Thơ

I. Thời-kỳ mở nước (Thế-kỷ 29 - thế-kỷ 2 trước TL)

i. Nhà Hồng Bàng (2879-256 trước TL)

1. Mở Đầu

Nghìn thu gặp hội thăng-bình,
Sao Khuê sáng vẻ văn minh giữa trời.
Lan-đài dừng bút thảnh thơi,
Vâng đem quốc-ngữ diễn lời sử xanh.
Nam-giao là cõi ly-minh,
Thiên-thư định phận rành rành từ xưa.
Phế-hưng đổi mấy cuộc cờ,
Thị-phi chép để đến giờ làm gương.

2. Kinh Dương-vương

Kể từ trời mở viêm-bang,
Sơ đầu có họ Hồng-bàng mới ra.
Cháu đời Viêm-đế thứ ba,
Nối dòng Hỏa-đức gọi là Đế-minh.
Quan-phong khi giá Nam-hành,
Hay đâu Mai-lĩnh duyên sinh Lam-kiều,
Vụ-tiên vừa thuở đào yêu,
Xe loan nối gót, tơ điều kết duyên.
Dòng thần sánh vời người tiên,
Tinh-anh nhóm lại, thánh hiền nối ra,
Phong làm quân-trưởng nước ta,
Tên là Lộc-tục, hiệu là Kinh-dương.
Hóa-cơ dựng mối luân-thường.
Động-đình sớm kết với nàng Thần-long.
Bến hoa ứng vẻ lưu-hồng
Sinh con là hiệu Lạc-long trị-vì.

3. Lạc-long-quân và Âu-Cơ

Lạc-long lại sánh Âu-ky.
Trăm trai điềm ứng hùng bi lạ dường.
Noãn-bào dù chuyện hoang-đường,
Ví-xem huyền-điểu sinh Thương khác gì?
Đến điều tan-hợp cũng kỳ,
Há vì thủy hỏa sinh-ly như lời,
Chia con sự cũng lạ đời,
Qui sơn, qui hải khác người biệt-ly.
Lạc-long về chốn Nam-thùy,
Âu-cơ sang nẻo Ba-vì Tản-viên.
Chủ-trương chọn một con hiền,
Sửa-sang việc nước nối lên ngôi rồng.

4. Hùng-vương và nước Văn-lang

Hùng-vương đô ở châu Phong,
Ấy nơi Bạch-hạc hợp dòng Thao-giang.
Đặt tên là nước Văn-lang,
Chia mười lăm bộ, bản-chương cũng liền.
Phong-châu, Phúc-lộc, Chu-diên,
Nhận trong địa-chí về miền Sơn-tây;
Định-yên, Hà-nội đổi thay,
Ấy châu Giao-chỉ xưa nay còn truyền.
Tân-hưng là cõi Hưng, Tuyên,
Vũ-ninh tỉnh Bắc, Dương-tuyền tỉnh Đông;
Thái, Cao hai tỉnh hỗn-đồng,
Ấy là Vũ-định tiếp cùng biên-manh;
Hoài-hoan: Nghệ; Cửu-chân: Thanh;
Việt-thường là cõi Trị, Bình trung-châu.
Lạng là Lục-hải thượng-du
Xa khơi Ninh-hải thuộc vào Quảng-yên.
Bình-văn, Cửu-đức còn tên,
Mà trong cương-giới sơn xuyên chưa tường.
Trước sau đều gọi Hùng-vương,
Vua thường nối hiệu, quan thường nối tên.
Lạc-hầu là tướng điều-nguyên,
Vũ là Lạc-tướng giữ quyền quân-cơ;
Đặt quan Bồ-chinh hữu-tư
Chức-danh một bực, đẳng-uy một loài.

5. Giao-thiệp với Trung-Hoa

Vừa khi phong-khí sơ-khai,
Trinh-nguyên xẩy đã gặp đời Đế-Nghiêu.
Bình-dương nhật nguyệt rạng kiêu,
Tấm lòng quì, hoắc cũng đều hướng-dương.
Thần-quy đem tiến Đào-đường,
Bắc Nam từ ấy giao-bang là đầu.
Man-dân ở chốn thượng-lưu,
Lấy nghề chài lưới làm điều trị-sinh.
Thánh-nhân soi xét vật-tình,
Đem loài thủy-quái vẽ mình thổ-nhân.
Từ sau tục mới văn-thân,
Lợi dân đã dấy, hại dân cũng trừ.
Dõi truyền một mối xa-thư,
Nước non đầm-ấm, mây mưa thái-binh.
Vừa đời ngang với Chu Thành,
Bốn phương biển lặng, trời thanh một mầu.
Thử thăm Trung-quớc thể nào,
Lại đem bạch-trĩ dâng vào Chu-vương.
Ba trùng dịch-lộ chưa tường,
Ban xe tí-ngọ chỉ đường Nam-quy.

6. Chuyện Phù-Đổng Thiên-vương

Sáu đời Hùng vận vừa suy,
Vũ-ninh có giặc mới đi cầu tài,
Làng Phù-đổng có một người,
Sinh ra chẳng nói,chẳng cười trơ-trơ.
Những ngờ oan trái bao giờ.
Nào hay thần-tướng đợi chờ phong-vân.
Nghe vua cầu tướng ra quân,
Thoắt ngồi, thoắt nói muôn phần khích-ngang.
Lời thưa mẹ, dạ cần vương.
Lấy trung làm hiếu một đường phân-minh.
Sứ về tâu trước thiên-đình,
Gươm vàng, ngựa sắt đề binh tiến vào.
Trận mây theo ngọn cờ đào,
Ra uy sấm sét, nửa chiều giặc tan.
Áo nhung cởi lại Linh-san,
Thoắt đà thoát nợ trần-hoàn lên tiên.
Miếu-đình còn dầu cố-viên,
Chẳng hay chuyện cũ lưu-truyền có không?

7. Chuyện Sơn-tinh và Thủy-tinh

Lại nghe trong thủa Lạc-Hùng
Mị-châu có ả tư-phong khác thường,
Gần xa nức tiếng cung-trang.
Thừa-long ai kẻ đông-sàng sánh vai?
Bỗng đàu vừa thấy hai người,
Một Sơn-tinh với một loài Thủy-tinh,
Cầu hôn đều gửi tấc thành,
Hùng-vương mới phán sự tình một hai.
Sính nghi ước kịp ngày mai,
Ai mau chân trước, định lời hứa-anh.
Trống lầu vừa mới tan canh,
Kiệu-hoa đã thấy Sơn-tinh chực ngoài.
Ước sao lại cứ như lời,
Xe loan trăm cỗ đưa người nghi-gia.
Cung đàn tiếng địch xa-xa,
Vui về non Tản, oán ra bể Tần.
Thủy-tinh lỡ bưởc chậm chân,
Đùng-đùng nổi giận, đem ân làm thù.
Mưa tuôn gió thổi mịt-mù,
Ào-ào rừng nọ, ù-ù núi kia,
Sơn thần hỏa phép cũng ghê,
Lưới giăng dòng Nhị, phen che ngàn Đoài.
Núi cao sông cũng còn dài,
Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen.

8. Chuyện Chử-Đồng-tử và Tiên-dung

Bổ-di còn chuyện trích-tiên,
Có người họ Chử ở miền Khoái-châu.
Ra vào nương-náu hà-châu.
Phong-trần đã trải mấy thâu cùng người.
Tiên-dung gặp buổi đi chơi,
Giỏ đưa Đằng-các, buồm xuôi Nhị-hà,
Chử-đồng ẩn chốn bình-sa
Biết đâu gặp-gỡ lại là túc-duyên.
Thừa-lương nàng mới dừng thuyền,
Vây màn tắm mát kề liền bên sông.
Người thục-nữ, kẻ tiên đồng,
Tình cờ ai biết vợ chồng duyên ưa.
Giận con ra thói mây mưa,
Hùng-vương truyền lịnh thuyền đưa bắt về.
Non sông đã trót lời thề,
Hai người một phút hóa về Bồng-châu,
Đông-an, Dạ-trạch đâu đâu,
Khói hương nghi-ngút truyền sau muôn đời.

9. Hết đời Hồng-Bàng

Bể dâu biến đổi cơ trời,
Mà so Hồng-Lạc lâu dài ai hơn?
Kể vua mười tám đời truyền,
Hai ngàn năm lẻ vững bền khôn lay.
Một dòng phụ-đạo xưa nay,
Trước ngang Đường-đế sau tầy Noãn-vương

Các tác phẩm khác

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 46144
22/12/2014 10:48
Nguyễn Bỉnh Khiêm (chữ Hán: 阮秉謙; 1491–1585), tên huý là Nguyễn Văn Đạt[1], tên tự là Hanh Phủ (亨甫), hiệu là Bạch Vân cư sĩ[2], được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử, là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16. Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam-Bắc triều (Lê-Mạc phân tranh) cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam.

Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 23545
22/12/2014 10:47
Đoàn Thị Điểm[1] (段氏點, 1705-1748), hiệu: Hồng Hà Nữ Sĩ(紅霞女士), là nữ sĩ Việt Nam thời Lê trung hưng. Bà là tác giả tập truyện Truyền kỳ tân phả, và là dịch giả bản Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn.
Bà là người được đánh giá là bậc nhất về sắc đẹp lẫn tài văn trong những nữ sĩ danh tiếng nhất, bên cạnh là Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan và Sương Nguyệt Anh.

Bà Huyện Thanh Quan (1805-1848) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 26296
22/12/2014 10:47
Bà Huyện Thanh Quan (chữ Hán: 婆縣清觀, 1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh; là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam[1].
Nguyễn Thị Hinh người phường Nghi Tàm, huyện Vĩnh Thuận, gần Hồ Tây, Hà Nội[2]. Thân phụ là Nguyễn Lý (1755-1837), đỗ thủ khoa năm 1783, đời vua Lê Hiển Tông.

Nguyễn Du (1765 - 1820) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 23146
22/12/2014 10:47
Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; Sinh năm Ất Dậu 1765– mất năm Canh Thìn 1820) tên chữ Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ (鴻山獵戶), là một nhà thơ nổi tiếng thời Lê mạt, Nguyễn sơ ở Việt Nam. Ông là một nhà thơ lớn của Việt Nam, được người Việt kính trọng gọi ông là "Đại thi hào dân tộc". Năm 1965, Nguyễn Du được Hội đồng hòa bình thế giới công nhận là danh nhân văn hóa thế giới và ra quyết định kỷ niệm trọng thể nhân dịp 200 năm ngày sinh của ông [1][2].

Hồ Xuân Hương (1772 - 1822) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 31544
22/12/2014 10:46
Hồ Xuân Hương (chữ Hán: 胡春香) là nhà thơ Nôm nổi tiếng cuối thế kỷ 18, đầu thể kỷ 19 (1772-1822). Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục và được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam.

Lê Ngọc Hân (1770-1799) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 22503
22/12/2014 10:46
Lê Ngọc Hân (chữ Hán: 黎玉忻, 1770-1799) còn gọi Ngọc Hân công chúa hay Bắc Cung Hoàng hậu (北宮皇后) là công chúa nhà Hậu Lê và hoàng hậu nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam, vợ của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ). Dân gian còn lưu truyền tên gọi bà là Bà Chúa Tiên khi bà ở Phú Xuân vì dinh phủ lập ở chùa Kim Tiên.[1]
Lê Ngọc Hân sinh ngày 27 tháng 4 năm Canh Dần (1770) tại kinh thành Thăng Long [2]. Bà là con gái thứ 9 [3] của vua Lê Hiển Tông. Mẹ bà là Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền, là người xã Phù Ninh, tổng Hạ Dương, phủ Từ Sơn - Bắc Ninh (nay là xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội), và là con gái trưởng của ông Nguyễn Đình Giai.
Bà gượng sống đến ngày mồng 8 tháng 11 năm Kỷ Mùi (4 tháng 12 năm 1799) thì mất, lúc đó mới 29 tuổi.

Cao Bá Quát (1809 - 1855) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 27498
22/12/2014 10:46
Cao Bá Quát (chữ Hán: 高伯适; 1809 – 1855) là quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương[1], và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam.
Ông là người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh; nay thuộc quận Long Biên Hà Nội.

Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 19770
22/12/2014 10:46
Nguyễn Đình Chiểu (chữ Hán: 阮廷沼; 1822-1888), tục gọi là Đồ Chiểu (khi dạy học), tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai (sau khi bị mù); là nhà thơ lớn nhất của miền Nam Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ 19 [1].
Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 13 tháng 5 năm Nhâm Ngọ (1 tháng 7 năm 1822), tại quê mẹ là làng Tân Thới [2], phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (thuộc phường Cầu Kho, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).
Năm 1886, vợ ông là bà Lê Thị Điền mất lúc 51 tuổi. Buồn rầu vì vợ mất, vì cảnh nước mất nhà tan đã bấy lâu, vì bệnh tật ngày càng trầm trọng [14], hai năm sau, ngày 24 tháng 5 năm Mậu Tý (3 tháng 7 năm 1888), Nguyễn Đình Chiểu cũng qua đời tại Ba Tri, thọ 66 tuổi. Ngày đưa tiễn nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu về cõi vĩnh hằng, cánh đồng An Đức rợp trắng khăn tang của những người mến mộ ông [15].

Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 22537
22/12/2014 10:46
Nguyễn Khuyến (chữ Hán: 阮勸), tên thật là Nguyễn Thắng (阮勝) [1], hiệu Quế Sơn, tự Miễu Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835, tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam Ninh nay là huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Quê nội của ông ở làng Vị Hạ (Và), xã Yên Đổ nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam[1].
Nguyễn Khuyến cáo quan về Yên Đổ vào mùa thu năm 1884 và qua đời tại đây. Mất ngày 5 tháng 2 năm 1909 tại Yên Đổ.

Tú Xương (1870 - 1907) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 27705
22/12/2014 10:45
Nhà thơ Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương(陳濟昌), tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Tên bố mẹ đặt cho lúc đầu là Trần Duy Uyên. Ông sinh ngày 5 tháng 9 năm 1870 (tức ngày 10 tháng 8 năm Canh Ngọ), ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định (sau đổi thành phố Hàng Nâu, hiện nay là phố Minh Khai, phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định). Ông mất ngày 29 tháng 1 năm 1907.[1]

Hiển thị 131 - 140 tin trong 2299 kết quả