ii. Nhà Thục (258-207 trước TL)
1. Thần Kim quy giúp vua Thục
Thục từ dứt nước Văn-lang
Đổi tên Âu-lạc, mới sang Loa-thành.
Phong-khê là đất Vũ-ninh,
Xây thôi lại lở, công-trình biết bao
Thục-vương thành-ý khẩn cầu,
Bỗng đâu giang-sứ hiện vào kim-qui.
Hóa ra thưa nói cũng kỳ,
Lại tường cơn-cớ bởi vì yêu tinh.
Lại hay phù phép cũng linh,
Vào rừng sát quỉ, đào thành trừ hung.
Thành xây nửa tháng mà xong.
Thục-vương cảm tạ tấm lòng hiệu-linh.
Lại bàn đến sự chiến-tranh,
Vuốt thiêng để lại tạ-tình quân-vương.
Dặn sau làm máy Linh-quang,
Chế ra thần-nỏ, dự phòng việc quân.
2. Trung quốc đánh Âu-Lạc
Bấy giờ gặp hội cường-Tần,
Tằm ăn lá Bắc, toan lần cành Nam.
Châu-cơ muốn nặng túi tham,
Đồ-Thư, Sử-Lộc sai làm hai chi.
Lĩnh-nam mấy chốn bièn-thùy,
Quế-lâm, Tượng-quận thu về bản-chương.
Đặt ra úy, lịnh rõ-ràng,
Họ Nhâm, họ Triệu sai sang giữ-gìn.
Hai người thống-thuộc đã quen,
Long-xuyên, Nam-hải đôi bên lấn dần.
Chia nhau thủy bộ hai quân,
Tiên-du ruổi ngựa, Đông-tân đỗ thuyền.
Thục-vương có nỏ thần truyền,
Muôn quân buông một lượt tên còn gì?
Nhâm Hiêu mắc bệnh trở về,
Triệu Đà lại khiến sứ đi xin hòa.
Bình giang rạch nửa sơn-hà
Bắc là Triệu-úy. Nam là Thục-vương.
3. Trọng Thủy và Mị-Châu
Mặt ngoài hai nước phân cương,
Mà trong Triệu là mượn đường thông-gia,
Nghĩ rẳng: Nam Bắc một nhà;
Nào hay hôn cấu lại ra khấu thù.
Thục cơ tên gọi Mị-Châu
Gả cho Trọng-Thủy, con đầu Triệu-vương.
Trăm năm đã tạc đá vàng,
Ai ngờ thế-tử ra đàng phụ ân.
Tóc tơ tỏ hết xa gần.
Thừa cơ đem máy nỏ thần đổi đi,
Tỉnh-thân giả tiếng Bắc-qui.
Đinh-ninh dặn hết mọi bề thủy-chung
Rằng: " Khi đôi nước tranh-hùng,"
" Kẻ Tần người Việt tương phùng đâu đây?"
" Trùng-lai dù họa có ngày,"
" Nga-mao xin nhận dấu này thấy nhau"
Cạn lời, thẳng ruổi vó câu,
Quản bao liễu oán, hoa sầu nẻo xa.
4. Triệu-Đà diệt Thục
Giáp binh sắp sẵn từ nhà,
Về cùng Triệu úy, kéo ra ải Tần,
An dương cậy có nỏ thần.
Vi-kỳ còn hãy ham phần vui chơi,
Triệu quân ruổi đến tận nơi.
Máy thiêng đã mất, thế người cũng suy.
Vội vàng đến lúc lưu-li,
Còn đem ái-nữ đề-huề sau yên
Nga mao vẫn cứ lời nguyền,
Để cho quân Triệu theo liền bông tinh.
Kim-qui đâu lại hiện linh;
Mới hay giặc ở bên mình không xa,
Bây giờ Thục-chúa tỉnh ra,
Dứt tình, phó lưỡi Thái-a cho nàng,
Bể Nam đến bước cùng đường,
Văn-tê theo ngọn suối vàng cho xuôi.
Tính ra nước Thục một đời,
Ở ngôi vừa được năm mươi năm trỏn.
Nghe thần rồi lại tin con;
Cơ-mưu chẳng nhiệm, thôi còn trách ai?
Hữu Loan (1916 -2010) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 22822
07/01/2015 17:38
Hữu Loan (2 tháng 4 năm 1916 - 18 tháng 3 năm 2010) là một nhà thơ Việt Nam, đồng niên với nhà thơ Xuân Diệu. Quê ông tại xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Hữu Loan tên thật là Nguyễn Hữu Loan; Bút danh: Hữu Loan [2]; sinh ngày 2 tháng 4 năm 1916 (theo lý lịch, còn có thông tin ông sinh năm 1914)[3] tại quê ở làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Ông từ trần vào lúc 19h00 ngày 18 tháng 3 năm 2010 tại quê nhà, hưởng thọ 95 tuổi (tuổi mụ hay còn gọi là tuổi âm).
Trần Tuấn Khải (1895 –1983) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 21884
07/01/2015 17:31
Trần Tuấn Khải (4 tháng 11 năm 1895 – 7 tháng 3 năm 1983) là một nhà thơ Việt Nam, nổi danh từ thời tiền chiến. Các bút danh của ông là: Á Nam (thường dùng), Đông Minh, Đông Á Thị, Tiểu Hoa Nhân, Lâm Tuyền Khách, Giang Hồ Khách, Lôi Hoàng Cư Sĩ.
Trần Tuấn Khải người làng Quan Xán, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông giữ chức cố vấn Hội Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh từ 1975 cho đến khi mất vì bệnh già tại cư xá Trần Quốc Toản (cư xá Liautey của Pháp), hưởng thọ 88 tuổi (1983).
Tô Thức tên gọi Tô Đông Pha (1037-1101) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 22819
07/01/2015 17:25
Tô Thức (Chữ Hán: 苏轼, 8/1/1037–24/8/1101), tự Tử Chiêm, một tự khác là Hòa Trọng, hiệu Đông Pha cư sĩ nên còn gọi là Tô Đông Pha, là nhà văn, nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc thời Tống. Ông được mệnh danh là một trong Bát đại gia Đường Tống.
Ông sinh ra tại Mi Sơn, Mi Châu, nay là địa cấp thị Mi Sơn, tỉnh Tứ Xuyên. Ông nội Đông Pha tên là Tô Tự, cha ông là Tô Tuân (蘇洵, tự là Minh Doãn, 1009-1066), mẹ ông họ Trình (?-1057) và em trai là Tô Triệt (蘇轍, tự là Tử Do, 1039-1112). Ba cha con ông đều là những nhà thơ có tiếng.
Thanh Tùng (1935 - ...) - Tiểu sử và sự nghiệp
Lượt xem: 23564
07/01/2015 17:14
Thanh Tùng (sinh ngày 7 tháng 11 năm 1935-), tên thật là Doãn Tùng (con cụ Doãn An), sinh tại Mỹ Lộc, Nam Định, nhưng trưởng thành tại thành phố Hải Phòng. Các bài thơ nổi tiếng của ông đều viết về thành phố Hoa phượng đỏ.
Là nhà thơ Việt Nam, tác giả của bài thơ Thời hoa đỏ đã được nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc thành bài hát nổi tiếng cùng tên.
Tạ Tỵ (1921-2004) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 23445
07/01/2015 17:08
Tạ Tỵ (1921 - 2004), tên thật là Tạ Văn Tỵ; là một họa sĩ và còn là một nhà thơ, nhà văn Việt Nam.
Ông sinh ngày 3 tháng 5 năm 1921 (tức ngày 26 tháng 3 năm Tân Dậu) tại Hà Nội. Nhưng trong giấy khai sinh của ông lại ghi là ngày 24 tháng 9 năm 1922, vì khai muộn mất một năm.
Vào 10 giờ sáng 24 tháng 8 năm 2004 (mùng 9 tháng 7 năm Giáp Thân), Tạ Tỵ đã từ trần tại nhà riêng số 18/8 đường Phan Văn Trị, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, sau một cơn bệnh kéo dài do tuổi già, hưởng thọ 83 tuổi.
Quách Tấn (1910-1992) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 23893
07/01/2015 17:00
Quách Tấn (1910-1992), tự là Đăng Đạo, hiệu Trường Xuyên, các tiểu hiệu là Định Phong, Cổ Bàn Nhân, Thi Nại Thị, Lão giữ vườn; là một nhà thơ Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Chế Lan Viên được người đương thời ở Bình Định gọi là Bàn thành tứ hữu, nghĩa là Bốn người bạn ở thành Đồ Bàn.
Ông sinh ngày 23 tháng 11 năm Kỷ Dậu (tức ngày 4 tháng 1 năm 1910, nhưng giấy khai sinh thì ghi là ngày 1 tháng 1 năm 1910) tại thôn Trường Định, huyện Bình Khê (nay là xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn) tỉnh Bình Định.
1987, ông lâm cảnh mù lòa rồi mất ngày 21 tháng 12 năm 1992 tại Nha Trang, hưởng thọ 82 tuổi.
Phùng Khắc Khoan (1528-1613) - Tiểu sử và sự nghiệp
Lượt xem: 28432
07/01/2015 16:54
Phùng Khắc Khoan (chữ Hán: 馮克寬;1528-1613), tự: Hoằng Phu, hiệu: Nghị Trai, Mai Nham Tử, tục gọi là Trạng Bùng (mặc dù chỉ đỗ Nhị giáp tiến sĩ, tức Hoàng giáp); là quan nhà Lê trung hưng và là nhà thơ Việt Nam.
Phùng Khắc Khoan sinh năm 1528 tại làng Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, tinh Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội). Tương truyền, ông là em cùng mẹ khác cha với Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm [1].
Phùng Khắc Khoan mất năm Quý Sửu (1613), thọ 85 tuổi, được truy tặng chức Thái phó.
Phan Khôi (1887-1959) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 19485
07/01/2015 16:47
Phan Khôi (潘魁, 1887-1959) là một học giả tên tuổi, một nhà thơ, nhà văn, về sau đứng trong trong nhóm Nhân Văn - Giai Phẩm, cháu ngoại của Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu, đỗ Tú tài chữ Hán năm 19 tuổi nhưng lại mở đầu và cổ vũ cho phong trào Thơ mới.
Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887 tại làng Bảo An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, là con của Phó bảng Phan Trân (tri phủ Điện Khánh) và bà Hoàng Thị Lệ (con gái Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu).
Cuối năm 1954 hòa bình lập lại, Phan Khôi về Hà Nội cùng với các văn nghệ sĩ khác. Trong thời gian 1956-1957, là một trong những người thành lập tờ Nhân Văn và có các bài phê phán giới lãnh đạo văn nghệ lúc bấy giờ, ông bị cấm sáng tác cho đến khi qua đời năm 1959 tại Hà Nội.
Phan Châu Trinh (1872–1926) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 23472
07/01/2015 16:39
Phan Châu Trinh (chữ Hán: 潘周楨; còn được gọi Phan Chu Trinh; 1872–1926), hiệu là Tây Hồ, Hy Mã, tự là Tử Cán. Ông là nhà thơ, nhà văn, và là chí sĩ thời cận đại trong lịch sử Việt Nam.
Phan Châu Trinh sinh ngày 9 tháng 9 năm 1872[1], người làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh), tỉnh Quảng Nam, hiệu là Tây Hồ Hy Mã, tự là Tử Cán.
Đang lúc Phan Châu Trinh nằm trên giường bệnh, thì hay tin ông Ninh vừa bị mật thám Pháp đến vây bắt tại nhà vào lúc 11 giờ 30 trưa ngày 24 tháng 3 năm 1926. Ngay đêm hôm đó, lúc 21 giờ 30, ông qua đời tại khách sạn Chiêu Nam Lầu và được đem quàn tại Bá Huê lầu, số 54 đường Pellerin, Sài Gòn[12].
Phan Bội Châu (1867–1940) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 26227
07/01/2015 15:01
Phan Bội Châu (1867–1940) là một danh sĩ và là nhà cách mạng Việt Nam, hoạt động trong thời kỳ Pháp thuộc.
Phan Bội Châu vốn tên là Phan Văn San.[1] Vì San trùng với tên húy vua Duy Tân (Vĩnh San) nên phải đổi thành Phan Bội Châu.[2]Ông có hiệu là Hải Thụ, về sau đổi là Sào Nam.
Phan Bội Châu sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Phan Bội Châu mất ngày 29 tháng 12 năm 1940 tại Huế.
Hiển thị 71 - 80 tin trong 2298 kết quả