vì ai cấm chợ ngăn sông,
Để cho dứt nẻo quan thông đôi nhà.
Thân chinh hỏi tội Tràng-sa
Mân, Âu muôn dặm mở ra một lần.
Hán Văn lấy đức mục lân,
Sắc sai Lục-giả cựu thần lại sang.
Tỉ thư một bức chiếu vàng,
Ngỏ điều ân ý, kể đường thủy chung.
Triệu vương nghe cũng bằng lòng,
Mới dâng tạ biểu một phong vào chầu.
Ngoài tuy giữ lễ chư-hầu,
Trong theo hiệu đế làm đầu nước ta.
Trăm hai mươi tuổi mới già,
Tính năm ngự vị kể già bảy mươi.

2. Triệu-Văn-vương và Triệu-Minh-vương

Văn-vương vừa nối nghiệp đời,
Lửa binh đâu lại động ngoài biên-cương.
Phong thư tâu với Hán-hoàng,
Nghĩa-thanh sớm đã giục đường cất quân.
Vương-Khôi vâng lịnh tướng-thần,
Ải-lang quét sạch bui trần một phương.
Hán-đình có chiếu ban sang,
Sai con Triệu lại theo đường cống-nghi.
Xe rổng phút bỗng mây che,
Minh-vương ở Hán lại về nối ngôi.
Bợm già bỗng rấm họa-thai,
Vợ là Cù-thị vốn người Hàm-đan
Khuynh-thành quen thói hồng-nhan,
Đã chuyên sủng-ái lại toan tranh-hành.
Dâng thư xin với Hán-đình,
Lập con thế-tử, phong mình cung-phi.

3. Cù-thị xin nhập Hán

Ai-vương thơ-ấu nối vì,
Mẹ là cù-hậu, nhiều bề riêng tây.
Cầu phong đã rắp những ngày,
Ngoài thông Bắc-sứ trong gầy lệ-giai.
Khéo đâu dắc-díu lạ đời,
Sứ là Thiếu-Quý vẫn người tình-nhân.
Hoa tàn lại bén hơi xuân,
Giao-hoan đôi mặt, hòa-thân một lòng.
Nghĩ rằng: về Hán là xong,
Tình riêng phải mượn phép công mới già.
Làm thư gửi sứ đưa qua;
Mẹ con đã sắm sửa ra sang chầu.

4. Lữ-Gia phá mưu Cù-Thị

Lữ-Gia là tướng ở đầu.
Đem lời can gián bây mưu xa gần.
Một hai ngăn đón hành-trần:
" Để cho Triệu-bích về Tần sao nên."
Nàng Cù đã quyết một bên.
Lại toan mượn lấy sứ-quyền ra tay.
Tiệc vui chén cúc giở say,
Mắt đưa cao thấp, giáo lay dùng-dằng.
Đang khi hoan-yến nửa chừng,
Lữ-Gia biết ý ngập-ngừng bước ra.
Chia quân cấm-lữ về nhà,
Tiềm-mưu mới họp năm ba đại-thần.
Đôi bên hiềm-khích thêm phần
Mụ Cù yếu sức, sứ-thần non gan.

5. Hán đánh Nam-Việt

Vũ-thư đạt đến Nam-quan,
Hán sai binh-mã hai ngàn kéo sang
Lữ-Gia truyền hịch bốn phương:
Nỗi Hưng thơ dại, nỗi nàng dâm-ô;
Tình riêng chim Việt ngựa Hồ,
Chuyên vần báu ngọc các đồ sạch không.
Rắp toan bán nước làm công.
Quên ơn thủa trước, không lòng mai sau.
Cũng tuồng Lữ-Trĩ khác đâu,
Chồi non chẳng bẻ, rễ sâu khó đào.
Quan-binh một trận đổ vào,
Lửa nào tiếc ngọc, nắng nào tiếc hoa.

6. Nhà Triệu mất

Vệ-Dương lên nối nghiệp nhà,
Trong là quốc nạn, ngoài là địch-nhân.
Hai nghìn giết sạch Hán-quân,
Đem cờ sứ-tiết để gần ải-quan.
Tạ-từ giả tiếng nói van,
Mấy nơi yếu-hại sai quan đề-phòng,
Bỗng đâu Hán lại tiếp sang,
Một kỳ tịnh-tiến, năm đường giáp-công.
Trong thành một ngọn lửa thông,
Chiêu-hàng ngoài mạc, hội-đồng các dinh.
Chạy ra lại gặp truy binh,
Vệ-vương, Lữ-tướng buộc mình cửa hiên.
Kể từ Triệu-lịch kỷ-niên,
Năm ngoài chín chục, ngôi truyền năm vua.
Trách ai gây việc tranh đua,
Vắn đài vận nước, được thua cơ trời.

Các tác phẩm khác

Phạm Huy Thông (1916-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 21422
22/12/2014 10:39
Phạm Huy Thông (1916–1988) là nhà thơ, nhà giáo, và nhà khoa học xã hội Việt Nam.
Phạm Huy Thông là hậu duệ thế hệ thứ 24 của Phạm Ngũ Lão, và là thế hệ thứ 48 của thượng thủy tổ Phạm Tu. Quê gốc của Phạm Huy Thông ở làng Đào Xá, xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
Phạm Huy Thông sinh ngày 22 tháng 11 năm 1916 tại Hà Nội trong một gia đình làm nghề kinh doanh lớn, có tinh thần dân tộc [1].
Ông mất vào ngày 21 tháng 6 năm 1988 tại Hà Nội.[2]

Thâm Tâm (1917-1950) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 19326
22/12/2014 10:39
Thâm Tâm (1917–1950) là một nhà thơ và nhà viết kịch Việt Nam. Ông nổi tiếng với bài thơ Tống biệt hành, với một phong cách thơ hòa hợp giữa cổ điển và hiện đại, thể hiện hào khí rất cao.
Ông tên thật là Nguyễn Tuấn Trình, sinh ngày 12 tháng 5 năm 1917 tại thị xã Hải Dương (nay là thành phố Hải Dương), tỉnh Hải Dương.
Ông mất sau một cơn bệnh đột ngột ngày 18 tháng 8 năm 1950 trên đường đi công tác trong chiến dịch Biên giới, được đồng đội và nhân dân địa phương mai táng tại Bản Pò Noa, Xã Phi Hải, Huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.

Hồ Dzếch (1916-1991) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 26454
22/12/2014 10:38
Hồ Dzếnh (sinh năm 1916- mất ngày 13 tháng 8 năm 1991), tên thật là Hà Triệu Anh hay Hà Anh (ghi theo giọng Quảng Đông là Hồ Dzếnh) là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam.
Ông sinh năm 1916 tại làng Đông Bích huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa. Cha ông là Hà Kiến Huân, người gốc Quảng Đông sang sinh sống ở Việt Nam từ khoảng 1890, mẹ Đặng Thị Văn là người Việt, quê ở bến Ghép, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa.
Ông mất ngày 13 tháng 8 năm 1991 tại Hà Nội do xuất huyết dạ dày và viêm thận[1].

Quang Dũng (1921-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 24130
22/12/2014 10:38
Quang Dũng (tên thật là Bùi Đình Diệm; 1921–1988 (67 tuổi)) là một nhà thơ Việt Nam.
Quang Dũng tên thật Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội).
Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1988 sau một thời gian dài đau ốm tại bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.

Nguyên Hồng (1918-1982) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 22572
22/12/2014 10:38
Nguyên Hồng (1918 – 1982) là nhà văn có nhiều đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam hiện đại.
Tên thật của ông là Nguyễn Nguyên Hồng, sinh ngày 5 tháng 11 năm 1918 tại thành phố Nam Định[1].
Nguyên Hồng qua đời ngày 2 tháng 5 năm 1982 tại Tân Yên (Bắc Giang).

Nguyễn Bính (1918-1966) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 30590
22/12/2014 10:38
Nguyễn Bính (tên thật là Nguyễn Trọng Bính; 1918–1966) là một nhà thơ lãng mạn nổi tiếng của Việt Nam. Ông được coi như là nhà thơ của làng quê Việt Nam với những bài thơ mang sắc thái dân dã, mộc mạc.
Nguyễn Bính sinh ngày 13-2-1918, tức mồng ba Tết năm Mậu Ngọ với tên thật là Nguyễn Trọng Bính tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định).[1]
Hầu như ai cũng biết rằng nhà thơ Nguyễn Bính qua đời vào một ngày giáp Tết Bính Ngọ (1966), chính xác là ngày 29 Tết (tháng chạp này không có ngày 30).

Chế Lan Viên (1920-1989) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 32032
22/12/2014 10:37
Chế Lan Viên (1920-1989) là một nhà thơ, nhà văn hiện đại nổi tiếng ở Việt Nam
Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1920 tại xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
Ông mất ngày 19 tháng 6 năm 1989 (tức ngày 16 tháng 5 năm Kỷ Tỵ) tại Bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, thọ 69 tuổi.

Hồng Nguyên (1924-1951) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 21361
22/12/2014 10:37
Nhà thơ Hồng Nguyên tên khai sinh là Nguyễn Văn Vượng, sinh năm 1924 tại xã Đông Thọ, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Năm 1951, Hồng Nguyên lâm trọng bệnh và mất tại quê nhà khi ông đang là Trưởng ty Thông tin Tuyên truyền tỉnh Thanh Hóa.

Nguyễn Thi (1928-1968) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 23847
22/12/2014 10:37
Nguyễn Thi là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng trong thời kì chiến tranh Việt Nam, ông đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 2000.
Nguyễn Thi (1928-1968) tên khai sinh là Nguyễn Hoàng Ca (bút danh khác là Nguyễn Ngọc Tấn), quê ở xã Quần Phương Thượng (nay là xã Hải anh), huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
Nguyễn Thi hi sinh ở mặt trận Sài Gòn, trong cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân năm 1968.

Nguyễn Thành Long (1925-1991) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 29842
22/12/2014 10:36
Nguyễn Thành Long (1925 - 1991) - nhà văn, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957)
Nhà văn Nguyễn Thành Long tên thật là Nguyễn Thành Long, còn có các bút danh Lưu Quỳnh, Phan Minh Thảo. Ông sinh ngày 16 tháng 6 năm 1925 tại Duy Xuyên - Quảng Nam, nguyên quán ở Quy Nhơn, Bình Định.
Ông mất ở Hà Nội ngày 6 tháng 5 năm 1991.

Hiển thị 161 - 170 tin trong 2297 kết quả