Thơ

Eo đất vắt rừng già ra nước
Thành con sông xanh biếc dài ghê!
Khỉ ho cò gáy tứ bề
Ta đem thân đến chốn này làm chi!
Nhớ từ trẻ gian nguy từng trải
Bước giang hồ bước mãi chưa thôi
Mảnh thân còn chọi với đời
Hiểm nghèo là bạn, chơi vơi là nhà
Cảnh hiu quạnh, có ta có chủ
Bằng không ta chẳng phụ Hoá công
Vẻ ra cái cảnh lạ lùng
Làm cho cọp biển, cá đồng hay sao?
Xuồng ba lá đâu nào chàng Thổ
Rượu dế mang theo mỗ lưng bầu.
Mũi chàng trước, lái ta sau
Mái chèo khoan nhặt con trào ngược xuôi
Bóng chiều nhuộm lau mũi vàng úa.
Khói, nước, trăng, mây bủa tưng bừng
Vạch lau rẽ khối tung tăng,
Trên trời, dưới nước bên rừng giữa ta.
Lô túp lá xà xà trong ngút,
Chợt thuyền con vùn vụt ngang dòng
Nguồn đào có phải đây không?
Vũng Lương Sơn phảng phất cùng là đây.
Vừng ác lặn chòm cây đen sậm
Vào càng sâu càng lắm vẻ u
Rặng dừa lướt gió vi vu
Chim về ổ thốt, vượn ru con chuyền
Bỗng cái sạt, mái truyền hùm vọt
Sáng lập loè ngọn đuốc ma trơi
Ó vùng dậy, khỉ reo cười
Trăm yêu ngàn quái nhè người mà trêu,
Sạt đằng mũi, mái chèo toan đánh
Lái phất ngang, dường tránh cơn nàn
Uỷ kìa, rắn hổ phùng mang
Vượt sông, rẽ sóng băng ngàn như tên
Vụt đáy nước trông lên cây trụ
Hẵng đây rồi cá sấu quých đuôi
Trăm cái sợ, cướp cái vui
Tới dành chẳng tiện, muốn lùi chỉn khôn
Sởn tóc gáy, bồn chồn tấc dạ,
Vững tay chèo nấn ná hồi lâu
Vừng trăng như hẹn hò nhau
Trồi lên mặt biển dọi vào gầm hang
Gợn mát bóng cá vàng giỡn nước
Lá lật sương chim bạc đeo cành
Xa trông rừng thắt khung xanh
Sông phơi dải lụa trắng tinh một màu
Rỡ muôn tượng như chào lạy khách
Lặng một chiều dường trách lấy nhau
Cảnh sao biến đổi quá mau
Rõ hai thế giới trước sau nửa giờ
Cảnh đối cảnh những ngờ mộng mị
Hoặc là do tâm lý mà ra
Tầm u bước đã quá xa
Canh khuya trăng lặn liệu mà về đi
Xoàng hơi cúc khì khì cười mãi
.................
.................
Người như rõ biết ý ta.
Thì nâng chén rượu mà ca khúc này.

(1) Bài này sáng tác vào năm 1930, nhân buồn bực, Phan Khôi cùng người bạn bơi xuồng trên sông Tân Bình thuộc vùng Cà mau.

Các tác phẩm khác

Nguyễn Thi (1928-1968) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 23870
22/12/2014 10:37
Nguyễn Thi là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng trong thời kì chiến tranh Việt Nam, ông đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 2000.
Nguyễn Thi (1928-1968) tên khai sinh là Nguyễn Hoàng Ca (bút danh khác là Nguyễn Ngọc Tấn), quê ở xã Quần Phương Thượng (nay là xã Hải anh), huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
Nguyễn Thi hi sinh ở mặt trận Sài Gòn, trong cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân năm 1968.

Nguyễn Thành Long (1925-1991) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 29860
22/12/2014 10:36
Nguyễn Thành Long (1925 - 1991) - nhà văn, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957)
Nhà văn Nguyễn Thành Long tên thật là Nguyễn Thành Long, còn có các bút danh Lưu Quỳnh, Phan Minh Thảo. Ông sinh ngày 16 tháng 6 năm 1925 tại Duy Xuyên - Quảng Nam, nguyên quán ở Quy Nhơn, Bình Định.
Ông mất ở Hà Nội ngày 6 tháng 5 năm 1991.

Nguyễn Minh Châu (1930-1989) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 31064
22/12/2014 10:36
Nguyễn Minh Châu (20 tháng 10 năm 1930 - 23 tháng 1 năm 1989) là một nhà văn có ảnh hưởng quan trọng đối với văn học Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam và thời kỳ đầu của đổi mới.
Nguyễn Minh Châu sinh năm 1930, quê ở làng Văn Thai, tên nôm là làng Thơi, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Nguyễn Minh Châu qua đời ngày 23 tháng 1 năm 1989 tại Hà Nội, thọ 59 tuổi.

Nguyễn Mỹ (1935-1971) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 33682
22/12/2014 10:36
Nguyễn Mỹ (21 tháng 2 năm 1935 - 16 tháng 5 năm 1971), là một nhà thơ Việt Nam
Nguyễn Mỹ sinh ngày 21 tháng 2 năm 1935, tại thôn Trung Lương, xã An Nghiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
Nguyễn Mỹ tử thương ngày 16 tháng 5 năm 1971 ở huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam trong một trận càn của đối phương.

Lê Anh Xuân (1940-1968) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 58047
22/12/2014 10:36
Lê Anh Xuân (1940-1968) là một nhà thơ Việt Nam. Ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Nhà nước và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vì những đóng góp của mình.
Ông tên thật là Ca Lê Hiến, sinh ngày 5 tháng 6 năm 1940 tại thị xã Bến Tre, nguyên quán ở xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày (nay thuộc huyện Mỏ Cày Bắc), tỉnh Bến Tre.
Lê Anh Xuân hy sinh ngày 21 tháng 5 năm 1968 tại ấp Phước Quảng, xã Phước Lợi, huyện Cần Đước, tỉnh Long An trong một trận càn của quân đội Mỹ.

Xuân Quỳnh (1942-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 23755
22/12/2014 10:35
Xuân Quỳnh (1942-1988), là một nhà thơ nữ Việt Nam. Bà được xem là nữ thi sĩ nổi tiếng với nhiều bài thơ tình được nhiều người biết đến như Thuyền và Biển, Sóng, Thơ tình cuối mùa thu, Tiếng gà trưa ...
Bà tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942 tại làng La Khê, xã Văn Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
Xuân Quỳnh mất ngày 29 tháng 8 năm 1988 trong một tai nạn giao thông tại đầu cầu Phú Lương, thị xã Hải Dương (nay là thành phố), tỉnh Hải Dương cùng với chồng Lưu Quang Vũ và con trai Lưu Quỳnh Thơ mới 13 tuổi.

Lưu Quang Vũ (1948-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 26029
22/12/2014 10:35
Lưu Quang Vũ (17 tháng 4 năm 1948 - 29 tháng 8 năm 1988) là nhà soạn kịch, nhà thơ và nhà văn hiện đại của Việt Nam.
Ông sinh tại xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ nhưng quê gốc lại ở phường Hải Châu, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, là con trai nhà viết kịch Lưu Quang Thuận và bà Vũ Thị Khánh, và tuổi thơ sống tại Phú Thọ cùng cha mẹ
Giữa lúc tài năng đang vào độ chín, Lưu Quang Vũ qua đời trong một tai nạn ô tô trên quốc lộ số 5 tại Hải Dương, cùng với người bạn đời là nhà thơ Xuân Quỳnh và con trai[1] Lưu Quỳnh Thơ.

Đồ Phồn (1911-1990) - Tiểu sử và Sự nghiệp Lượt xem: 46200
22/12/2014 10:34
Bùi Huy Phồn (16 tháng 12 năm 1911 - 31 tháng 10 năm 1990) là nhà thơ, nhà văn, nhà báo Việt Nam. Ông có các bút danh: Đồ Phồn, Bùi Như Lạc, Cười Suông, Việt Lệ, Ấm Hai, Lý Ba Lẽ, BHP.
Bùi Huy Phồn sinh ngày 16 tháng 12 năm 1911 tại Phố Đầm, xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Quê gốc của ông ở làng Liên Bạt, xã Mai Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Cha của Bùi Huy Phồn là một nhà nho, chi trưởng họ "Đại Bùi".
Ông nghỉ hưu, mất ngày 31 tháng 10 năm 1990 tại Hà Nội.

Ân phúc Lượt xem: 37767
21/12/2014 13:02
Ở núi rừng thương rừng núi
Ai ngờ các bạn nhớ thương tôi
Tôi ở trong này buồn bã lắm
Tấm thân còn mang nặng nợ đời

Bài học Lượt xem: 24066
21/12/2014 13:01
Trời mưa đường vắng thầy đến lớp
Một chuyến đò ngang, gió chao nghiêng
Những đôi mắt tròn đen ngóng đợi
Tiếng reo mừng ấm áp tình thương

Hiển thị 151 - 160 tin trong 2279 kết quả