Nguyên tác: Đặng Trần Côn
Bản dịch: Bác sĩ Nguyễn huy Hùng
Trích đoạn từ " Tự tự "của bác sĩ Nguyễn huy Hùng
Bản Chinh Phụ Ngâm do Đặng Trần Côn sáng tác là một tuyệt phẩm: Nó là một viên ngọc vô giá của nền văn học Hán Việt nước ta . Điều này không ai phủ nhận cả . Khi họ Đặng cho phổ biến tập thơ này thì tất cả các giới văn nghệ sĩ, nho sĩ thời đó đều phải kinh ngạc và thán phục . Ngô thì Sỹ, một bậc "đàn anh" của văn đàn Việt Nam thuở đó đã phải thốt lên rằng : họ Đặng đã vượt qua lão Ngô này rồi vậy ! Phạm đình Hổ trong quyển TANG THƯƠNG NGẪU LỤC có kể lại chuyện một thi sĩ Trung Hoa khi đọc tập thơ này đã phải thốt lên rằng : tác giả tập thơ này chẳng thể sống quá ba năm được vì bao tinh lực trong người đã đem ra xử dụng hết rồi ! và quả nhiên không bao lâu sau đó thì họ Đặng mất . Một tập thơ đã gây xúc động mạnh mẽ một thời đến như thế mà nay hầu như chẳng còn ai biết đến nữa thì quả là một điều không thể chấp nhận được . Ngày nay khi nhắc đến Chinh Phụ Ngâm thì chả còn ai nhớ đến bản cổ nhạc phủ nữa mà chỉ còn nhớ bài diễn Nôm song thất lục bát mà thôi . Tập thơ đã được dịch ra Anh, Pháp và Nhật ngữ nhưng tất cá các bản dịch đó đều đã được dịch ra từ bản diễn Nôm, nghĩa là dịch ra từ một bản dịch chứ không dịch ra từ nguyên tác, và điều này chắc chắn không khỏi làm cho vong hồn họ Đặng đau đớn . Chính vì bất công này đối với họ Đặng mà tôi có ý định giới thiệu lại tập đó của ông .
Âm thanh của bản cổ nhạc phủ này hay vô cùng, bản song thất lục bát không thể nào so sánh nổi .......... Nay nền văn học Hán Việt của nước ta gần như đã tàn lụi, để cho một kiệt tác đi vào quên lãng thì đau lòng biết mấy .....
Sách này tôi dịch ra từ bản Chinh Phụ Ngâm Khúc viết bằng chữ Hán, do giáo sư Trúc Nội Dự Chi Trợ (Yonosuke Takeuchi) của trường đại học Tokyo chép lại từ bản của giáo sư Hoàng Xuân Hãn (ấn bản Minh Tân 1952) .....
Vì chủ trương bài dịch chỉ có mục đích giới thiệu lại nguyên tác nên đã được "rập khuôn" theo nguyên thể, có số câu, số chữ, số vần giống như trong nguyên tác, câu nào dịch câu nấy, không hoán vị, chữ nào cố gắng dịch chữ nấy, các nhịp trong câu thơ cũng giữ nguyên, và vần bằng hoặc trắc của thơ cũng không đổi vì nghĩ rằng đây là một ca khúc có âm thanh tiết tấu rất là đặc biệt .....
Tác phẩm được chia làm năm chương . Mỗi chương lại chia thành nhiều đoạn dài ngắn khác nhau . Mỗi đoạn gieo một vần khác nhau, có đoạn độc vận, có đoạn hoán vận .
.........................
Houston, Tân Mùi niên Sơ Xuân (1991)
BS Nguyễn huy Hùng
Hỏi phỗng đá
Lượt xem: 33504
18/12/2014 21:44
Người đâu tên họ là chi ?
Hỏi ra trích trích tri tri (1) nực cười.
Vắt tay ngoảnh mặt trông đời,
Cũng toan lo tính sự đời chi đây ?
Giả cách điếc
Lượt xem: 26653
18/12/2014 21:42
Trong thiên hạ có người giả điếc,
Khéo ngơ ngơ ngác ngác ngỡ là ngây,
Chẳng ai ngờ sáng tai họ, điếc tai cày, (1)
Rở lối điếc, để sau này em út học.
Mẹ Mốc
Lượt xem: 30189
18/12/2014 21:39
So danh gía ai bằng Mẹ Mốc,
Ngoài hình hài, gấm vóc cũng thêm ra,
Tấm hồng nhan đem bôi lấm xoá nhoà,
Làm thế để cho qua mắt tục.
Khóc bạn
Lượt xem: 25816
18/12/2014 21:37
Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
Đêm mùa Hạ
Lượt xem: 26129
18/12/2014 21:35
Tháng tư đầu mùa hạ,
Tiết trời thật oi ả.
Tiếng dế kêu thiết tha,
Đàn muỗi bay tơi tả.
Hội tây
Lượt xem: 25224
18/12/2014 21:34
Kìa hội thăng bình tiếng pháo reo
Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo !
Bà quan tênh hếch xem bơi trải,
Thằng bé lom khom ghé hát chèo.
Vịnh Kiều
Lượt xem: 24092
18/12/2014 21:32
Kiều nhi giấc mộng, bặt như cười
Tỉnh dậy: xuân sanh quá nửa rồi !
Số kiếp bởi đâu mà lận đận ?
Sắc tài cho lắm cũng lôi thôi.
Văn tế Ngạc Nhi
Lượt xem: 18150
18/12/2014 21:31
Than ôi !
Một phút sa cơ
Ra người thiên cổ
Bạn đến chơi nhà
Lượt xem: 23028
18/12/2014 21:30
Đã bấy lâu nay bác tới nhà,
Trẻ thì đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu, sóng cả, khôn chài cá;
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Nước lụt hỏi thăm bạn
Lượt xem: 26455
18/12/2014 21:29
Ai lên nhắn hỏi bác Châu Cầu,
Lụt lội năm nay bác ở đâu ?
Mấy ổ lợn con rày lớn bé ?
Vài gian nếp cái ngập nông sâu ?
Hiển thị 281 - 290 tin trong 1613 kết quả