ii. Nhà Thục (258-207 trước TL)
1. Thần Kim quy giúp vua Thục
Thục từ dứt nước Văn-lang
Đổi tên Âu-lạc, mới sang Loa-thành.
Phong-khê là đất Vũ-ninh,
Xây thôi lại lở, công-trình biết bao
Thục-vương thành-ý khẩn cầu,
Bỗng đâu giang-sứ hiện vào kim-qui.
Hóa ra thưa nói cũng kỳ,
Lại tường cơn-cớ bởi vì yêu tinh.
Lại hay phù phép cũng linh,
Vào rừng sát quỉ, đào thành trừ hung.
Thành xây nửa tháng mà xong.
Thục-vương cảm tạ tấm lòng hiệu-linh.
Lại bàn đến sự chiến-tranh,
Vuốt thiêng để lại tạ-tình quân-vương.
Dặn sau làm máy Linh-quang,
Chế ra thần-nỏ, dự phòng việc quân.
2. Trung quốc đánh Âu-Lạc
Bấy giờ gặp hội cường-Tần,
Tằm ăn lá Bắc, toan lần cành Nam.
Châu-cơ muốn nặng túi tham,
Đồ-Thư, Sử-Lộc sai làm hai chi.
Lĩnh-nam mấy chốn bièn-thùy,
Quế-lâm, Tượng-quận thu về bản-chương.
Đặt ra úy, lịnh rõ-ràng,
Họ Nhâm, họ Triệu sai sang giữ-gìn.
Hai người thống-thuộc đã quen,
Long-xuyên, Nam-hải đôi bên lấn dần.
Chia nhau thủy bộ hai quân,
Tiên-du ruổi ngựa, Đông-tân đỗ thuyền.
Thục-vương có nỏ thần truyền,
Muôn quân buông một lượt tên còn gì?
Nhâm Hiêu mắc bệnh trở về,
Triệu Đà lại khiến sứ đi xin hòa.
Bình giang rạch nửa sơn-hà
Bắc là Triệu-úy. Nam là Thục-vương.
3. Trọng Thủy và Mị-Châu
Mặt ngoài hai nước phân cương,
Mà trong Triệu là mượn đường thông-gia,
Nghĩ rẳng: Nam Bắc một nhà;
Nào hay hôn cấu lại ra khấu thù.
Thục cơ tên gọi Mị-Châu
Gả cho Trọng-Thủy, con đầu Triệu-vương.
Trăm năm đã tạc đá vàng,
Ai ngờ thế-tử ra đàng phụ ân.
Tóc tơ tỏ hết xa gần.
Thừa cơ đem máy nỏ thần đổi đi,
Tỉnh-thân giả tiếng Bắc-qui.
Đinh-ninh dặn hết mọi bề thủy-chung
Rằng: " Khi đôi nước tranh-hùng,"
" Kẻ Tần người Việt tương phùng đâu đây?"
" Trùng-lai dù họa có ngày,"
" Nga-mao xin nhận dấu này thấy nhau"
Cạn lời, thẳng ruổi vó câu,
Quản bao liễu oán, hoa sầu nẻo xa.
4. Triệu-Đà diệt Thục
Giáp binh sắp sẵn từ nhà,
Về cùng Triệu úy, kéo ra ải Tần,
An dương cậy có nỏ thần.
Vi-kỳ còn hãy ham phần vui chơi,
Triệu quân ruổi đến tận nơi.
Máy thiêng đã mất, thế người cũng suy.
Vội vàng đến lúc lưu-li,
Còn đem ái-nữ đề-huề sau yên
Nga mao vẫn cứ lời nguyền,
Để cho quân Triệu theo liền bông tinh.
Kim-qui đâu lại hiện linh;
Mới hay giặc ở bên mình không xa,
Bây giờ Thục-chúa tỉnh ra,
Dứt tình, phó lưỡi Thái-a cho nàng,
Bể Nam đến bước cùng đường,
Văn-tê theo ngọn suối vàng cho xuôi.
Tính ra nước Thục một đời,
Ở ngôi vừa được năm mươi năm trỏn.
Nghe thần rồi lại tin con;
Cơ-mưu chẳng nhiệm, thôi còn trách ai?
Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 23553
22/12/2014 10:47
Đoàn Thị Điểm[1] (段氏點, 1705-1748), hiệu: Hồng Hà Nữ Sĩ(紅霞女士), là nữ sĩ Việt Nam thời Lê trung hưng. Bà là tác giả tập truyện Truyền kỳ tân phả, và là dịch giả bản Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn.
Bà là người được đánh giá là bậc nhất về sắc đẹp lẫn tài văn trong những nữ sĩ danh tiếng nhất, bên cạnh là Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan và Sương Nguyệt Anh.
Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 26300
22/12/2014 10:47
Bà Huyện Thanh Quan (chữ Hán: 婆縣清觀, 1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh; là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam[1].
Nguyễn Thị Hinh người phường Nghi Tàm, huyện Vĩnh Thuận, gần Hồ Tây, Hà Nội[2]. Thân phụ là Nguyễn Lý (1755-1837), đỗ thủ khoa năm 1783, đời vua Lê Hiển Tông.
Nguyễn Du (1765 - 1820) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 23150
22/12/2014 10:47
Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; Sinh năm Ất Dậu 1765– mất năm Canh Thìn 1820) tên chữ Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ (鴻山獵戶), là một nhà thơ nổi tiếng thời Lê mạt, Nguyễn sơ ở Việt Nam. Ông là một nhà thơ lớn của Việt Nam, được người Việt kính trọng gọi ông là "Đại thi hào dân tộc". Năm 1965, Nguyễn Du được Hội đồng hòa bình thế giới công nhận là danh nhân văn hóa thế giới và ra quyết định kỷ niệm trọng thể nhân dịp 200 năm ngày sinh của ông [1][2].
Hồ Xuân Hương (1772 - 1822) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 31551
22/12/2014 10:46
Hồ Xuân Hương (chữ Hán: 胡春香) là nhà thơ Nôm nổi tiếng cuối thế kỷ 18, đầu thể kỷ 19 (1772-1822). Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục và được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam.
Lê Ngọc Hân (1770-1799) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 22509
22/12/2014 10:46
Lê Ngọc Hân (chữ Hán: 黎玉忻, 1770-1799) còn gọi Ngọc Hân công chúa hay Bắc Cung Hoàng hậu (北宮皇后) là công chúa nhà Hậu Lê và hoàng hậu nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam, vợ của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ). Dân gian còn lưu truyền tên gọi bà là Bà Chúa Tiên khi bà ở Phú Xuân vì dinh phủ lập ở chùa Kim Tiên.[1]
Lê Ngọc Hân sinh ngày 27 tháng 4 năm Canh Dần (1770) tại kinh thành Thăng Long [2]. Bà là con gái thứ 9 [3] của vua Lê Hiển Tông. Mẹ bà là Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền, là người xã Phù Ninh, tổng Hạ Dương, phủ Từ Sơn - Bắc Ninh (nay là xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội), và là con gái trưởng của ông Nguyễn Đình Giai.
Bà gượng sống đến ngày mồng 8 tháng 11 năm Kỷ Mùi (4 tháng 12 năm 1799) thì mất, lúc đó mới 29 tuổi.
Cao Bá Quát (1809 - 1855) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 27502
22/12/2014 10:46
Cao Bá Quát (chữ Hán: 高伯适; 1809 – 1855) là quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương[1], và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam.
Ông là người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh; nay thuộc quận Long Biên Hà Nội.
Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 19777
22/12/2014 10:46
Nguyễn Đình Chiểu (chữ Hán: 阮廷沼; 1822-1888), tục gọi là Đồ Chiểu (khi dạy học), tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai (sau khi bị mù); là nhà thơ lớn nhất của miền Nam Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ 19 [1].
Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 13 tháng 5 năm Nhâm Ngọ (1 tháng 7 năm 1822), tại quê mẹ là làng Tân Thới [2], phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (thuộc phường Cầu Kho, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).
Năm 1886, vợ ông là bà Lê Thị Điền mất lúc 51 tuổi. Buồn rầu vì vợ mất, vì cảnh nước mất nhà tan đã bấy lâu, vì bệnh tật ngày càng trầm trọng [14], hai năm sau, ngày 24 tháng 5 năm Mậu Tý (3 tháng 7 năm 1888), Nguyễn Đình Chiểu cũng qua đời tại Ba Tri, thọ 66 tuổi. Ngày đưa tiễn nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu về cõi vĩnh hằng, cánh đồng An Đức rợp trắng khăn tang của những người mến mộ ông [15].
Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 22554
22/12/2014 10:46
Nguyễn Khuyến (chữ Hán: 阮勸), tên thật là Nguyễn Thắng (阮勝) [1], hiệu Quế Sơn, tự Miễu Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835, tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam Ninh nay là huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Quê nội của ông ở làng Vị Hạ (Và), xã Yên Đổ nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam[1].
Nguyễn Khuyến cáo quan về Yên Đổ vào mùa thu năm 1884 và qua đời tại đây. Mất ngày 5 tháng 2 năm 1909 tại Yên Đổ.
Tú Xương (1870 - 1907) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 27712
22/12/2014 10:45
Nhà thơ Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương(陳濟昌), tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Tên bố mẹ đặt cho lúc đầu là Trần Duy Uyên. Ông sinh ngày 5 tháng 9 năm 1870 (tức ngày 10 tháng 8 năm Canh Ngọ), ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định (sau đổi thành phố Hàng Nâu, hiện nay là phố Minh Khai, phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định). Ông mất ngày 29 tháng 1 năm 1907.[1]
Tản Đà (1889-1939) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 28255
22/12/2014 10:45
Tản Đà (chữ Hán: 傘沱, sinh ngày 19 tháng 5 năm 1889 - mất ngày 7 tháng 6 năm 1939[1]) tên thật Nguyễn Khắc Hiếu (阮克孝), là một nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Bút danh Tản Đà của ông là tên ghép giữa núi Tản Viên và sông Đà, quê hương ông.
Hiển thị 131 - 140 tin trong 2298 kết quả